Kiến nghị đối với Hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI - CHI NHÁNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 125)

Gòn - Hà Nội

Một là, xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, cải tiến thủ tục hồ sơ cho vay theo hướng đơn giản hóa, linh hoạt và thuận lợi nhất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Với tầm quan trọng và quy mô lớn, hoạt động tín dụng được thực hiện theo một chính sách rõ ràng, được xây dựng và hoàn thiện trong nhiều năm, đó chính là chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng là những hướng dẫn chung cho cán bộ ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng khả năng sinh lời đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn của khách hàng.

Nội dung chính sách tín dụng bao gồm chính sách về lãi suất và phí suất tín dụng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, thời hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ, chính sách về tài sản bảo đảm.. .trong đó chính sách về lãi suất và phí suất tín dụng là một trong những chính sách cực kỳ quan trọng. Ngân hàng cần đưa ra các mức lãi suất tín dụng khác nhau tuỳ theo kỳ hạn, tuỳ theo loại tiền và tuỳ theo loại khách hàng. Lãi suất có thể cố định trong suốt kỳ hạn tín dụng hoặc thay đổi tuỳ theo thay đổi của lãi suất thị trường. Ngân hàng đưa ra mức lãi suất định trước nhưng có thể cho phép các doanh nghiệp đưa ra mức lãi suất thoả thuận trong giới hạn cho phép đối với những khách hàng: khách hàng truyền thống, khách hàng quan trọng và khách hàng mới. Ngoài ra

khi xây dựng chính sách tín dụng, ngân hàng phải tính đến rủi ro lãi suất, lãi suất hoà vốn, lãi suất cạnh tranh trên thị truờng vì thế cần đua ra các mức lãi suất linh hoạt, đa dạng trên cơ sở đảm bảo đuợc khả năng sinh lời cũng nhu khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Lãi suất tín dụng phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhu lãi suất huy động, chi phí khác, thuế, rủi ro... vì thế cần xây dựng một chính sách lãi suất đồng bộ, linh hoạt, có cơ cấu hợp lý.

Xây dựng chính sách tín dụng, ngân hàng còn cần phải xác định một cơ cấu nợ hợp lý. Hiện nay du nợ cho vay của SHB Hà Nội đối với DNNVV chủ yếu tập trung vào nguồn vốn ngắn hạn mà du nợ cho vay trung dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nợ cho vay. Vì thế trong thời gian tới, Ngân hàng cần tập trung phát triển tín dụng trung dài hạn. Các doanh nghiệp thuờng có nhu cầu vốn trung dài hạn để mua sắm trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kỹ thuật.. .và trong điều kiện phát triển nhanh chóng của Khoa học và Công nghệ thì nhu cầu vốn trung dài hạn để đầu tu ngày càng gia tăng. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi có thể giúp cho Ngân hàng mở rộng đuợc doanh số cho vay và giữ đuợc nhiều khách hàng trong tuơng lai, vì thế ngân hàng cần tận dụng khai thác để phát triển hoạt động cho vay trung dài hạn.

Hai là, xây dựng chính sách cho vay linh hoạt đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một trong những điều quan tâm của doanh nghiệp khi đến vay vốn ngân hàng là lãi suất, bởi lãi suất ảnh huởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, ngân hàng nên đua ra mức lãi suất hợp lý, hình thành trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng, hài hòa giữa lợi ích ngân hàng và khách hàng. Đối với DNNVV, SHB Hà Nội nên áp dụng các mức lãi suất khác nhau nhằm thu hút và giữ khách hàng, lấy lãi suất làm công cụ kích thích các đối tuợng trong hoạt động có hiệu quả và nên thực hiện lãi suất dựa vào độ tín nhiệm

của doanh nghiệp, ưu thế sản phẩm của doanh nghiệp và xu thế sản xuất kinh doanh trên thị trường...

Chính sách cho vay đối với DNNVV của SHB Hà Nội cần phải linh hoạt theo đối tượng vay vốn:

- Với khách hàng quen thuộc, có uy tín, vay trả sòng phẳng thì cơ chế được hưởng một mức lãi suất ưu đãi thấp hơn. Điều đó góp phần củng cố mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp, vừa khuyến khích cho các doanh nghiệp tăng cường mối quan hệ với Chi nhánh, vừa tích cực làm ăn có hiệu quả, trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng.

