6. Bố cục của luận văn
1.2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng
Hoạt động cho vay tiêu dùng tác động tương đối đến ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Do vậy mà nó cũng bị chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố. Theo tổng quan, cho vay tiêu dùng bị ảnh hưởng từ hai nhân tố lớn: nhân tố vĩ mô và nhân tố vi mô.
❖ Nhóm nhân tố vĩ mô
Trong nhân tố vĩ mô, Cho vay tiêu dùng chịu ảnh hưởng từ ba nhân tố nhỏ là: pháp luật, kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội.
Thứ nhất, về Pháp luật thì pháp luật là công cụ quản lý của Nhà nước,
được thể hiện bằng văn bản qua các bộ Luật, Quyết định, Nghị định, Thông tư,. mỗi thể nhân, pháp nhân đều chịu sự chi phối quy phạm của Pháp luật và các ngân hàng thương mại cũng không ngoại lệ. Có thể kể đến một số văn bản mà các ngân hàng thương mại phải tuân theo như: Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ban hành năm 2010, Quyết định 13/2018/QĐ-TTg năm 2018, Thông tư 58/2019/TT-BTC năm 2019,.
Những văn bản này của các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã góp phần giúp hoạt động tín dụng của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng được lành mạnh hơn, các điều kiện cấp tín dụng, nhận tiền gửi,. được theo một quy chuẩn nhất định, khiến hoạt động tín dụng được ổn định, tránh biến động, ảnh hưởng đến nền kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, phục vụ khách hàng cũng như cho nền kinh tế.
Thứ hai, về kinh tế - chính trị: các chỉ tiêu kinh tế như lạm phát, thu
lệ thất nghiệp,... phản ánh trung thực nền kinh tế. Nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng, tỷ lệ thu nhập trên đầu người tăng, thì đời sống của người dân tại quốc gia đó có xu hướng tăng theo, nhu cầu tiêu dùng tăng, dẫn đến nhu cầu về tài chính tăng theo.
Các biến động về chính trị cũng tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Một quốc gia có chính trị bất ổn định, chiến tranh, bạo loạn sẽ khiến nền kinh tế không thể phát triển mà bị trì trệ, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của người dân bị giảm xuống. ngược lại, với một quốc gia có nền chính trị hòa bình, ổn định, nền kinh tế sẽ phát triển, người dân có nhu cầu hạnh phúc và hưởng thụ, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của họ sẽ tăng lên,
Thứ ba về văn hóa - xã hội: nhiều yếu tố thuộc văn hóa - xã hội chẳng
hạn như: tập quán xã hội, trình độ, dẫn trí, thị hiếu, an ninh, an toàn xã hội, thói quen tiêu dùng,.. .có tác động tương đối đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Giá sử như người tiêu dùng có nhu cầu tiêu dùng cần thỏa mãn một cách nhanh chóng thì hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng sẽ phát triển, và ngược lại, người tiêu dùng không muốn mua sắm, không thích tiêu dùng quá mức tài chính của họ thì họ có xu hướng tiết kiệm, hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ bị hạn chế.
❖ Nhóm nhân tố vi mô
> Cho vay tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp từ phía khách hàng:
- Khả năng tài chính của khách hàng: trong quá trình thẩm định,
ngân hàng rất quan tâm đến khả năng tài chính của khách hàng thông qua thu nhập hiện tại cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Trên thực tế, ngân hàng cho vay tiêu dùng dựa trên thu nhập của khách hàng, và được tính toán kỹ lưỡng, liệu rằng khi cho vay xong, khách hàng có khả năng trả nợ và
nguồn thu nhập còn lại sau khi trả nợ, khách hàng có còn đủ mức tài chính cần thiết để sử dụng cho các nhu cầu cần thiết của họ.
- Đạo đức của khách hàng: nhân tố này ảnh hưởng khá lớn đến hành
vi trả nợ của khách hàng. Rất nhiều khách hàng khi vay vốn tiêu dùng từ ngân hàng xong liền không trả nợ hoặc trả nợ quá muộn khiến cho công tác quản lý vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng xấu, và phải trích lập dự phòng cho những khoản nợ này khiến lợi nhuận của ngân hàng giảm.
- Tài sản đảm bảo: là cơ sở để phòng ngừa rủi ro tín dụng nếu khách
hàng không có khả năng thanh toán nợ. khi đó, ngân hàng sẽ phát mại tài sản này và thu hồi một phần hoặc toàn bộ nợ của khách hàng.
> Cho vay tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp từ phía ngân hàng:
- Quy trình, quy định về cho vay tiêu dùng của ngân hàng: các ngân
hàng luôn ban hành những quy định, quỳ trình cho các sản phẩm tín dụng, trong đó có cho vay tiêu dùng, để xác định rõ ràng khả năng cho vay đối với từng loại khách hàng về hạn mức, lãi suất, thời hạn và điều kiện cho vay.
- Quá trình thẩm định hồ sơ khách hàng: quá trình này thường gặp
nhiều khó khăn trong việc xác định mục đích vay vốn và sử dụng của khách hàng. Do vậy, các ngân hàng thẩm định nhanh chóng và vẫn đảm bảo chính xác, không gây phiền hà cho khách hàng sẽ được khách hàng tin tưởng và ấn tượng. Điều này làm tiền đề cho khách hàng sử dụng dịch vụ cho vay tiêu dùng lần sau hoặc các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng.
- Nhân sự. nhân sự của ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến việc cho vay tiêu dùng. Với những cán bộ ngân hàng làm việc tốt, chỉ tiêu hoàn thành tốt sẽ làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Không những vậy, cán bộ ngân hàng có đạo đức nghề nghiệp tốt, tình thần trách nhiệm cao sẽ hạn chế được rủi ro mà công tác cho vay tạo ra. Ngược lại, nếu những cán bộ ngân hàng làm việc không tốt sẽ không mại lại lợi nhuận cho ngân hàng, không có đạo đức nghề
nghiệp, nhận hối lộ từ ngân hàng, làm giả hồ sơ vay vốn,... sẽ làm mất hình ảnh của ngân hàng, tăng mức rủi ro mất vốn cho ngân hàng.
- Nguồn vốn của ngân hàng: Để đảm bảo cho việc cấp tín dụng vay
vốn cho khách hàng nói chung và cho vay vốn tiêu dùng nói riêng, ngân hàng cần một nguồn vốn đảm bảo cho công tác cho vay được hoạt động tốt. Ngoài ra, ngân hàng cần nguồn vốn để đầu tư vào trang thiết bị, nguồn nhân lực và các chi phí liên quan để có thể duy trì và tăng khả năng hoạt động giúp công tác cấp tín dụng được nhanh chóng và hiệu quả cũng như tránh được các rủi ro cần thiết.