Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 47)

6. Kết cấu luận văn

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Các tình huống nghiên cứu trên đuợc nghiên cứu tại các quốc gia có ngành TCVM phát triển và đuợc xếp hạng cao trên thế giới. Từ kinh nghiệm phát triển ngành TCVM và của các TCTCVM ở một số quốc gia, tác giả luận văn rút ra một số bài học có thể áp dụng cho Việt Nam, trong đó có thể chia thành hai nhóm bài học cụ thể sau:

1.3.2.1. Bài học cho các TCTCVM

Thứ nhất, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của các TCTCVM, đặc biệt các sản phẩm dịch vụ mang tính ứng dụng công nghệ thông tin. Các TCTCVM bán chính thức thông thuờng chỉ cung cấp các sản phẩm truyền thống nhu tín dụng vi mô, tiết kiệm vi mô. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội và nhu cầu thiết yếu của đối tuợng khách hàng chính là các hộ nghèo thì các sản phẩm này chua thể đáp ứng đuợc các nhu cầu thiết yếu của các hộ nghèo. Hơn bao giờ hết, nhu cầu tài chính đặc biệt là tài chính toàn diện của các hộ nghèo ngày càng tăng cao, từ đó sẽ phát sinh các nhu cầu tiếp cận dịch vụ tài chính khác nhu thanh toán, bảo hiểm, chuyển tiền, ATM, kiều hối. Từ thực tế đó, đòi hỏi các TCTCVM bán chính thức cần đa dạng hóa các sản phẩm của tổ chức. Mặt khác, việc cung cấp các sản phẩm mang tính chất áp dụng công nghệ cao nhu ngân hàng qua điện thoại di động, ngân hàng qua Internet mang nhiều tiện dụng cho nguời dùng sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của các TCTCVM với các TCTD khác. Mô hình phát triển sản phẩm của Philippine là một ví dụ điển hình, việc cung ứng sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng là một uu tiên hàng đầu và ứng dụng công nghệ hiện đại trong

việc cung cấp sản phẩm dịch vụ đã mang lại những thành công lớn cho các TCTCVM tại quốc gia này.

Thứ hai, hoạt động TCVM cân bằng giữa mục tiêu xã hội và mục tiêu tài chính. Từ bài học kinh nghiệm từ khủng hoảng tài chính vi mô tại Ân Độ giai đoạn 2010 - 2012 cho thấy rằng việc giữ vững định hướng xã hội trong hoạt động tài chính vi mô là rất quan trọng để đảm bảo sự bền vững trong hoạt động của các TCTCVM bán chính thức. Do đó, bản thân các TCTCVM bán chính thức và các cơ quan thực hiện quản lý hoạt động của các TCTCVM bán chính thức cần thực hiện đảm bảo hoạt động tài chính vi mô vì mục tiêu xã hội là phục vụ tài chính cho người nghèo nhằm tạo thu nhập và cải thiện đời sống.

Ngoài những bài học cốt lõi từ những mô hình thành công từ các quốc gia nghiên cứu, để đảm bảo các TCTCVM bán chính thức đạt hiệu quả trong hoạt động, một số yếu tố liên quan khác như việc đảm bảo sự ổn định vĩ mô và thể chế chính trị là rất cần thiết. Bên cạnh đó, công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hoạt động TCTCVM bán chính thức cũng là một vấn đề cần quan tâm.

1.3.2.2. Bài học cho cơ quan quản lý nhà nước về hiệu quả hoạt động cho các TCTCVMbán chính thức

Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý là cơ sở quan trọng để các TCTCVM bán chính thức hoạt động hiệu quả. Để thuận lợi và có cơ sở để phát triển các TCTCVM thì một khung pháp lý hoàn thiện là rất cần thiết. Trong đó cần quy định rõ ràng về điều kiện về đăng kí, cấp phép, chuyển đổi các TCTCVM. Mặt khác, một số quy định về yêu cầu vốn tối thiểu, yêu cầu tỷ lệ thanh khoản, hạn mức cho vay tối đa một khách hàng, CAR, PAR... cũng cần được quy định rõ ràng và căn cứ theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Trong quá trình thiết lập khung khổ pháp lí này thì vai trò của NHTW đóng