- Tùy vào từng khách hàng DNNVV, lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh của DNNVV mà có chính sách ưu đãi về lãi suất nhằm kích thích các doanh nghiệp trong lĩnh vực, ngành nghề đó phát triển. Đối với những DN là khách hàng truyền thống hay DN có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả, chi nhánh nên đưa ra mức lãi suất thấp hơn để khuyến khích họ phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời tạo mối quan hệ lâu dài với DN. Chi nhánh nên triển khai các gói tín dụng đa dạng với lãi suất ưu đãi cho các ngành thiết yếu trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội như: cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, cho vay ngành cung cấp nước sạch, cho vay phát triển ngành y tế, ngành xuất khẩu .. Ngoài ra chi nhánh nên giảm lãi suất theo mức tăng về quy mô của khoản vay nhằm tận dụng tính chất hiệu quả tăng theo quy mô. Bởi lẽ các DNNVV có nhu cầu về vốn rất cao nhưng quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên khá nhạy cảm với lãi suất. Vì thế mức lãi suất cho vay phù hợp và linh hoạt sẽ thu hút được nhiều khách hàng DNNVV đến với ngân hàng.

Đa dạng hóa các loại hình lãi suất để tạo điều kiện phù hợp với nhu cầu, khả năng và chu kỳ sản xuất kinh doanh của các DNNVV. Chi nhánh nên nghiên cứu và mở rộng hơn các mức lãi suất theo thời gian, theo đối

tượng khách hàng, theo từng dự án, theo đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh. Danh mục lãi suất đa dạng sẽ đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu vay của các DNNVV. DN có nhiều sự lựa chọn để vay vốn phù hợp với tình hình kinh doanh của mình. Đồng thời chi nhành cũng thu hút được nhiều khách hàng mới đến với ngân hàng.

Dựa vào từng loại lãi suất và từng kỳ hạn, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn khoản vay thích hợp bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao, đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng hạn.

3.3.4. Kiến nghị đối vói các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Để phát triển hoạt động cho vay giữa ngân hàng và các DNNVV thì không chỉ ngân hàng cần có những sự thay đổi mà bản thân doanh nghiệp cũng phải tự hoàn thiện và chủ động hơn để đáp ứng được những yêu cầu cho vay của ngân hàng.

- Tăng cường tính lành mạnh và minh bạch về tài chính DNNVV:

Để nâng cao tính minh bạch trong hoạt động tài chính của mình, DNNVV cần áp dụng rộng rãi một chế độ kế toán giản đơn, thống nhất và thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực kế toán do Nhà nước ban hành. Điều này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp cận các báo cáo tài chính của doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn, từ đó tạo được niềm tin đối với ngân hàng. Ngoài ra, minh bạch tài chính chỉ có giá trị khi được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán uy tín hoặc quyết toán với đơn vị thuế nơi quản lý đơn vị. Vì vậy, DNNVV có thể xây dựng kế hoạch mời các công ty kiểm toán độc lập định kỳ thực hiện kiểm tra tình hình tài chính để hoạt động này trở thành thường niên của doanh nghiệp. Một vấn đề quan trọng nữa trong việc minh bạch tài chính, đó là phải thay đổi quan niệm và ý thức của lãnh đạo cũng như nhân viên của DNNVV. Bản thân doanh nghiệp phải coi việc công khai minh bạch tài chính là quyền lợi để tạo các mối quan hệ hợp tác, là điều kiện để tiếp

cận rộng rãi với thị trường dịch vụ tài chính. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể hoạt động một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và bền vững.

- Nghiên cứu lập dự án đầu tư cần phải kỹ lưỡng

Để có thể xin được tài trợ của ngân hàng, doanh nghiệp cần phải có một dự án đầu tư và một phương án hoàn trả nợ hiệu quả. Lập dự án đầu tư đầy đủ, kỹ càng và chuyên nghiệp sẽ chứng minh cho ngân hàng thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án, làm cơ sở cho ngân hàng xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn. Thông qua dự án đầu tư, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định có nên tài trợ cho dự án hay không và nếu tài trợ thì tài trợ đến mức độ nào để đảm bảo ít rủi ro nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại SHB Hà Nội trong bối cảnh nuớc ta đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới nhu hiện nay, đòi hỏi cần phải có những nhóm giải pháp thiết thực, dựa trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNNVV, học viên đã bám sát vào những tồn tại, hạn chế đã đuợc phân tích tại chuơng 2 và đề ra những nhóm giải pháp, đề xuất, kiến nghị cụ thể nhu sau:

- Một là, hoàn thiện và phát triển các sản phẩm phù hợp với đối tuợng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Hai là, xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, cải tiến thủ tục hồ sơ cho vay theo huớng đơn giản hóa, linh hoạt và thuận lợi nhất cho DNNVV.

