1.3.2.1. Đảm bảo khả năng quản lý, giám sát TSBĐ
Một trong các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý TSBĐ của một Ngân hàng thương mại đó chính là việc Ngân hàng thương mại có thể thông qua công tác quản lý TSBĐ để có thể quản lý, giám sát được TSBĐ, nhằm phát hiện kịp thời những vi phạm của Bên thế chấp/Bên cầm cố để từ đó đề xuất biện pháp kịp thời nhằm hạn chế rủi ro. Ngân hàng thương mại càng giám sát được TSBĐ, bảo toàn được TSBĐ không bị thất thoát mất mát thì hiệu quả quản lý TSBĐ của Ngân hàng càng cao.
Chính vì lý do đó, cán bộ QHKH của các Ngân hàng thương mại thường tổ chức kiểm tra, giám sát TSBĐ định kỳ hoặc đột suất từ đó có thể đánh giá được sự thay đổi, suy giảm xuống cấp của TSBĐ, thất thoát TSBĐ và phản ánh vào báo cáo kiểm tra sau cấp tín dụng để từ đó đề xuất các giải pháp kịp thời nhằm hạn chế rủi ro. Tuy nhiên trên thực tế triển khai, không phải cán bộ QHKH nào cũng đủ khả năng để kiểm tra, giám sát TSBĐ hoặc công tác kiểm tra giám sát TSBĐ được QHKH làm một cách chống đối, qua loa... Vì vậy, từ việc không thực hiện kiểm tra, giám sát TSBĐ đúng quy định gây thất thoát TSBĐ, TSBĐ xuống cấp... không giám sát được TSBĐ dẫn đến hiệu quả quản lý TSBĐ không cao.
Công tác giám sát TSBĐ cần phải được nâng cao đặc biệt đối với các TSBĐ thực hiện biện pháp thế chấp và giao cho Bên bảo đảm tự quản lý, sử dụng. TSBĐ được giám sát chặt chẽ hơn đối với biện pháp cầm cố, TSBĐ được quản lý lưu trữ tại kho của Ngân hàng như: Giấy tờ có giá, hàng hóa
(đối với trường hợp được lưu giữ tại kho Ngân hàng), vàng...Các Ngân hàng cũng có các quy định chặt chẽ về thành phần mở kho, khóa kho, camera giám sát và cán bộ Ngân hàng chỉ được xuất kho khi có phê duyệt của cấp có thẩm quyền để đảm bảo an toàn kho quỹ và giám sát được TSBĐ.
1.3.2.2. Bảo toàn giá trị bảo đảm
Hiệu quả quản lý TSBĐ không chỉ phản ánh thông qua chỉ tiêu giám sát được TSBĐ mà còn phản ánh qua chỉ tiêu giá trị TSBĐ được bảo toàn. Khi các Ngân hàng thương mại giám sát được TSBĐ, TSBĐ thuộc quyền xử lý của Ngân hàng nhưng TSBĐ mất giá, xuống cấp không đủ để đảm bảo cho khoản cấp tín dụng, khi xử lý TSBĐ để thực hiện thu hồi nợ Ngân hàng không thu đủ được cả gốc và lãi của khoản cấp tín dụng đã cấp sẽ khiến Ngân hàng không bảo toàn được vốn, hiệu quả quản lý TSBĐ không cao.
Định kỳ/đột xuất, Ngân hàng thương mại thực hiện định giá lại TSBĐ để có biện phát x lý kịp thời đối với trường hợp TSBĐ giảm giá trị. Để hạn chế rủi ro, khi TSBĐ bị sụt giảm giá trị các Ngân hàng thương mại thường yêu cầu Khách hàng bổ sung thêm TSBĐ hoặc giảm dư nợ. Mặt khác, các Ngân hàng thương mại thường định giá thấp hơn một tỷ lệ nhất định so với giá thị trường để hạn chế rủi ro khi có biến động giá, đồng thời quy định các tỷ lệ cấp tín dụng/giá trị TSBĐ khác nhau phụ thuộc vào khả năng biến động giá của từng loại TSBĐ.
Bảo toàn được giá trị TSBĐ còn được thể hiện thông qua pháp lý TSBĐ, công tác thẩm định TSBĐ. Nếu công tác thẩm định TSBĐ không chi tiết cụ thể, pháp lý TSBĐ không rõ ràng, nếu không được phát hiện kịp thời trong quá trình thẩm định, không hoàn thiện thủ tục BĐTV theo quy định sẽ dẫn đến tranh chấp thất thoát giá trị TSBĐ như: TSBĐ đã được bán trao tay một phần, TSBĐ đang tranh chấp, TSBĐ thuộc đối tượng thu hồi...
Tính thanh khoản của TSBĐ là khả năng chuyển đổi thành tiền của TSBĐ. Tùy từng quy định của Ngân hàng thương mại mà có thể quy định thứ tự ưu tiên nhận thế chấp như sau:
- Nhóm 1: Tiền mặt, Hợp đồng tiền gửi, Sổ tiết kiệm, Giấy tờ có giá. - Nhóm 2: Bất động sản, Phương tiện vận tải, Máy móc thiết bị. - Nhóm 3: Hàng hóa, quyền đòi nợ...
Đồng thời, thứ tự ưu tiên giải chấp sẽ ngược lại từ nhóm 3 giải chấp trước rồi đến nhóm 2, nhóm 1. Một khách hàng vừa có TSBĐ nhóm 3 và nhóm 2 thì TSBĐ nhóm 3 sẽ được ưu tiên giải chấp trước, khi Khách hàng có nhu cầu giảm dư nợ.
