Thực trạng hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 60 - 74)

6. Kết cấu luận văn

2.2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng

khách hàng vay truớc đó, trong khi vẫn nhận đuợc sự những nguồn vốn hỗ trợ vốn từ các tổ chức, chi phí hoạt động thấp do tận dụng đuợc cơ sở vật chất tại địa phuơng là điểm giao dịch. Theo số liệu tính toán, tỷ lệ tăng truởng doanh thu của QBWFD trong giai đoạn 2013 - 2017 đạt trên 40%/năm, với doanh thu năm 2013 đạt hơn 2,5 tỷ đồng và đến năm 2017, doanh thu quỹ đã đạt mức hơn 8,7 tỷ đồng.

Đơn vị: triệu đồng

Biểu đồ 2.5: Doanh thu hoạt động của QBWDF giai đoạn 2013-2017

Nguồn: Báo cáo tài chính của QBWDF các năm từ 2013 đến 2017

2.2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triểnQuảng Bình Quảng Bình

Từ cơ sở lý luận trong Chuơng 1, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình sẽ duợc trên khung chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của QBWDF trong giai đoạn 2013 - 2017 nhu hình 2.2, trong đó bao gồm 04 tiêu chí đánh giá hiệu quả tài chính và 05 tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội của Quỹ

(1) Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

(2) Khả năng sinh lợi trên VCSH (ROE) (3) Hiệu suất sử dụng vốn (4) Tỷ lệ nợ quá hạn Độ rộng tiếp cận (1) Số luợng khách hàng vay vốn và tổng du nợ (2) Số luợng khách hàng tiết kiệm và giá trị tiết kiệm

(3) Sự đa dạng về sản phẩm phi tài chính

Độ sâu tiếp cận

(1) Tỷ lệ khách hàng nữ (2) Quy mô món vay trung bình/GDP bình quân

Hình 2.2: Khung chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động

2.2.2.1. Thực trạng về khả năng tài chính

- Khả năng sinh lợi trên tài sản (ROA)

Chỉ số ROA của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2017 thể hiện tại biểu đồ 2.6. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ ROA lớn hơn 2%, ta có thể thấy QBWDF hoạt động khá ổn định và hiệu quả. Nhìn

Năm ROE ROA Đòn bẩy tài chính 2013 283 1,82 Ĩ25 2014 422 264 123 2015 643 376 Ĩ2Ĩ 2016 240 520 208 2017 923 420 230

chung, ROA của QBWDF trong giai đoạn có xu huớng tăng. Đặc biệt, trong những năm đầu chính thức hoạt động, tỷ lệ này của Quỹ tăng khá nhanh.

16.00% 14.00% 12.00% 10.00% 8.00% 6.00% 4.00% 2.00% 0.00% ---ROA ---ROE

Biểu đồ 2.6: ROA và ROE của QBWDFgiai đoạn 2013 - 2017

Nguồn: Tính toán từ Báo cáo tài chính của QBWDF giai đoạn 2013 -2017

Tỷ lệ ROA của QBWDF cao, nhung chúng ta cũng phải xem xét đến khía cạnh Thuế thu nhập doanh nghiệp và Tổng thu nhập sau thuế. Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình là tổ chức tài chính vi mô chua chính thức, hoạt động duới hình thức quỹ xã hội, mới thành lập, do đó, Quỹ vẫn còn nhận đuợc nhiều hỗ trợ và miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ đó tổng thu nhập sau thuế cũng cao hơn và ROA cũng cao hơn. Tỷ lệ ROA trong những năm tới sẽ giảm nếu Quỹ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Theo thông lệ quốc tế, ROE của tổ chức phải đạt trên 15% mới đảm bảo khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, ta có thể thấy, trong giai đoạn 2013 -2017, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình có chỉ số này khá thấp và đều < 15%, mặc dù QBWDF đã đuợc uu đãi về lãi suất. Một trong những nguyên nhân đó là do trong giai đoạn này, Quỹ mới thực hiện sáp nhập các nguồn vốn, chuyển đổi hoạt động từ hình thức các dự án nhỏ độc lập thành hoạt động theo mô hình Quỹ xã hội với nguồn vốn độc lập, vì vậy nguồn lợi nhuận chua đảm bảo.