vai trò rất quan trọng và là nhân tố chủ chốt trong việc ban hành quy định. Bên cạnh công tác hoàn thiện khung pháp lý cho các TCTCVM bán chính thức, chiến luợc xây dựng sản phẩm, thu hút đầu tu từ quốc tế, đầu tư tư nhân cho lĩnh vực TCVM là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCTCVM bán chính thức. Với kinh nghiệm của Campuchia có thể thấy rằng, việc đầu tư vào ngành TCVM sẽ được thu hút hơn nếu quốc gia duy trì một nền kinh tế vĩ mô, chế độ chính trị ổn định và quan trọng hơn cả là có những ưu đãi và chính sách khích lệ.

Thứ hai, xây dựng chính sách khuyến khích sự tham gia của tư nhân trong việc phát triển hoạt động của các TCTCVM bán chính thức. Bài học kinh nghiệm của Campuchia có thể thấy rằng nguồn vốn tư nhân là một kênh quan trọng để phát triển ngành TCVM. Với những thành công từ các quốc gia trên, Việt Nam cần xem xét việc ban hành chính sách khuyến khích sự tham gia của các cá nhân hoặc tổ chức tư nhân tham gia vào công tác phát triển hoạt động của các TCTCVM bán chính thức. Tuy nhiên, với định hướng thương mại đề cao khả năng sinh lợi, khi bộ phận tư nhân tham gia có thể sẽ phá vỡ tính cân bằng giữa tính thương mại và trách nhiệm xã hội của các TCTCVM bán chính thức. Điều đó đặt ra vấn đề là cần có một cơ chế để đảm bảo khi bộ phận này tham gia, không xảy ra sự bùng nổ ổ ạt của các TCTCVM bán chính thức và quan trọng hơn là vẫn đảm bảo định hướng xã hội của các tổ chức.

Kết luận Chương 1

Chương 1 luận văn đã trung làm rõ những khái niệm về tổ chức tài chính vi mô, đặc điểm và vai trò cùng những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại tổ chức tài chính vi mô bán chính thức. Nội dung của chương 1 cũng đưa ra bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của các TCTCVM bán chính thức. Đây là cơ sở lý luận để phân tích và đưa ra các nhận định về thực trạng hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình ở chương 2. Bên cạnh đó, chương 1 của luận văn cũng nghiên cứ kinh nghiệm về quá trình xây dựng và phát triển của một số TCTCVM trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của TCTCVM ở Việt Nam.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH

2.1. Khái quát về Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình

Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Bình, là một tổ chức hoạt động xã hội có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo Nghị định 30/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ. Quỹ hoạt động tuân thủ pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ của Quỹ.

Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình được hình thành từ nguồn vốn của chương trình tín dụng tiết kiệm Napa đã thực hiện tại: Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Trạch và thành phố Đồng Hới; nguồn vốn từ Dự án Unilever đang thực hiện tại 3 xã của huyện Lệ Thủy; hợp phần tín dụng nông thôn giai đoạn 2 của Dự án Phân cấp Giảm nghèo (2005 - 2012) và Hợp phần 3, dịch vụ tài chính nông thôn của Dự án SRDP tỉnh (2014 - 2018) do Tổ chức IFAD tài trợ.

Quá trình phát triển QBWDF có thể được chia làm 3 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn hợp nhất và khởi sự (2012 - 2013): Trong năm 2012 và 2013,

Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình tiến hành hợp nhất các nguồn vốn từ các đơn vị, tổ chức và quản lý theo một cơ chế thống nhất với tổng nguồn vốn sau hợp nhất là hơn 27,4 tỷ đồng. Đồng thời, QBWDF cung tiến hàng tuyển dụng đội ngũ nhân viên gồm 38 cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm công tác. Đến cuối năm

2013, Quỹ đã thành lập được 5 chi nhánh, thu hút hơn 11.000 thành viên, đạt dư nợ gần 40 tỷ đồng.

