Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và hiệu quả của bộ máy kiểm tra,

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI - CHI NHÁNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 114 - 117)

tra, kiểm soát nội bộ

Thẩm định tín dụng có vai trò quan trọng trong việc quyết định tín dụng. Nó là căn cứ để ngân hàng quyết định xem có nên cho khách hàng đó vay vốn hay không. Để đạt được kết quả thẩm định chính xác, đòi hỏi ngân hàng phải thu thập và xử lí thông tin về khách hàng một cách hiệu quả, sát với thực tế tình hình của doanh nghiệp để tránh đưa ra quyết định sai lầm, bỏ lỡ khách hàng tiềm năng hay chấp nhận khách hàng có dự án không khả thi. Cả 2 trường hợp này đều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng.

Với những khách hàng truyền thống, SHB Hà Nội cần lưu giữ hồ sơ, chấm điểm tín dụng đối với từng khách hàng để những lần vay vốn sau được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, tránh gây lãng phí thời gian cho khách hàng. Với những khách hàng lần đầu, SHB Hà Nội cần chú trọng thẩm định nhưng có thể lược bỏ những bước không cần thiết, nên rút gọn các bước giao dịch, ngân hàng có thể chỉ yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, dữ liệu một hoặc hai lần, còn lại phải tự thực hiện các bước khác để tránh gây nhiều thủ tục phiền hà cho khách hàng.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả cho vay, chi nhánh cần nâng cao chất lượng của bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ để giám sát quy trình cho vay, phát hiện sai sót trong công tác thẩm định tín dụng và ngăn ngừa rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng ngân hàng. Nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ cần thực hiện:

- Một là, đẩy mạnh công tác kiểm soát rủi ro thông qua các hoạt động kiểm soát từ xa và trực tiếp trên tất cả các mảng nghiệp vụ.

- Hai là, cần thực hiện toàn diện hoặc theo từng chuyên đề theo định kì hàng ngày, tháng, quý hoặc đột xuất nhằm kiểm soát rủi ro, phát hiện gian lận

góp phần giúp chi nhánh hoạt động ổn định, phát triển, an toàn, hiệu quả, đúng phát luật. Qua kết quả kiểm tra cần đua ra những đề xuất, kiến nghị để chỉnh sửa, khắc phục thiếu sót, vi phạm.

- Ba là, cần tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, phân công trách nhiệm rõ ràng. Thuờng xuyên thực hiện kiểm tra chéo giữa các cán bộ tín dụng, giữa các phòng tín dụng, phát hiện kịp thời các sai sót để chỉnh sửa. Bộ phận kiểm tra tại ngân hàng phải làm tốt nhiệm vụ phát hiện và ngăn ngừa những hành vi vi phạm quy chế tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

- Bốn là, đề cao tính độc lập của tổ chức và hoạt động của kiểm soát nội bộ. Phải tôn trọng nguyên tắc này thì mới phát huy đuợc hiệu quả của kiểm soát nội bộ.

3.2.3. Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng

Trong quá trình xét duyệt cho vay thì vai trò của cán bộ tín dụng là yếu tố rất quan trọng. Cán bộ tín dụng là nguời trực tiếp xét duyệt đơn vay vốn của khách hàng. Vì vậy, muốn đảm bảo chất luợng và hiệu quả tín dụng truớc hết phải nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng. Do đó, trình độ cán bộ tín dụng phải đuợc chuẩn hóa, không ngừng nâng cao.

Để nâng cao chất luợng cán bộ tín dụng, SHB Hà Nội cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Thứ nhất, công tác tuyển dụng cần công khai, minh bạch, khách quan, chú trọng đến chất luợng tuyển dụng nguồn nhân lực đầu vào nhằm đảm bảo nguồn nhân lực có chất luợng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh của Ngân hàng, tuyển chọn những nguời có năng lực, nhiệt huyết với nghề nghiệp, uu tiên nguời có kinh nghiệm.

- Thứ hai, SHB Hà Nội cần thực hiện những lớp học đào tạo cán bộ chuyên sâu về DNNVV. Tăng cuờng công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ

tín dụng có đủ kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức về kinh tế thị trường. Với những cán bộ tín dụng đã có kinh nghiệm cần đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp, phù hợp với thực tiễn công việc để nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ trong công tác phân tích tình hình tài chính của khách hàng, thẩm định tín dụng...; chú trọng đào tạo các nhóm chuyên đề nghiệp vụ - kĩ năng dành cho cán bộ tác nghiệp, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, tổ chức kiểm tra trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên dưới nhiều hình thức khác nhau để khuyến khịch họ học hỏi và bồi dưỡng nâng cao trình độ như học - thi trực tuyến, khảo sát trực tuyến.. Khuyến khích các cán bộ đi nghiên cứu, nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước. Với những cán bộ tập sự nên được sắp xếp làm việc cùng với cán bộ tín dụng có kinh nghiệm để vừa tiết kiệm thời gian lại đỡ tốn kém chi phí đào tạo.

Với đối tượng chính cần được đào tạo là cán bộ tín dụng, SHB Hà Nội cần nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng trên các phương diện cụ thể:

+ Sự hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng để có thể tư vấn khách hàng và làm tốt nhiệm vụ chuyên môn.

+ Xây dựng kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng.

+ Kĩ năng thu thập thông tin chính xác, khách quan không chỉ từ bản thân doanh nghiệp vay vốn mà từ nhiều phương tiện khác nhau mà cán bộ tín dụng có thể thu thập được như: thông tin từ đối tác, bạn hàng, nhà cung cấp của doanh nghiệp đó.

+ Kiến thức chuyên môn: Kiến thức về pháp luật, tài chính kế toán, khả năng phân tích tài chính.

+ Thường xuyên thu thập thông tin về tình hình kinh tế, xã hội, tình hình hoạt động của từng ngành cụ thể.

+ Luôn duy trì và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, trung thực, trách nhiệm. - Thứ ba, bố trí sắp xếp cán bộ đúng người, đúng việc phù hợp với năng

lực sở trường của từng cán bộ, thực hiện nghiêm túc về công tác quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ. Phân rõ trách nhiệm pháp lý của từng vị trí công tác đảm bảo quyền lợi gắn liền với trách nhiệm. Song song với việc

bố trí đủ cán bộ phù hợp số lượng khách hàng, cần quán triệt tới từng cán bộ tín dụng thống nhất quan điểm, nhận thức sự cần thiết phát triển khách hàng DNNVV và đào tạo những kỹ năng, kiến thức chuyên sâu về phục vụ khách hàng DNNVV. Tăng cường tính chủ động của cán bộ tín dụng cũng như mọi thành viên của chi nhánh khi tiếp cận khách hàng và hoàn thiện các kĩ năng giao dịch.

- Thứ tư, xây dựng cơ chế lương thưởng gắn với chất lượng hiệu quả công việc, đảm bảo tạo động lực cho cán bộ tâm huyết với nghề. Do đó, SHB Hà Nội cần có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, gắn lợi ích với hiệu quả hoạt động nhằm nâng cao trách nhiệm cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng tín dụng cũng như giảm nợ quá hạn, nợ khó đòi...

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI - CHI NHÁNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w