Theo mô hình Dupont, ta có

Tong thu nhập sau thuế Tong tài sản

ROE =

Tong tài sản Tổng VCSH

ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính

Với số liệu thu thập đuợc ta có bảng số liệu 2.1 tổng hợp tỷ lệ ROE và ROA của quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Quảng Bình tại các năm từ 2013 đến 2017.

tăng. Trong ba năm đầu từ 2013 đến 2015, ROE tăng chủ yếu là do tăng ROA. Trong thời gian này, quỹ đã tận dụng đuợc cơ sở vật chất đuợc hỗ trợ, vòng quay của tài sản tăng. Hai năm sau đó, ROA của quỹ vẫn tiếp tục tăng

so với các năm trước, nhưng tăng chậm hơn. Trong năm 2016 và 2017, quỹ đã sử dụng đòn bẩy tài chính tốt hơn và chỉ số này của quỹ tăng nhanh dẫn đến chỉ số ROE của quỹ tăng nhanh trong thời gian này. Trong thời gian tới, các chỉ số này của quỹ có xu hướng tiếp tục tăng.

- Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn là chỉ tiêu trung gian để đánh giá hiệu quả hoạt động của một tổ chức. Chỉ tiêu này của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình được thể hiện ở biểu đồ dưới dây.

5 2 1.5 1 1 ---•---* 0.5 0 2013 2014 2015 2016 2017 —HSSD/Tổng NV —•- HSSD/Vốn HĐ

Biểu đồ 2.7: Hiệu suất sử dụng vốn của QBWDF giai đoạn 2013 - 2017

Nguồn: Tính toán từ Báo cáo tài chính của QBWDF giai đoạn 2013 -2017

Từ biểu đồ ta có thể thấy, nếu tính toán số liệu trên tổng nguồn vốn thì chỉ số này của Quỹ trong giai đoạn 2013 - 2017 khá ổn định và đạt mức xấp xỉ bằng 0.9. Như vậy, cứ khoảng 1 đồng vốn thì có 0.9 đồng được quỹ đem đi cho vay. Tuy nhiên, nếu tính toán số liệu trên tổng nguồn vốn huy động thì chỉ số này của QBWDF trong giai đoạn 2013 - 2017 lại khá cao và duy trì ở mức trên 3. Thậm chí, chỉ số này của quỹ trong năm 2014 đạt mức xấp xỉ bằng 4.29. Điều này cho thấy hiệu suất sử dụng vốn huy động và khả năng

cho vay của quỹ là khá tốt. Bên cạnh đó, lý do khiến cho chỉ số này của quỹ khá cao là do khả năng huy động vốn của quỹ còn hạn chế. Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình chỉ đuợc phép huy động tiết kiệm tự nguyện từ khách hàng với những món tiết kiệm trên một khách hàng thuờng rất nhỏ, chỉ vài chục nghìn đến vài tram nghìn trên một lần gửi.

- Tỷ lệ nợ quá hạn

Chỉ số tỷ lệ nợ quá hạn của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình trong giai đoạn 2013 - 2017 đuợc thể hiện ở biều đồ 2.8 bên duới.

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn của QBWDF giai đoạn 2013 - 2017

Nguồn: Tính toán từ Báo cáo tài chính của QBWDF giai đoạn 2013 -2017

Để đảm bảo chất luợng tín dụng, theo thông lệ quốc tế thì các tổ chức nên duy trì tỷ lệ này ở mức duới 5%, còn ở Việt Nam là duới 3%. Trong giai đoan 2013 - 2017, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình duy trì cả tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu ở mức duới 2%. Trong bối cảnh nợ xấu của các NHTM và các tổ chức tín dụng khác tăng mạnh, tỷ lệ này cho thấy Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình có chất luợng tín dụng rất tốt, an toàn trong hoạt động; đồng thời cũng cho thấy uu điểm trong hoạt động của tổ chức

TCVM so với các loại hình TCTD khác. Tuy nhiên, tỷ lệ này tại quỹ đang có xu huớng tăng trong thời gian tới.