- Giai đoạn hoàn thiện và phát triển (2014 - 2016): Quỹ hỗ trợ phụ nữ

phát triển Quảng Bình hoàn thiện tổ chức bộ máy, nhân sự và hệ thống quản trị điều hành đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quản trị và quản lý Quỹ, hướng tới hoạt động chuyên nghiệp, bền vững, tăng cường cải tiến sản phẩm, tìm kiếm nhà tài trợ, đối tác mới. Đến cuối năm 2016, Quỹ đã có 7 chi nhánh hoạt động tại 60 xã/ 8 huyện/ thị xã/ thành phố, đạt dư nợ hơn 101 tỷ đồng, thu hút 19.000 thành viên tham gia. Hoạt động của Quỹ đem lại cho thành viên lợi ích về kinh tế và các lợi ích xã hội, giúp các thành viên hiểu biết hơn, tự tin hơn, tham gia nhiều hơn vào sinh hoạt cộng đồng, cũng như bình đẳng giới và nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.

- Giai đoạn chuyên nghiệp và cạnh tranh (2017 -2018): Phấn đấu trở

thành tổ chức TCVM chuyên nghiệp và phát triển bền vững, tiến tới đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế bền vững cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo và thu nhập thấp. Trong giai đoạn này, Quỹ tập trung phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh trạng trong khu vực. Hoàn thiện bộ máy và tổ chức để đáp ứng điều kiện chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mô chính thức.

2.1.2. Mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ

phát triển Quảng Bình

Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình trực thuộc Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Bình, hoạt động theo hình thức quỹ xã hội, được thành lập và hoạt

động theo Nghị định 30/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ.

Hội đồng quản lý quỹ: là cơ quan quản lý Quỹ và là đại diện cao nhất của Quỹ, bao gồm từ 7 - 9 thành viên (hiện tại Quỹ có 7 thành viên) với nhiệm kỳ 5 năm.;

Ban giám đốc quỹ: bao gồm Giám đốc Quỹ và các phó giám đốc.

Trong đó, giám đốc Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm;

Ban kiểm soát quỹ: do Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ quyết định

thành lập theo nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ, hoạt động độc lập và có nhiệm vụ: kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ và báo cáo kết quả lên Hội đồng quản lý quỹ;

Các phòng ban quản lý: kế toán, hành chính nhân sự, quản lý tín dụng,

đào tạo và phát triển, kiểm soát nội bộ

> Tổ chức và mạng luới hoạt động:

Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình có địa bàn hoạt động rộng khắp các huyện thuộc tỉnh Quảng Bình. Hiện tại, Quỹ có Trụ sở chính đặt tại thành phố Đồng Hới và 8 chi nhánh tại các huyện:

Chi nhánh Đồng Hới

Chi nhánh Lệ Thủy

Chi nhánh Quảng Ninh

Chi nhánh Quảng Trạch

Chi nhánh Ba Đồn

Chi nhánh Bố Trạch

Chi nhánh Tuyên Hóa

Chi nhánh Minh Hóa

Mỗi chi nhánh hoạt động trên địa bàn là một huyện của tỉnh Quảng Bình.

Cơ cấu tổ chức và mạng luới hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình đuợc thể hiện ở sơ đồ duới đây:

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động

> Các hoạt động cơ bản:

Tín dụng vi mô: đây là hoạt động chủ đạo của QBWDF. Các sản phẩm

tín dụng được thiết kế phù hợp với đối tượng là người nghèo, có thu nhập thấp. Hình thức cho vay là bảo lãnh nhóm; mức cho vay nhỏ và các khoản gốc, lãi sẽ được khách hàng trả dần hàng tháng.

