Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 77 - 84)

6. Kết cấu luận văn

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, nguồn vốn cho hoạt động của QBWDF còn rất hạn chế

Với nhu cầu tín dụng đang rất lớn như hiện nay, tỷ trọng dư nợ luôn chiếm trên 90% tổng tài sản của QBWDF, vấn đề thiếu nguồn vốn đang là sự kìm hãm đối với sự phát triển hoạt động của Quỹ. Từ thực tế hoạt động của QBWDF cho thấy việc thiếu vốn không chỉ ảnh hưởng đến việc cung cấp các sản phẩm tài chỉnh cho khách hàng mà còn ảnh hưởng đến tiến trình chuyển đổi của Quỹ. Nguồn vốn đa dạng và sẵn có dưới nhiều hình thức sẽ cho phép Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng đa dạng cho khách hàng. Sản phẩm đa dạng theo nhu cầu khách hàng sẽ là một hướng đi vững chắc. Những sản phẩm này không chỉ giúp Quỹ giảm thiểu rủi ro tín dụng mà còn mang lại thay đổi tích cực về chất cho cuộc sống của khách hàng.

Trước đây, với những TCTCVM hoạt động lâu hơn thường nhận được những nguồn tài trợ không hoàn lại bởi các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2010 Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình, vì vậy không còn được ưu tiên nhận tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế. Do đó nguồn vốn tài trợ không hoàn lại hầu như không có đối

với các TCTCVM trong những năm gần đây. Ngoài ra, khi Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình, nguồn vốn tài trợ đang dần dịch chuyển sang lĩnh vực khác như là bến đổi khi hậu và giảm nhẹ thiên tai, nông nghiệp cac- bon thấp... cũng là nguyên nhân của việc suy giảm nguồn vốn tài trợ nước ngoài.

Ngoài những nguồn vốn hỗ trợ nhận được khi mới hình thành thì hiện nay nguồn vốn của Quỹ còn có nguồn vốn huy động từ tiết kiệm của khách hàng. Khi mà những nguồn vốn tài trợ có hạn, để phát triển hoạt động thì nguồn vốn huy động từ tiết kiệm đối với Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình cũng như các TCTCVM khác lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Với quy định hiện hành, đối với QBWDF cũng như các TCTCVM chưa chính thức khác, nguồn vốn từ huy động tiết kiệm bắt buộc là nguồn tiếp cận chính. Tuy nhiên, nguồn vốn này cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động.

Thứ hai, các sản phẩm tài chính vi mô được cung cấp còn đơn giản và thiếu tính cạnh tranh với các tổ chức cung cấp tài chính khác.

Hiện nay, Quỹ hỗ trợ phụ nữ chỉ cung cấp sản phẩm tín dụng vi mô và tiết kiệm vi mô trong đó hoạt động tín dụng vi mô là hoạt động cốt lõi trong hoạt động kinh doanh và tạo ra nguồn thu nhập chính cho Quỹ. Việc phát triển chưa có một khung pháp lý hoàn thiện và rõ ràng cộng với việc tiềm năng phát triển lợi nhuận thấp là nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển sản phẩm tài chính vi mô tại QBWDF nói riêng và tại khu vực tài chính vi mô ở Việt Nam nói chung. Hiện tại, các sản phẩm tại Quỹ chỉ phù hợp với một nhóm đối tượng khách hàng là phụ nữ nghèo. Nếu để cạnh trạnh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn thì những sản phẩm tài chính hiện tại của QBWDF hoàn toàn không có khả năng cạnh tranh, không đáp ứng được nhu cầu của một lượng lớn các nhóm đối tượng khách hàng khác trên thị trường.

Thứ ba, hệ thống quản lý thông tin, hạ tầng quản lý kho quỹ còn

chưa đáp ứng được yêu cầu về an toàn hoạt động của Quỹ.

