2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Trong cách đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên: Với việc thay đổi cách thức chi trả luơng từ truyền thống là dựa vào thâm niên công tác sang trả luơng theo hiệu quả công việc. Buớc đầu đã thu đuợc những hiệu quả tốt là tạo động lực lao động cho CBCNV qua đó góp phần tăng hiệu quả kinh doanh trong các năm qua. Thế nhung, việc trả luơng trên tạo ra áp lực đối với cán bộ tín dụng (CBTD) khi phải tăng du nợ để đuợc đánh giá tốt về mặt hiệu quả công việc, điều này tạo cho CBTD tâm lý chạy theo món vay lớn của các doanh nghiệp hơn cho vay các món vay nhỏ lẻ của KHCN. Việc du nợ cho vay KHCN chỉ chiếm tỷ trọng duới 20% và du nợ bình quân trên khoản vay ngày càng tăng cao trong thời gian qua đã chứng minh điều đó.
Hồ sơ thủ tục phức tạp, mặc dù Ngân hàng đã có những cải tiến để đơn giản hóa thủ tục hồ sơ vay vốn đối với KHCN, nhung thực tế để hoàn thiện một bộ hồ sơ vay vốn đối với KHCN thì CBTD cũng phải thực hiện đầy đủ các quy trình tuơng đuơng với việc hoàn thiện cho vay khách hàng doanh nghiệp. Điều này cũng góp phần tạo tâm lý không muốn cho vay đối với KHCN của CBTD.
Với việc tập trung trong địa bàn TP. Hà Nội đã tạo điều kiện cho Vietinbank - Chi nhánh Hai Bà Trung tiếp cận đuợc nhiều khách hàng lớn là các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vì thế CBTD tập trung vào cho vay KHDN mà bỏ qua đối tuợng KHCN.
Lực luợng CBTD mỏng, ngoài 2 Phòng khách hàng tại hội sở là Phòng KHCN và Phòng Khách hàng Doanh nghiệp mỗi phòng có 4 CBTD ngoài ra các
Phòng giao dịch khác chỉ có 6 CBTD/5 Phòng giao dịch. Với lực lượng quá mỏng như vậy thì việc CBTD tập trung cho vay khách hàng doanh nghiệp để tăng dư nợ và việc các sản phẩm tín dụng dành cho KHCN ban hành không được CBTD sử dụng là hệ quả tất yếu.
Vietinbank tiền thân là một trong bốn ngân hàng chuyên doanh với nhiệm vụ là cho vay các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công - thương điều này góp phần xây dựng nên thương hiệu và định vị hình ảnh ngân hàng trong con mắt khách hàng. Vì thế, dù đã có nhiều thay đổi nhưng khi nhắc đến Ngân hàng Công thương hầu hết mọi người thường nghĩ đến đó là ngân hàng của các doanh nghiệp. Mặt khác, lịch sử cũng tạo cho Vietinbank tích lũy được những kiến thức và kinh nghiệm trong cho vay khách hàng doanh nghiệp hơn.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, tâm lý và hiểu biết của người dân về các sản phẩm của ngân hàng nói chung và sản phẩm cho vay KHCN nói riêng còn hạn chế.
Mặc dù, đã có sự chuyển biến tích cực trong thói quen sử dụng các sản phẩm của ngân hàng, nhưng thói quen đó chưa thực sự phổ biến trong dân chúng. Khi tìm đến ngân hàng để có sự hỗ trợ về mặt tài chính, người dân vẫn còn tâm lý tìm mọi cách để vay được số tiền mình cần chưa thực sự quan tâm hiệu quả sử dụng vốn và các yêu cầu về việc cung cấp hóa đơn chứng từ nhằm chứng minh mục đích sử dụng vốn của ngân hàng.
Mặt khác, đối với tài sản đảm bảo như bất động sản (quyền sở hữu đất, nhà ở) còn có sự chồng chéo trong các quy định của pháp luật dẫn đến tình trạng một bộ phận người dân khi có GCN QSDĐ hoặc QSHNO không thể vay vốn được từ ngân hàng do không đáp ứng đủ các yêu cầu về việc toàn quyền sử dụng tài sản trên cho việc thế chấp ngân hàng. Điều này một phần là do thủ tục cấp sổ đỏ của ta còn quá rườm rà và quá nhiều cấp xét duyệt, thời gian kéo dài. Chính điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay KHCN.
