KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ HIỆU

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 43 - 47)

6. Kết cấu luận văn

1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ HIỆU

của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế

1.3.1.1. Kinh nghiệm tại Philippine

Tài chính vi mô xuất hiện tại Philippine từ những năm giữa giai đoạn 1970 - 1980, sau khi mô hình Grameen Bank thành công và được mở rộng. Cho đến nay, các TCTCVM tại Philippine hoạt hoạt động như một ngân hàng với đầy đủ các nghiệp vụ bao gồm tín dụng vi mô cho nhà ở, tín dụng vi mô cho nông nghiệp, tín dụng vi mô cho doanh nghiệp siêu nhỏ, tiết kiệm vi mô, bảo hiểm vi mô và các sản phẩm khác mang tính ứng dụng công nghệ (ebanking, mobilie banking, ATM, chuyển tiền).

Nghiên cứu về phát triển TCTCVM tại Phippine, Raymund B. H., Mar A.U (2013) rút ra bốn bài học cốt lõi đuợc rút trong việc xây dựng mô hình TCVM thành công đó là: (i) áp dụng mô hình TCVM theo tu tưởng của mô hình Ngân hàng Grameen hướng tới phục vụ thị trường chưa được khai thác, (ii) hỗ trợ tích cực từ các nhà tài trợ quốc tế và Chính phủ, (iii) hoàn thiện khung pháp lí và chính sách hỗ trợ cho ngành TCVM, (iv) phát triển sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao dựa trên Internet và công nghệ di động. Tuy nhiên, có thể thấy rằng ba trong bốn yếu tố quan trọng để phát triển ngành TCVM không chỉ được nhận thấy ở Philippine mà còn được phát hiện ở các quốc gia khác. Một chú ý lớn đó là việc thiết kế sản phẩm dịch vụ dựa trên ứng dụng công nghệ để phát triển ngành TCVM tại Philippine. Tại đây, không chỉ sản phẩm dựa trên sự tiện lợi của khách hàng đó là ngân hàng di động và nhân hàng Internet được các TCTCVM phát triển và đem lại hiệu quả cao cho khách hàng. Bên cạnh đó, tiền điện tử cũng được phát triển bởi các TCTCVM và được NHTW Philippine sử dụng như một công cụ thanh toán rộng rãi và đem lại nhiều tiện ích cho người dùng. Việc phát triển tiền điện tử như là một sáng tiến tiên phong cho việc phát triển các sáng kiến khác trong lĩnh vực TCVM liên quan đến việc thực hiện các khoản vay, tiền gửi tiết kiệm và rút tiền. Theo đó người dùng có thể sử dụng các dịch vụ ngân hàng ngay tại nhà mình.

1.3.1.2. Kinh nghiệm tại An Độ

TCVM được xem như là một công cụ hữu hiệu trong công tác giảm nghèo tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định, tài chính vi mô lại trở thành một cuộc khủng hoảng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Nicaragua, Nigeria, Pakistan và đặc biệt đáng chú ý là cuộc khủng hoảng tài chính vi mô tại Ân Độ. Trong phạm vi nghiên cứu này tác giả luận văn giới thiệu về một cuộc khủng hoảng TCVM được đánh giá là

nghiêm trọng và để lại hậu quả lâu dài. Nghiên cứu này nhu là một bài học quý báu trong sự phát triển của các TCTCVM tại nhiều quốc gia trên thế giới sau này.