Hệ thống quản lý thông tin (MIS) là một công cụ quan trong để quản lý các tổ chức tín dụng nói chung và các TCTCVM nói riêng và nếu hệ thống thông tin đuợc quản lý tốt là chìa khóa đối với việc ban hành một quyết định chất luợng. Trong khi ở một số quốc gia đã có ngành TCVM phát triển nhu Philipines, Ân Độ... việc triển khai áp dụng công nghệ vào hoạt động của các tổ chức TCTVM là rất mạnh mẽ và trên diện rộng thì tại Việt Nam, việc gắn kết công nghệ vào các sản phẩm tài chính là rất hạn chế. Truớc đây, việc quản lý, luu trữ thông tin của QBWDF đuợc thực hiện trên máy tính hoặc trên sổ sách rất thủ công và cũng chua có phần mềm riêng để quản lý hoạt động nên có rất nhiều sai sót khiến những nguời quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Đến năm 2015, mặc dù Quỹ đã triển khai và áp dụng hệ thống phần mềm riêng để quản lý hoạt động đuợc chặt chẽ hơn tuy nhiên để thực hiện việc chuyển đổi lên TCTCVM chính thức thì Quỹ còn cần phải hoàn thiện hơn hệ thống MIS hơn và đạt yêu cầu trong hoạt động điều hành và quản trị rủi ro của tổ chức theo quy định của các cơ quan quản lý Nhà nuớc.

Thứ tư, nguồn nhân lực cho hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình còn hạn chế, đội ngũ nhân viên còn trẻ, hoạt động kiêm nghiệm và có nhiều biến động.

Nguồn nhân lực cho hoạt động của QBWDF đa số đến từ hội phụ nữ, trong đó bao gồm cả cấp quản lý nhu Giám đốc quỹ, phó giám đốc, truởng chi nhánh.Nguồn nhân lực này có uu điểm về sự nhiệt huyết với tài chính vi mô, am hiểm khách hàng do hoạt động gắn liền với cộng đồng thông qua mạng luới hội phụ nữ ở các cấp xã, phuờng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nguồn cán bộ này chỉ một số ít mang tính chất chuyên nghiệp còn một số lại hoạt động mang tính kinh nghiệm và chua đuợc đào tạo bài bản chuyên sâu

về các nghiệp vụ tín dụng, kế toán, quản lý tài chính và huy động vốn. Điều này ảnh huởng rất nhiều đến các định huớng hoạt động của Quỹ. Bên cạnh đó, với đội ngũ nhân viên tại các chi nhánh tuyển dụng từ bên ngoài còn khá ít và còn trẻ, ít kinh nghiệm. Mức độ biến động về số luợng nhân viên tại Quỹ là khá cao, nguyên nhân một phần là nhân viên chuyển công tác, nghỉ việc, bên cạnh đó là nghỉ dài hạn theo chế độ thai sản do đại đa số nhân viên tại Quỹ là phụ nữ. Những điều này làm giảm chất luợng lao động của Quỹ và ảnh huởng rất lớn tới các hoạt động và kế hoạch, định huớng phát triển của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình.

Ngoài ra còn cần phải kể đến một số nguyên nhân khác nhu:

- Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình còn chua có quy trình hoạt

động rõ ràng, dẫn đến những hiểm lầm giữa các cán bộ tại các chi nhánh khác nhau. Trong khi đó công tác đào tạo còn hạn chế, khả năng kiểm tra giám sát của quỹ còn yếu kém

- Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình còn chua có hệ thống báo cáo

đầy đủ và logic, chua khoa học, chua phản ánh hết các chỉ tiêu, hệ số an toàn cũng nhu hệ số hoạt động. Chua có cơ quan chuyên trách giám sát và kiểm tra hoạt động thuờng xuyên. Do đó việc chuyển đổi lên hình thức hoạt động chính thức, chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà Nuớc là một yếu tố quan trọng trong việc định huớng và phát triển hoạt động

- Mặc dù khoa học công nghệ đang phát triển rất mạnh mẽ và trở thành

yếu tố sống còn của nhiều tổ chức thì tại Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình, việc áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý cũng nhu hoạt động còn rất hạn chế. Từ năm 2013 đến năm 2015, toàn bộ quá trình hoạt động và quản lý đều thực hiện thủ công, dẫn đến tình trạng tốn nguồn lực nhung lại có nhiều sai sót, sai phạm, hoạt động không hiệu quả.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, cơ chế chính sách chưa hoàn thiện, thiếu cơ sở pháp lý đối với nhóm TCTCVM bán chính thức

Hệ thống chính sách là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam. Hệ thống chính sách liên quan đến một số nội dung nhu cấp phép, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động, mạng lưới hoạt động, yêu cầu về báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, lãi suất...Tuy nhiên, hiện nay NHNN mới ban hành một số quy định chính thức và quản lý trực tiếp đối với nhóm đối tượng TCTCVM chính thức, mặc dù hệ thống pháp lý hiện nay vẫn còn nhiều bất cập.

