Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 96 - 101)

3.3.1. Đối với Chính Phủ, Bộ Ban Ngành

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một hướng đi tất yếu của các ngân hàng thương mại do dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại nguồn thu ổn định cho các ngân hàng thương mại, phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng mang lại nhiều tiện ích đối với khách hàng. Đồng thời, dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, tăng phương tiện thanh toán đối với nền kinh tế, giảm thiểu được giao dịch tiền mặt, giảm chi phí lưu thông tiền mặt trong tổng thể nền kinh tế, thúc đẩy xã hội phát triển.

Tuy nhiên, để các Ngân hàng thương mại có thể phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, bên cạnh sự ủng hộ của môi trường kinh tế xã hội, của khách hàng, còn cần phải có đủ điều kiện về môi trường pháp lý để phát triển các dịch vụ mới, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Để có đủ điều kiện môi trường pháp lý cho hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại, đòi hỏi phải có sự đầu tư, sự quan tâm đúng đắn của Chính phủ, các cấp quản lý. Nhìn chung, cần phát triển đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh giáo dục, đào tạo. Cần tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện về công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là công tác bảo mật an toàn. Tăng cường công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của người dân đối với các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tuyên truyền thói quen sử dụng tài khoản thanh toán qua ngân hàng.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính đầu tư kinh

doanh buôn bán trên mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch, tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ Ngân hàng điện tử.

Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định, nhằm quản lý tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống, cần xây dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lý, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Xây dựng một trung tâm quản lý dữ liệu Trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng và chính xác. Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin, tách chức năng quản lý ra khỏi kinh doanh.

Thứ tư, phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và Internet. Thực hiện tin học hoá các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các Ngân hàng và tổ chức tín dụng, nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí, tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc kinh doanh. Xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thông mạnh, tốc độ cao, không bị nghẽn mạch, giá cước phù hợp, hạn chế độc quyền viễn thông.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Định hướng mở rộng liên kết tập trung vào các đối tác như: đối tác trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, đối tác trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, các đối tác cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ điện nước, liên kết với các đối tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nhằm thu hút nguồn kiều hối, liên kết với các đối tác cùng ngành để gia tăng tiện ích thanh toán liên ngân hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Trong thời gian qua, AGRIBANK Hà Nội đã bắt đầu triển khai các hoạt động hợp tác kinh doanh với các tập đoàn bán lẻ như Big C, nhằm phát triển dịch vụ thanh toán lương, dịch vụ thanh toán bán lẻ bằng cách kết nối các hình thức thanh toán qua thẻ dành cho người tiêu dùng mua hàng tại các điểm bán hàng của Big C. Trong thời gian tới, AGRIBANK Hà Nội tiếp tục duy trì và mở rộng liên kết với

các công ty, tập đoàn phát triển trong lĩnh vực bán lẻ, nhằm phát triển và mở rộng kênh phân phối dịch vụ thanh toán từ xa như góp phần vào việc cung cấp các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cho nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ cho người tiêu dùng.

AGRIBANK Hà Nội cũng cần tăng cường hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp có các khoản thanh toán dịch vụ thường xuyên, ổn định số lượng khách hàng như bưu điện, hàng không, điện lực, cấp thoát nước, kinh doanh xăng dầu, tăng cường hợp tác với các công ty tài chính, bảo hiểm, nhằm ứng dụng các tiện ích gia tăng của sản phẩm thẻ hiện có để cung cấp dịch vụ thanh toán cho một khối lượng khách hàng khổng lồ của các đối tác này.

Trong mảng kinh doanh bán lẻ, dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh thu. Phát huy vai trò chủ đạo trong liên minh thanh toán thẻ trên thị trường Việt Nam, AGRIBANK cần tăng cường liên kết hơn nữa với các ngân hàng khác để nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có và mở rộng khả năng sử dụng thẻ ATM. Hiện tại, các liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng trong liên minh thẻ mới chỉ dừng lại ở mức cung cấp dịch vụ rút tiền mặt, các giao dịch chuyển khoản vẫn chỉ thực hiện được trong cùng hệ thống. Để phát triển dịch vụ bán lẻ, tăng tiện ích dịch vụ cho chủ thẻ, các ngân hàng cần mở rộng hợp tác kinh doanh sang mảng thanh toán chuyển khoản liên ngân hàng qua thẻ.

3.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Để phát triển tốt mảng kinh doanh bán lẻ, ban lãnh đạo của AGRIBANK Hà Nội cần chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh bán lẻ chủ động linh hoạt, theo sát các biến động của thị trường. Triển khai, phân giao kế hoạch đến từng đơn vị nghiệp vụ. Định kỳ đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch để đưa ra những biện pháp, giải pháp sát với thực tiễn hoạt động tại đơn vị.

Nâng cao chất lượng quản lý điều hành hoạt động kinh doanh bán lẻ, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực. Triển khai kịp thời các chính sách khen thưởng động viên tới các đơn vị, cá nhân có thành tích tốt trong công tác tiếp thị tư vấn khách hàng, các cán bộ có mức hoàn thành kế hoạch cao để tạo động lực cho cán

bộ, tạo không khí thi đua trong nội bộ chi nhánh.