2.2.2.2. Thực trạng về hiệu quả kinh tế - xã hội

- Số luợng khách hàng vay vốn và tổng du nợ tín dụng

> Số luợng khách hàng vay vốn của Quỹ

Sự phát triển số luợng khách hàng của QBWDF giai đoạn 2013 - 2017 đuợc mô tả chi tiết tại biểu đồ 2.9:

Đơn vị: Người

Biểu đồ 2.9: Số lượng KH vay vốn tại QB WDF giai đoạn 2013 - 2017

Nguồn: Báo cáo hoạt động của QBWDF giai đoạn 2013 -2017

Trong giai đoạn 2013 - 2017, ta có thể thấy khách hàng vay vốn tại Quỹ có xu huớng tăng qua các năm, đặc biệt là 2 năm cuối, khi hoạt động bắt đầu đi vào ổn định, số luợng khách hàng vay vốn tại Quỹ tăng khá nhanh. Khi mới hoạt động chính thức vào 2013, số luợng khách hàng vay tại Quỹ là hơn 10,000 khách hàng. Đến cuối năm 2017, số luợng khách hàng vay tại Quỹ đã là hơn 22,000 khách hàng. Đạt tỷ lệ tăng truởng khách hàng trung bình là 23.09%. Ngoài ra, ta cũng phải tính đến số luợt khách hàng ra khỏi tổ chức. Tại Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình, số luợng này chiếm số luợng

rất nhỏ, đại đa số các khách hàng đã vay vốn tại Quỹ đều chọn gắn bó với QBWDF. Hơn nữa, tỷ lệ khách hàng nữ tại quỹ luôn là 100% trong suốt quá trình hoạt động, cho thấy Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình hoạt động vẫn luôn đảm bảo giá trị cốt lỗi, đúng định huớng tầm nhìn, sứ mệnh. Trong bối cảnh gia tăng về mức độ cạnh tranh với các loại hình tổ chức tín dụng khác, thì điều này chính là một điểm mạnh và đã đuợc phát huy khá tốt tại QBWDF.

> Tổng giá trị du nợ tín dụng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình

Giá trị tổng du nợ tín dụng và tỷ lệ tăng truởng tổng giá trị du nợ tín dụng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2017 đuợc mô tả trong biều đồ hình 2.10 duới đây.

Đơn vị: triệu đồng - %

70% --- 160,000

Tổng dư nợ Tăng trưởng dư nợ

Biểu đồ 2.10: Tong dư nợ và tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tại QBWDF giai đoạn 2013 -2017

MIX (Microfinance Information Exchange) có phân loại TCTCVM theo tổng dư nợ tín dụng như sau: quy mô nhỏ (0 - 2 triệu USD); quy mô trung bình (2-8 triệu USD); quy mô lớn (trên 8 triệu USD). Như vậy, nếu căn cứ theo cách phân loại, tính đến cuối năm 2017 với dư nợ đạt 133 tỷ đồng, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình là tổ chức TCTVM có quy mô trung bình. Ngoài ra, nhìn vào biểu đồ, ta cũng có thể thấy giá trị tổng dư nợ của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình cũng tăng qua các năm: dư nợ cuối năm 2013 là gần 40 tỷ đồng và đến cuối năm 2017 tổng dư nợ tại quỹ là 133 tỷ đồng.

Nếu xét về tốc độ tăng trưởng dư nợ, từ biểu đồ ta có thể thấy: trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, tốc độ tăng trưởng dư nợ của quỹ có xu hướng giảm. Nguyên nhân là giai đoạn 2013 - 2017 là giai đoạn mà nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam đang còn khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nếu so sánh với các tổ chức tín dụng khác, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình vẫn có sự tăng trưởng tín dụng ở mức ổn định.

Về sản phẩm tín dụng vi mô, quỹ cũng đã thiết kế rất đa dạng, phù hợp với đặc điểm từng nhóm đối tượng mục tiêu, từng địa bàn hoạt động. Những sản phẩm tín dụng của quỹ mặc dù mang tính chất đơn giản nhưng lại được thiết kế mang tính tiện ích cao đối với nguời nghèo: ví dụ như thời gian trả nợ linh hoạt, hoặc những sản phẩm mang tính chất đầu tư dài hạn như xây nhà, xây dựng công trình vệ sinh... sẽ có kỳ hạn dài hơn những sản phẩm kinh doanh theo mùa vụ. Những người nghèo sẽ có nhiều lựa chọn hơn về nguồn vốn sản xuất kinh doanh hay đầu tư cho tương lại.