Như vậy, các Ngân hàng thường ưu tiên nhận các TSBĐ có tính thanh khoản cao trước và giải chấp các tài sản có tính thanh khoản thấp trước.
Tính thanh khoản phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thị hiếu người mua, cung cầu thị trường, tính phổ biến của tài sản, giá trị, vị trí, lợi thế của TSBĐ...do đó để quản lý TSBĐ đạt hiệu quả các Ngân hàng thương mại luôn luôn quan tâm đến tính thanh khoản của TSBĐ. Khi nhận các TSBĐ có tính thanh khoản thấp, các Ngân hàng thường lựa chọn đối tượng Khách hàng một cách chặt chẽ và thường là những công ty uy tín, tập đoàn lớn...và chấp nhận mức rủi ro cao hơn để có thể đổi lại mối quan hệ hợp tác hoặc thu phí từ các dịch vụ khác của Khách hàng như: sản phẩm trả lương qua tài khoản, bảo lãnh, L/C hoặc thu hút được một lượng tiền gửi lớn...
Để đảm bảo tính thanh khoản của TSBĐ, các Ngân hàng thương mại thường quy định cụ thể các điều kiện nhận đối với từng loại TSBĐ để sàng lọc các TSBĐ có tính thanh khoản thấp như: pháp lý TSBĐ, vị trí TSBĐ, chủng loại TSBĐ, hình dạng TSBĐ, khả năng vận hành của TSBĐ, năm sản xuất, năm lưu hành...
Công tác tiếp nhận hồ sơ, thẩm định TSBĐ, định giá TSBĐ tốt giúp Ngân hàng đảm bảo tính pháp lý TSBĐ, thanh khoản TSBĐ khi xử lý TSBĐ, hiệu quả quản lý TSBĐ từ đó đuợc nâng lên.
1.3.2.4. Đảm bảo hiệu quả thu nợ khi thanh lý TSBD
Kết quả thanh lý TSBĐ để thu nợ chính là phản ánh hiệu quả quản lý TSBĐ của Ngân hàng. Ngân hàng quản lý TSBĐ tốt, thực hiện thẩm định TSBĐ đúng quy trình quy định, định giá TSBĐ và xem xét định giá lại TSBĐ định kỳ, hoàn thiện thủ tục bảo đảm tiền vay theo đúng quy định, kiểm tra giám sát đuợc TSBĐ...nhu vậy pháp lý TSBĐ đuợc đảm bảo, giá trị TSBĐ đuợc đảm bảo, tính thanh khoản của TSBĐ cũng đuợc đảm bảo sẽ giúp cho Ngân hàng thu đủ số tiền gốc lãi mà Khách hàng nợ Ngân hàng không gây thất thoát vốn của Ngân hàng, thời gian xử lý TSBĐ không bị kéo dài gây tốn kém chi phí. Nếu Ngân hàng không thực hiện tốt công tác quản lý TSBĐ, công tác thu hồi nợ sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhu: tranh chấp về pháp lý (tài sản tặng cho không đuợc thế chấp, chủ cũ đang sinh sống trên TSBĐ...), giá trị TSBĐ bị sụt giảm, mất thứ tự uu tiên thanh toán do không thực hiện đăng ký Giao dịch bảo đảm theo đúng quy định...khiến thời gian phát phát mại TSBĐ kéo dài sẽ khiến Ngân hàng tốn kém nguồn lực và chi phí.
1.3.2.5. Mức độ hài lòng của Khách hàng
Hiệu quả quản lý TSBĐ còn đuợc đánh giá thông qua mức độ hài lòng của Khách hàng, khi quyết định vay vốn tại Ngân hàng tức là Khách hàng chấp nhận phụ thuộc về tài chính vào Ngân hàng và phải chịu tuân thủ mọi yêu cầu liên quan đến quản lý TSBĐ do Ngân hàng đua ra. Công tác quản lý TSBĐ của
Ngân hàng ảnh huởng khá nhiều đến hoạt động kinh doanh của Khách hàng/ Chủ tài sản, một trong những lý do khiến Khách hàng đua ra quyết định có tiếp
khi vừa quản trị được rủi ro nhưng cũng đảm bảo sự thuận tiện, hài lòng của Khách hàng/Chủ tài sản trong quá trình kinh doanh, sử dụng tài sản.
1.3.2.6. Chi phí quản lý TSBĐ
Công tác quản lý TSBĐ sẽ thực sự hiệu quả nếu chi phí về quản lý TSBĐ thấp, đó là những chi phí liên quan đến việc thuê kho (kho quản lý hàng hóa), chi phí xây dựng kho quỹ để lưu trữ hồ sơ TSBĐ, chi phí nhân sự trong công tác quản lý TSBĐ, chi phí bảo quản vận chuyển hồ sơ TSBĐ...Khi các TCTD điều chỉnh giảm được các chi phí liên quan đến công tác quản lý TSBĐ sẽ nâng cao hiệu quả quản lý TSBĐ.
Như vậy, hiệu quả quản lý TSBĐ được phản ánh thông qua tất cả các tiêu chí nêu trên, nếu một trong các tiêu chí Ngân hàng thương mại thực hiện không tốt cũng sẽ làm giảm hiệu quả quản lý TSBĐ.