Tổ chức các chương trình marketing quảng cáo tại các trung tâm lớn, tiếp thị kịp thời quảng bá các sản phẩm cụ thể cũng như thương hiệu của Ngân hàng tới khách hàng.

Duy trì và giữ quan hệ với các khách hàng hiện có, đồng thời tiếp cận mở rộng nền khách hàng phục vụ hoạt động kinh doanh bán lẻ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý luận cùng với việc nghiên cứu những vấn đề thực tại của AGRIBANK Hà Nội, luận văn đã đưa ra các giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động NHBL tại AGRIBANK Hà Nội. Bao gồm:

1. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm. 2. Nhóm giải pháp về hoạt động hệ thống

3. Nhóm giải pháp về công nghệ 4. Nhóm các giải pháp hỗ trợ đặc thù

5. Các kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, AGRIBANK Việt Nam.

Tuy nhiên, cách thức triển khai và thực hiện các giải pháp sao cho phù hợp với tình hình cụ thể tại ngân hàng mới thực sự là yếu tố quyết định mang lại hiệu quả cao. Để đạt được mục tiêu đó cần có sự kết hợp về chính sách, chủ trương, và sự phối hợp đồng bộ từ cấp trung ương đến địa phương cũng như nỗ lực không ngừng từ phía ngân hàng. Với những giải pháp đã đề ra, người viết hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động NHBL tại AGRIBANK Hà Nội

KẾT LUẬN

Trong điều kiện hiện nay, khi cuộc canh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt và cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn biến bất ổn, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ có thể coi là một lựa chọn đúng đắn được nhiều ngân hàng trong nước cũng như Việt Nam lựa chọn. Nhận ra tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng như những lợi ích, hiệu quả mà phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại, các Ngân hàng đã bắt đầu chú trọng đến việc xây dựng cho mình các chiến lược, hoạch định kế hoạch phát triển mảng dịch vụ NHBL.

Với cơ hội để tiếp cận và phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam là rất to lớn. Với mục tiêu đến năm 2020, AGRIBANK Hà Nội phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu của AGRIBANK trên địa bàn Hà Nội, đáp ứng đầy đủ các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động.

Với kinh nghiệm thực tế công tác tại bộ phân phát triển dịch vụ bán lẻ tại chi nhánh AGRIBANK Hà Nội cùng với những nghiên cứu lý luận, luận văn đã thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, Luận văn đã hệ thống hóa có chọn lọc và tập trung luận giải về hoạt động ngân hàng bán lẻ trên cơ sở xây dựng khái niệm ngân hàng bán lẻ, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và điều kiện để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Thứ hai, Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng, nêu ra những khó khăn, hạn chế, tìm ra được nguyên nhân dịch vụ NHBL tại Chi nhánh AGRIBANK Hà Nội chưa phát triển tương xứng với tiềm năng cũng như đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ NHBL tại chi nhánh AGRIBANK Hà Nội.

Thứ ba, Luận văn đã trình bày định hướng hoạt động của AGRIBANK Hà Nội trong giai đoạn tới, trong đó định hướng quan trọng là phát triển kinh doanh theo mô hình Tập đoàn tài chính đa năng, và một mảng kinh doanh quan trọng là cung cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ hướng tới các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, luận văn cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của AGRIBANK Hà Nội.

Tác giả luận văn đã đề cập đến một vấn đề tuy không mới mẻ, xa lạ, nhưng rất cần thiết cho AGRIBANK Hà Nội giai đoạn hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]- Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010; [2] - Theo các chuyên gia của học viện công nghệ Châu Á- AIT;

[3] - David C (2012) Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại NXB Chính trị Quốc gia

[4] - Theo từ điển Đầu tư http://investopedia.com Từ điển lớn nhất đầy đủ toàn diện về các thuật ngữ tài chính do Forbes tài trợ;

[5] - Nguyễn Đăng Dờn (2007) “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại ”, NXB Thống kê

[6] - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội “Báo cáo thường niên các năm 2015, 2016, 2017, 2018”

[7] - Nguyễn Thị Thùy Dương, 2015 “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NH TMCP Đầu tư và phát triển - CN Nghệ An”, luận văn thạc sĩ trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia

[8] - Nguyễn Văn Quí, 2015 ‘‘Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ trường ĐH Thái Nguyên

[9] - Hoàng Thị Hường, 2016 “Một số biện pháp Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại NH TMCP Đầu tư và phát triển - CN Đông Hải Phòng”, Luận văn thạc sĩ trường ĐH Hàng Hải

[10] - Nguyễn Thị Tú Anh, 2015 “Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Thăng Long” Luận văn thạc sĩ trường ĐH Thương Mại

[11] - Mai Thế Chu, 2013 “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh danh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - CN Sài Gòn ”

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 96 - 101)