6. Bố cục của luận văn
3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự của bộ phận tín dụng
- Tăng Cường tuyển dụng và ổn định nhân sự bộ phận tín dụng: Cần đảm bảo một lượng nhân sự làm việc nhất định và lâu dài, phù hợp với quy trình của VPBank cũng như chính sách của Chi nhánh, đảm bảo cho các công tác, hoạt động trong Chi nhánh được triển khai một cách trơn chu, không bị quá tải, không bị đứt đoạn. Với lượng nhân sự của bộ phận tín dụng được tăng cường, cơ hội để thu hút, mời chào khách hàng tăng lên. Doanh số về cho vay của Chi nhánh sẽ được cải thiện. Ngoài ra, khi nhân sự tại bộ phận này không bị biến động giảm đi, các công tác hoạt động trong chi nhánh mới không bị đình trệ do “lỗ hổng” mà các nhân sự đã nghỉ việc để lại. Trường hợp thay đổi nhân sự nhiều sẽ gây ra độ trễ trong việc thích ứng với công việc của các nhân sự mới. Do vậy, điều này rất cần khả năng quản lý nhân sự của Ban Giám đốc chi nhánh, cũng như các chế độ đãi ngộ của ngân hàng.
- Trình độ chuyên môn: Tất cả cán bộ tín dụng phải có năng lực chuyên môn vững vàng, cũng như hiểu biết về tình hình kinh tế, xã hội, thị trường, pháp luật. Đồng thời, có khả năng đánh giá, nhìn nhận tốt, nắm bắt nhanh, sáng tạo những phương pháp thẩm định mới, nhanh nhạy, linh hoạt trong xử lý công việc, tình huống phát sinh, sử dụng thành thạo các trang thiết bị hỗ trợ, khai thác xử lý thông tin.
- Đạo đức nghề nghiệp: Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, bản lĩnh vững vàng và có ý thức tự rèn luyện, bồi dưỡng, góp sức mình vào sự phát triển của cơ quan. Cán bộ tín dụng nếu không có đạo đức nghề nghiệp tốt thì mọi tiêu chuẩn khác sẽ không có giá trị vì dễ bị vật chất cám dỗ dẫn đến đưa ra những quyết định sai lệch với sự thật là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu phát sinh.
Để xây dựng được được đội ngũ cán bộ tín dụng vừa có tầm vừa có tâm, chi nhánh cần chú ý đến công tác đào tạo và thường xuyên thông qua các chương trình về nâng cao trình độ, tập huấn nghiệp vụ, tổ chức các buổi hội