- Số lượng khách hàng tiết kiệm và giá trị tiết kiệm của khách hàng

Bên cạnh hoạt động cung cấp tín dụng, dịch vụ tiết kiệm vi mô vừa cung cấp nguồn vốn hoạt động cho Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình vừa có vai trò xây dựng thói quen tiết kiệm cho các hộ nghèo.

Đơn vị: Người

Biểu đồ 2.11: Số lượng KH tiết kiệm tại QBWDF giai đoạn 2013-2017

Nguồn: Tính toán từ BCTC của QBWDF giai đoạn 2013 -2017

Trong giai đoạn 2013 - 2-17, số luợng khách hàng tiết kiệm tại quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình có xu huớng tăng qua các năm. Đến 2017, số luợng khách hàng gửi tiết kiệm tại quỹ đã đạt hơn 22,000 nguời. Trong bối cảnh trên thị truờng có rất nhiều kênh để nguời dân lựa chọn cho các khoản tiết kiệm của mình thì điều này cho thấy QBWDF đã chiếm đuợc niềm tin của khách hàng và trở thành sự lựa chọn của nguời dân. Ngoài ra, hình thức tiết kiệm này cũng phù hợp với đối tuợng nghèo.

Hiện tại, sản phẩm tiết kiệm tại Quỹ là Tiết kiệm bắt buộc. Đây là một khoản cố định đối với các thành viên của các TCTCVM, thuờng đuợc xem

như khoản đảm bảo một phần cho khoản vay. Những khoản tiết kiệm này thường có quy mô nhỏ vì vậy các ngân hàng thưởng bỏ qua phân khúc thị trường này. Hơn nữa, quỹ rất khó có thể cạnh tranh lãi suất với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Vì những lý do đó, việc xây dựng sản phẩm tiết kiệm bắt buộc được xem như phù hợp với Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình.

> Tổng giá trị tiết kiệm

Theo số liệu báo cáo tài chính của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình trong giai đoạn 2013 - 2017 thì giá trị huy động tiết kiệm từ công chúng của Quỹ đều tăng qua các năm. Tại năm 2013, tổng giá trị tiết kiệm bắt buộc tại Quỹ là hơn 11 tỷ đồng thì đến năm 2017 tổng giá trị tiết kiệm bắt buộc tại Quỹ đã đạt mức là hơn 42.65 tỷ đồng. Đơn vị: Triệu đồng / % 45000 40000 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 Tổng TK TL tẳng trưởng TK

Biểu đồ 2.12: Tong giá trị tiết kiệm huy động và tỷ lệ tẳng trưởng tiết kiệm huy động tại QBWDF giai đoạn 2013 - 2017

2"

Tỷ lệ tăng trưởng tổng giá trị tiết kiệm tại Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 là 57.40%. QBWDF được sếp vào nhóm các TCTCVM bán chính thức có tổng giá trị huy động tiết kiệm và tỷ lệ tăng trưởng bình quân giá trị huy động tiết kiệm lớn nhất. Bên cạnh đó, nguồn vốn từ huy động tiết kiệm càng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Quỹ. Tính đến cuối năm 2013, nguồn vốn từ huy động tiết kiệm chiếm tỷ trọng là 23.45% trên tổng nguồn vốn thì đến cuối năm 2017, tỷ trong giá trị huy động tiết kiêm trong tổng nguồn vốn đạt 31.69%.

Từ kết quả phân tích về giá trị huy động tiết kiệm của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình có thể thấy rằng đối với quỹ, nguồn vốn huy động tiết kiệm có ý nghĩa lớn với vai trò như một nguồn vốn giúp quỹ có thể quay vòng vốn để cho các hộ gia đình nghèo khác vay vốn. Đồng thời giúp Quỹ ngày càng độc lập và chủ động về nguồn vốn hoạt động hơn.

- Sự đa dạng về sản phẩm phi tài chính

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 60 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w