Tuy gần đây, nền kinh tế nước ta đang phát triển rất nhanh, thu nhập và mức sống của người dân đã được nâng lên nhưng vẫn còn thấp để có thể dùng làm nguồn
trả nợ ngân hàng, đặc biệt là thu nhập từ lương của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Phần lớn các khoản cho vay KHCN là các khoản vay mà nguồn trả nợ từ lương, trong khi đó thu nhập bình quân của cán bộ viên chức chỉ là 4 - 5 triệu đồng/tháng, ngoài việc trang trải chi phí sinh hoạt, số tiền còn lại để trả nợ là khá nhỏ. Với khoản thu nhập này họ chỉ đủ khả năng vay những khoản vay nhỏ. Với những khoản vay lớn, ngân hàng cũng khó xác định thu nhập thực tế của khách hàng để có thể trả được nợ theo kế hoạch, nguồn trả nợ đưa ra còn rất chung chung. Nhiều khách hàng có nguồn thu nhập từ hoạt động góp vốn đầu tư, kinh doanh nhưng không có đăng ký, không có chứng từ chứng minh, mặc dù đây là nguồn thu chính của họ. Do vậy, thực tế này gây khó khăn trong việc mở rộng, phát triển cho vay KHCN.
Thứ hai, hiện trên địa bàn TP. Hà Nội có rất nhiều tổ chức tín dụng vì thế cuộc chiến dành thị phần trong cho vay KHCN diễn ra rất khốc liệt. Trong khi đó, mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng các Ngân hàng TMCP khác như: Sacombank, Á Châu, Quốc Tế,...có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tiếp cận đối tượng KHCN - là đối tượng chính của các Ngân hàng TMCP. Các ngân hàng đưa ra nhiều hình thức cho vay đa dạng, phong phú với lãi suất hấp dẫn, qui trình và thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện, dịch vụ đến tận tay khách hàng, đồng thời kết hợp các hình thức marketing của họ hết sức chuyên nghiệp nên gây ra nhiều khó khăn cho vay KHCN tại Vietinbank - Chi nhánh Hai Bà Trưng.
Thứ ba, một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là sự phát triển nền kinh tế từng thời kỳ, khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, người dân sẽ tăng chi tiêu, mua sắm cá nhân nhiều hơn, khả năng quyết định nhanh hơn, họ sẵn sàng vay vốn ngân hàng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Tuy nhiên khi nền kinh tế suy thoái hay trong tình trạng lạm phát như Việt Nam hiện nay, người dân có xu hướng tiết kiệm tiền, mua vàng hay USD dự trữ nên ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua sắm, vay vốn của người dân.
Thứ tư, mức thu nhập bình quân chưa cao và mức sống của người dân còn thấp.
của người dân đã được nâng lên nhưng vẫn còn thấp để có thể dùng làm nguồn trả nợ ngân hàng, đặc biệt là thu nhập từ lương của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức, viên chức nhà nước.
Phần lớn các khoản cho vay KHCN là các khoản vay mà nguồn trả nợ từ lương, trong khi đó thu nhập bình quân của cán bộ viên chức chỉ là 3 - 5 triệu đồng/tháng, ngoài việc trang trải chi phí sinh hoạt, số tiền còn lại để trả nợ là khá nhỏ.
Với khoản thu nhập này họ chỉ đủ khả năng vay những khoản vay nhỏ. Với những khoản vay lớn, ngân hàng cũng khó xác định thu nhập thực tế của khách hàng để có thể trả được nợ theo kế hoạch, nguồn trả nợ đưa ra còn rất chung chung. Do vậy, thực tế này gây khó khăn trong việc mở rộng, phát triển cho vay KHCN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 luận văn đã khái quát một cách tổng quan về Vietinbank chi nhánh Hai Bà Trưng. Đồng thời tác giả cũng đã phản ánh được tình hình cho vay KHCN cũng như các hoạt động nâng cao hiệu quả cho vay KHCN tại Vietinbank chi nhánh Hai Bà Trưng trong giai đoạn vừa qua. Số liệu thu thập được ở Chi nhánh khá chi tiết ở mỗi bước trong quy trình tổ chức thực hiện cùng với việc đánh giá được hiệu quả của hoạt động cho vay KHCN trong giai đoạn vừa qua. Qua đó tác giả cũng chỉ ra những ưu điểm, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong cho vay KHCN tại Chi nhánh trong giai đoạn vừa qua làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN ở chương 3.
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH HAI BÀ
TRƯNG
3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐIVỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀPHÁTTRIỂN VIỆT NAM - VIETINBANK HAI BÀTRƯNG