Tiết kiệm vi mô: Hiện tại, Quỹ chỉ thực hiện huy động tiết kiệm với sản

phẩm là Tiết kiệm bắt buộc. Đây là sản phẩm gắn liền với các sản phẩm tín dụng vi mô. Khi vay vốn tại Quỹ, khách hàng sẽ thực hiện gửi tiết kiệm bắt buộc. Đây là những khoản tiền rất nhỏ từ 20.000 VND đến 100.000.000 VND, được gửi hàng tháng và thường là theo kỳ trả nợ của các khoản vay. Việc gửi tiết kiệm bắt buộc cũng giúp khách hàng nghèo tại quỹ hình thành thói quen tích lũy, tiết kiệm.

Tư vấn và đào tạo: Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ được

Quỹ tự tổ chức hoặc kết hợp với sự hỗ trợ của các chương trình, dự án để tổ chức với nội dung về các nghiệp vụ tín dụng, tiết kiệm, kế toán.Bên cạnh đó, Quỹ cũng thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn cho khách hàng tại Quỹ về kỹ thuật sản xuất kinh doanh, trồng trọt, chế biến, vệ sinh môi trường.

2.1.3. Đặc điểm về địa bàn hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển

Quảng Bình

Quảng Bình là tỉnh nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Quảng Bình cũng là một trong những tỉnh của Việt Nam thường xuyên phải hứng chịu tác động của thời tiết xấu như gió bão, lũ lụt.Ngoài ra, những năm gần đây, Quảng Bình còn phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trong của sự cố môi trưởng biển.

Do đặc điểm địa hình, tài nguyên, khi hậu nên các lĩnh vực ngành nghề kinh tế cũng phân bổ theo từng vùng như: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ (chủ yếu là kinh doanh du lịch).

Dân số Quảng Bình có khoảng gần 900 nghìn người, phần lớn là dân tộc kinh, bên cạnh đó là một số dân tộc ít người như Vân Kiều, Mày, Mã Liềng.Dân cư phân bố không đều, hơn 80% dân số sống ở vùng nông thôn, còn lại là sống ở thành thị. Nhìn chung đời sống của người dân Quảng Bình so với các địa bàn khác trên cả nước còn nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo và cận nghèo còn khá cao.

2.2. Thực trạng hoạt động tại Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình

2.2.1. Tình hình tài chính của Quỹ hỗ trợ phụ nữ tỉnh Quảng Bình

2.2.1.1. Tổng tài sản

Trong giai đoạn 2013 - 2017, tổng tài sản của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển tăng đều qua các năm. Sau khi thực hiện hợp nhất các nguồn vốn và hình

thành QBWDF, tổng tài sản của Quỹ tại 2013 đạt được hơn 47 tỷ đồng. Đến cuối 2017, tổng tài sản của Quỹ đã đạt hơn 134 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (trên 95%). Tăng trưởng tổng tài sản của QBWDF trong giai đoạn 2013 - 2017 thể hiện tại biểu đồ hình 2.1 dưới đây: Đơn vị: triệu đồng 160000 140000 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0 2013 2014 2015 2016 2017

Biểu đồ 2.1: Tong tài sản của QBWDF giai đoạn 2013-2017

Nguồn: Báo cáo tài chính của QBWDF các năm từ 2013 đến 2017

Trong nhóm các TCTCVM bán chính thức tại Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình có tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản ở mức trung bình và ổn định qua các năm. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân tổng tài sản của một số TCTCVM bán chính thức tại Việt Nam được mô tả trong biểu đổ biểu đồ 2.2:

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tăng trưởng bình quân tổng tài sản của một số TCTCVM bán chính thức giai đoạn 2013 - 2017

Nguồn: Tính toán từ số liệu báo cáo tài chính của các tổ chức

Như vậy, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình có giá trị tổng tài sản cũng như tỷ lệ tăng trưởng tổng tải sản thuộc loại trung bình trong nhóm các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam.

2.2.1.2. Vốn chủ sở hữu

Năm 2013, sau khi hợp nhất và hình thành, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình bắt đầu hoạt động chính thức với nguồn vốn chủ sở hữu là hơn 27,4 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Quảng Bình đã tăng trưởng hơn, bao gồm: vốn điều lệ, vốn tài trợ và nguồn

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w