Nhóm giải pháp về hoạt động hệ thống

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 90 - 92)

3.2.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức và phát triển nguồn nhân lực

Tăng cường ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến và tuân thủ các nguyên tắc quốc tế, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến và từng bước triển khai rộng mô hình giao dịch một cửa.

Rà soát đánh giá chất lượng của các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm tại chi nhánh để có các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các quỹ tiết kiệm, phòng giao dịch

Tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa các nghiệp vụ ngân hàng. Tăng cường kỹ thuật xử lý tự động các quy trình tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thẩm định thông

tin, xử lý nghiệp vụ; Nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu các giải pháp quản lý hành chính, đảm bảo tính an toàn và bảo mật trong kinh doanh.

Đối với mạng lưới phân phối, phải chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo máy ATM hoạt động thông suốt, hiệu quả. Đặt ATM tại các địa điểm hợp lý, đặc biệt tại các trung tâm thương mại, các siêu thị hoặc trụ sở của doanh nghiệp. Tích cực chủ động tìm kiếm và mở rộng các điểm lắp đặt POS, phát triển các đại lý thanh toán để nâng cao doanh số giao dịch, tăng nguồn thu phí cho ngân hàng đồng thời quảng bá thương hiệu tới khách hàng.

Tăng cường liên kết với các NHTM để mở rộng khả năng sử dụng thẻ và phát huy tính năng tác dụng của thẻ ATM, tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho khách hàng.

Bên cạnh việc duy trì và mở rộng các kênh phân phối truyền thống, AGRIBANK Hà Nội cần nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các kênh phân phối hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao dịch mọi lúc, mọi nơi như các dịch vụ, để khách hàng có thể sử dụng như đặt lệnh, thực hiện thanh toán, truy vấn thông tin, trên cơ sở các cam kết giữa ngân hàng và khách hàng. Việc sử dụng kênh phân phối này có nhiều lợi thế như nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng.

3.2.2.2. Đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm

Kênh phân phối là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động NHBL. Trước đây, ngân hàng là nơi khách hàng đến giao dịch nhưng hiện nay khách hàng muốn được phục vụ mọi lúc mọi nơi. Do đó, bên cạnh các kênh phân phối truyền thống, dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet Banking, Mobile Banking, Bankplus...) là một trong những thế mạnh trong cạnh tranh giữa các ngân hàng. Qua nghiên cứu, các nhà phân tích nhận thấy rằng, các khách hàng sử dụng các kênh phân phối khác nhau cho nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, khách hàng muốn giao dịch trực tiếp khi mua những món hàng có giá trị cao, còn đối với những giao dịch thường xuyên và không cấp thiết: chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, lệnh thanh toán định kỳ thì khách hàng sử dụng các kênh còn lại. Do đó, AGRIBANK

Hà Nội cần chú trọng phát triển mạng lưới thông qua phòng giao dịch lưu động, điểm giao dịch tự động với mô hình gọn nhẹ nhằm tăng nhanh nguồn vốn, đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân.

Thực hiện liên kết với các công ty bảo hiểm, đại lý mua bán xe ô tô, hệ thống siêu thị, các khu vui chơi - giải trí, các điểm du lịch... để chính các nhân viên của các công ty này là nhà các nhà phân phối sản phẩm cho AGRIBANK Hà Nội.

Tập trung triển khai nhanh và đồng bộ các sản phẩm, dịch vụ qua kênh phân phối điện tử Internet banking và Mobile banking cho mọi đối tượng khách hàng nhằm khai thác hiệu quả kênh phân phối mới. Tận dụng các cơ hội hợp tác với các tổ chức, các trung gian thanh toán (Vnpay, Smart Link, Vietpay...) để tăng khả năng liên kết bán sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Phát triển mạnh các điểm chấp nhận và thanh toán thẻ (ATM, POS) theo hướng đầu tư có trọng điểm và tăng cường tính liên kết của các hệ thống thanh toán thẻ bank net, smart link.

Nghiên cứu để áp dụng giờ giao dịch linh hoạt, phục vụ cả ngoài giờ, ngày nghỉ, ngày lễ giúp tạo thuận tiện cho giao dịch của khách hàng là nhân viên văn phòng.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 90 - 92)