Trong khi hiện nay, các TCTTCVM bán chính thức hiện nay hoạt động với một pháp lý rất đa dạng: chương trình/dự án, Quỹ xã hội, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự và đối với mỗi loại hình thì đều có những hạn chế pháp lý nhất định. Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình là tổ chức hoạt động theo hình thức quỹ xã hội. Trong khi bản thân quỹ xã hội không phải là loại hình tổ chức tối ưu nhất để thực hiện hoạt động tài chính vi mô vì Nghị định số 177/1999/NĐ-CP và Nghị định số 148/2007/NĐ-CP sau đó được cập nhật tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP không quy định rõ ràng tài chính vi mô là một trong những hoạt động của quỹ xã hội. Tuy nhiên, quy định hiện hành (Nghị định 28/2005/NĐ-CP ngày 9/3/2005) cho phép quỹ xã hội thành lập TCTCVM. Vì vậy, về mặt pháp lý, Quỹ xã hội có thể thành lập TCTCVM theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Thứ hai, sự cạnh tranh với các loại hình tổ chức tín dụng khác trên

địa bàn như QTDND, NHTMảnh hưởng lớn đến hoạt động của QBWDF.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, một số ngân hàng và hệ thống QTDND tại các xã đã tăng cường tham gia vào thị trường TCVM với các sản

phẩm tín dụng vi mô cạnh tranh và nguồn lực lớn. Với điều kiện tối hơn về nguồn vốn dồi dào, nguồn nhân lực chuyên nghiệp và hệ thống quản trị tốt đang ảnh huởng lớn đến hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình, đặc biệt là tại khu vực trung tâm tỉnh. Xu huớng phát triển mạng luới về khu vực nông thôn cũng sẽ tác động tới sự phát triển về nguồn khách hàng của QBWDF trong tuơng lai. Hơn nữa, hiện nay một số công ty tài chính hoạt động cho vay tiêu dùng đang mở rộng hoạt động cho vay tới các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong địa bàn tỉnh Quảng Bình, điều này càng làm cho hoạt động của Quỹ trở nên khó khăn hơn.

Về hoạt động huy động vốn từ công chúng, hiện nay QBWDF mới chỉ đuợc phép huy động những khoản tiết kiệm bắt buộc nhỏ lẻ, chỉ vài chục đến vài tram nghìn hàng tháng trên 1 khách hàng. Trong khi đó, với các sản phẩm tiết kiệm đa dạng, thiết kế tiện lợi và hấp dẫn khách hàng hơn của các tổ chức tín dụng khác khiến cho việc huy động tiết kiệm từ công chúng của Quỹ càng khó khăn hơn.

Thứ ba, sự suy giảm về nguồn tài trợ từ các đối tác quốc tế.

Về môi truờng kinh tế quốc tế, khủng hoảng kinh tế thế giới có ảnh huởng lớn đến ngân sách của những quốc gia thuờng xuyên có những hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển. Ngoài lý do Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thì việc các quốc gia này đang trong tình trạng khó khăn về kinh tế dẫn đến sự suy giảm nguồn vốn quốc tế cho hoạt động TCVM tại Việt Nam.

Thứ tư, ảnh hưởng của môi trường, khí hậu

Quảng Bình là một trong những tỉnh của Việt Nam phải chịu ảnh huởng của biến đổi khi hậu, hàng năm phải hứng chịu những cơn bão lớn. Nguời dân trên địa bàn tỉnh phải hàng năm phải sống chung với lũ, mùa màng

bị thiệt hại; tài sản của người dân cũng như tài sản của Quỹ tại một số cơ sơ cũng bị ảnh hưởng, hỏng hóc. Ngoài ra, những năm gần đây, Quảng Bình còn phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trong của sự cố môi trưởng biển, khiến cuộc sống, sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng; thu nhập của ngành dịch vụ du lịch cũng sụt giảm nghiêm trọng. Dẫn đến nhiều khách hàng không có khả năng chi trả cho các khoản vay tại Quỹ...Khiến cho chi phí hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình tăng lên làm giảm hiệu quả hoạt động của Quỹ.

Kết luận Chương 2

Dựa trên cơ sở lý luận tại chương 1 và tổng hợp số liệu thực tế đã thu thập được, nội dung chương 2 tập trung đi vào phân tích thực trạng hoạt động tại Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình. Từ đó, luận văn đưa ra những kết quả đã đạt được cũng như chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017. Ngoài ra, chương 2 cũng đã chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của quỹ hỗ trợ tỉnh Quảng Bình, bao gồm: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Để Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình hoạt động ngày càng hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn, đòi hỏi phải có những giải pháp dựa trên đặc điểm nội tại, những tồn tại và nguyên nhân của nó.

69

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w