Cuộc khủng hoảng TCVM tại Ân Độ xảy ra tại bang Andhra Pradesh, Ân Độ trong giai đoạn 2010 - 2012. Đây là khu vực có tiềm năng phát triển TCVM do đó khu vực này đuợc sự quan tâm và tham gia của nhiều TCTCVM lớn trong đó đặc biệt là 06 TCTCVM lớn nhất tại Ân Độ tại thời điểm đó nhu SKS, Spandana, Share, trong đó đặc biệt đáng chú ý là tổ chức SKS. Năm 2010, SKS có trụ sở tại bang Andhra Pradesh là trở thành TCTCVM lớn nhất thế giới là thực hiện niêm yết tại sàn chứng khoán Mumbai. Việc niêm yết của SKS mang lại lợi thế về nguồn vốn từ các cổ đông tham gia vào tổ chức, tuy nhiên sự tham gia của các cổ đông làm dịch chuyển mục tiêu vốn từ nguồn vốn xã hội sang nguồn vốn vì mục đích lợi nhuận cao. Các tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, cho vay với lãi suất cao từ 30 - 34%, nhằm cạnh tranh mạnh giữa các tổ chức dẫn đến việc cho vay chồng nợ giữa các tổ chức, cán bộ tín dụng vì chạy theo mục tiêu lợi nhuận đã cho vay những hộ gia đình có nhiều khoản vay tại các tổ chức. Trong một nghiên cứu của Microsave (2012), kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tại năm 2009, khoảng 84% các hộ gia đình tại bang Andhra Pradesh có nhiều hơn hai khoản vay tại các tổ chức, trong đó có những hộ gia đình lên tới 5 và 6 khoản vay TCVM tại các tổ chức khác nhau. Theo thống kê tại thời điểm tháng 03/2010, có tới 35.9% số hộ gia đình tại bang Andhra Pradesh có khoản vay tại TCTCVM. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng 83% các khoản vay đuợc sử dụng cho mục đích phi sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay đuợc sử dụng chủ yếu cho mục đích tiêu dung nhu mua sắm đồ đạc, nhà cửa, đất ở... Hơn nữa các khoản vay sau đó lại chủ yếu đuợc sử dụng để trả lãi vay và một phần nợ gốc từ các khoản vay truớc đó.

Hậu quả các cuộc khủng hoảng TCVM do hoạt động cho vay chồng nợ đã dẫn đến khách hàng của các TCTCVM không có khả năng trả nợ và hậu quả là các vụ tự tử của các khách hàng. Đối với các TCTCVM, tại thời điểm tháng 01/2011, tỷ lệ hoàn trả nợ của các TCTCVM suy giảm nghiêm trọng từ 99% xuống còn duới 20%. Mặt khác, các quy định nghiêm ngặt đuợc Chính phủ đua ra nhu trả nợ hàng tháng, tất cả các chi nhánh của TCTCVM phải đăng kí với Chính phủ.. .dẫn đến tỷ lệ thu hồi nợ trở lên sụt giảm nghiêm trọng hơn nữa. Một số tổ chức nhỏ nhu Star MicroFin là một TCTCVM - NGO có tỷ lệ thu hồi nợ giảm mạnh từ 100% xuống còn 0% tại khu vực thành thị và 2% ở khu vực nông thôn. Việc suy giảm trong khả năng thu hồi nợ dẫn đến sự tự vững hoạt động của các TCTCVM càng trở lên suy giảm nghiêm trọng và có những tổ chức có chỉ số tự vững hoạt động nhỏ hơn 2% trong thời kì khủng hoảng. Đây là những hậu quả truớc mắt của cuộc khủng hoảng và hiện nay chua có một thống kê và đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện về những hậu quả và tác động của cuộc khủng hoảng TCVM này tại bang Andhra Pradesh.

Từ bài học kinh nghiệm của Ân Độ cho thấy rằng việc phát triển nhanh của các TCTCVM cùng với hoạt động TCVM vì mục tiêu lợi nhuận, xa rời mục tiêu xã hội, cho vay chồng nợ với khách hàng tài chính vi mô là một tác nhân lớn gây ra khủng hoảng tài chính vi mô. Sự cạnh tranh giữa các TCTCVM tại một khu vực dẫn đến việc các tổ chức cho vay nhiều khoản vay tới một khách hàng TCVM, thiếu sự đánh giá đầy đủ về khả năng trả nợ của khách hàng cũng là một yếu tố gây tác động lớn đến khủng hoảng tài chính vi mô.

Để khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng TCVM tại Ân Độ, Ngân hàng Dự trữ Ân Độ, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều biện pháp pháp lý quan trọng nhu thực hiện cấp phép các TCTCVM theo dạng TCTCVM công ty tài chính phi ngân hàng, thực hiện minh bạch hóa lãi suất, Cục tín dụng

kiểm soát hoạt động cho vay tới khách hàng... là những biện pháp hiệu quả để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng TCVM tại Ân Độ trong giai đoạn 2010 - 2012.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w