- Ba là, nâng cao chất luợng thẩm định tín dụng và hiệu quả của bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

- Bốn là, nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng

- Năm là, xây dựng chính sách cho vay linh hoạt đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Sáu là, tăng cuờng hoạt động tu vấn, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Bảy là, thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu thị truờng và tăng cuờng hoạt động kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

KẾT LUẬN

Có thể nói rằng DNNVV là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, điều này phù hợp với xu thế của nền kinh tế đang phát triển. DNNVV ngày càng góp phần quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, đóng góp không nhỏ vào GDP. Vì vậy, đây là đối tuợng đuợc sự quan tâm thuờng xuyên của Nhà nuớc. Bên cạnh đó, trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi ngân hàng, hiệu quả cho vay luôn là vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết, đuợc quan tâm và đặt lên hàng đầu của các NHTM nói chung và SHB Hà Nội nói riêng.

Trong các hoạt động kinh doanh của NHTM thì hoạt động cho vay chiếm vai trò chủ đạo, mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng nhung cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Chính vì vậy, đối với ngân hàng việc nâng cao hiệu quả cho vay là việc làm ảnh huởng trục tiếp tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Việc nghiên cứu đề xuất ra các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNVV tại SHB Hà Nội là hết sức cần thiết. Qua nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành đuợc một số những nội dung cơ bản sau:

1. Hệ thống những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay, và nâng cao hiệu quả cho vay trong nền kinh tế thị truờng về mặt lý luận.

2. Luận văn đã phân tích làm rõ đuợc thực trạng hiệu quả cho vay đối với DNNVV tại SHB Hà Nội. Trên cơ sở đó, rút ra đuợc những kết quả, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó.

3. Trên cơ sở phân tích thực trạng để khắc phục những tồn tại, luận văn đã đua ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNVV tại SHB Hà Nội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 47/2014/BTC ngày 22/4/2014 v/v hướng dẫn bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại các NHTM.

2. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV.

3. Đặng Thị Thanh Mai (2015), Hiệu quả hoạt động cho vay DNNVV tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

4. Frederic S.Mishkin (1994), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính,

NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

5. Lê Thị Hiệp Thương, Hồ Diệu, Bùi Diệu Anh (2009), Nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông.

6. Lê Văn Tư (2004), Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

7. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định 1627/2001//QĐ- NHNN về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng với khách hàng.

8. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng.

9. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 sửa đổi, bổ sung Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN.

10. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày

22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc ngân hàng Nhà nước ban hành.

11. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Đại học quốc gia TPHCM.

12. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính.

13. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội.

14. Nguyễn Thị Mùi (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính

16. Nguyễn Thị Mùi (2014), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

17. Nguyễn Thị Mùi, Trần Cảnh Toàn (2011), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính

18. Nguyễn Văn Lê (2014), Tăng trưởng tín dụng NH đối với DNNVV ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, Luận văn Tiến sỹ, Học viện Ngân hàng. 19. Nguyễn Văn Tiến (2012), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB

Thống kê.

20. Nguyễn Văn Vinh (2015), Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa,

Tạp chí Kinh tế & Kinh Doanh, (9), Tr. 21-23.

21. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

22. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

23. Quốc hội nuớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự,

Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Quốc hội nuớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Quốc hội nuớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. SHB Hà Nội (2015), Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng năm 2015 của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Hà Nội.

27. SHB Hà Nội (2015), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015 của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Hà Nội.

□ Bình thường □ Hài lỏng

4. Lãi suất cho vay, phí dịch vụ?

□ Rất hài lỏng

□ Không hài lỏng □ Bình thường

□ Hài lỏng

5. Chế độ chăm sóc khách hàng?

□ Rất hài lỏng

□ Không hài lỏng □ Bình thường

□ Hài lỏng

6. Về thủ tục và hồ sơ cho vay?

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI - CHI NHÁNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w