Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN ĐÔNG NAM Á (SEABANK) (Trang 46)

Công tác quản lý TSBĐ chịu tác động của một số nhân tố chủ quan và một số nhân tố khách quan, do đó cần phân tích để có những giải pháp kịp thời nhằm khắc phục hoặc hạn chế tối đa những ảnh hưởng đó.

1.3.3.1. Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố ảnh hưởng từ phía Ngân hàng

- Trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ Ngân hàng

Nhân tố con người luôn là nhân tố quan trọng tác động rất lớn tới hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng đặc biệt là hoạt động quản lý TSBĐ. Yếu tố trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ Ngân hàng quyết định sự thành công tới hiệu quả quản lý TSBĐ như:

+ Trình độ chuyên môn: Nếu cán bộ Ngân hàng không có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ yếu kém có thể dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng như yếu kém về: Nghiệp vụ thẩm định TSBĐ, định giá TSBĐ, hoàn thiện thủ tục bảo đảm tiền vay, kiểm tra giám sát TSBĐ...Nhiều cán bộ tín dụng nhận định chưa

đúng, chưa đầy đủ về khách hàng; cho vay tại các địa bàn xa đơn vị kinh doanh dẫn đến khó quản lý mục đích sử dụng vốn và TSBĐ bảo đảm một cách thường xuyên có thể dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng. Một số cán bộ ngân hàng còn không nắm vững nghiệp vụ chưa chấp hành quy chế cho vay, bảo lãnh chưa nghiêm túc, gia hạn nợ tùy tiện, chạy theo thành tích, dẫn đến khách hàng lợi dụng gây ra việc thất thoát tài sản.

+ Về đạo đức: Bên cạnh những cán bộ chưa hiểu hết quy trình quy định, nghiệp vụ chuyên môn còn yếu kém có những cán bộ Ngân hàng hiểu nghiệp vụ nhưng cố ý làm sai để trục lợi cá nhân cũng là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý TSBĐ như: định giá cao hơn giá thị trường, thông đồng với Khách hàng cung cấp hồ sơ giả, giấy chứng nhận TSBĐ giả... - Quan điểm của lãnh đạo Ngân hàng và các chính sách liên quan đến công tác quản lý TSBĐ: Quan điểm của lãnh đạo Ngân hàng và các chính sách liên quan đến công tác quản lý TSBĐ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả quản lý TSBĐ. Nếu quan điểm của lãnh đạo coi trọng việc phát triển kinh doanh hơn công tác quản trị rủi ro và công tác quản lý TSBĐ thì chính sách về quản lý TSBĐ cũng sẽ được nới lỏng không thắc chặt làm tăng khả năng cạnh tranh thúc đẩy các ĐVKD phát triển kinh doanh. Ngược lại, nếu quan điểm của lãnh đạo luôn coi trọng công tác quản trị rủi ro, đề cao công tác quản lý TSBĐ thì hiệu quả quản lý TSBĐ sẽ được nâng cao.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý TSBĐ: Cơ sở vật chất kỹ thuật phụ vụ công tác quản lý TSBĐ cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý TSBĐ như: chất lượng kho quỹ, hệ thống phần mềm theo dõi công tác xuất/nhập TSBĐ, thiết bị định vị, máy bắn để phục vụ cho công tác định giá một cách chính xác...

- Chất lượng công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý tài sản bảo đảm: Ngoài việc ĐVKD thực hiện công tác quản lý TSBĐ, công tác

kiểm tra, giám sát của các bộ phận độc lập cũng góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý TSBĐ.

Tính chủ động trong ứng xử của Ngân hàng

Ngân hàng cho vay không chỉ cần thực hiện kỹ lưỡng và chính xác theo các quy định khi nhận TSBĐ mà phải kiểm tra, giám sát thường xuyên trong suốt quá trình cấp tín dụng để phát hiện các rủi ro và điều chỉnh kịp thời. Từ khi xem xét cấp tín dụng cho đến khi thu hồi hết nợ Ngân hàng luôn phải ở thế chủ động, là người nắm chắc mọi diễn biến của hoạt động kinh doanh của người vay, trạng thái của các TSBĐ để trong bất cứ trường hợp nào cũng chủ động đưa ra những biện pháp ứng xử thích hợp nhất bảo vệ quyền lợi của mình.

Vấn đề thông tin.

Một xã hội đang phát triển yếu tố thông tin luôn được đặt lên hàng đầu, các thông tin về người vay, về tài sản, về người bảo lãnh, về các bên đối tác v.v.. .Nguồn thông tin đa dạng như vậy, nhưng hiện nay độ chính xác rất hạn chế. Khi có nguồn thông tin rõ ràng, đáng tin cậy cũng giúp cho Ngân hàng hạn chế được những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Hiện nay, hệ thống CIC ngày càng hoàn thiện, cung cấp cho Ngân hàng các thông tin về lịch s quan hệ của Khách hàng, lịch sử về TSBĐ. Mặt khác, hệ thống công chứng uchi cũng dần được mở rộng kết nối giữa các phòng công chứng cũng là cơ sở để các Ngân hàng tra cứu pháp lý của TSBĐ trước khi nhận thế chấp. Bên cạnh đó, hệ thống ĐKGDBĐ cũng được thiết lập theo xu hướng trực tuyến như: đăng ký qua online tại cục Trung tâm đăng ký GDBĐ Quốc tra và hệ thống cũng công khai thông tin về TSBĐ thế chấp để các TCTD có thể tra cứu miễn phí các thông tin đối với TSBĐ đã và đang được thế chấp.

Như vậy, hệ thống thông tin đáng tin cậy sẽ giúp cho Ngân hàng phòng ngừa được rủi ro ngay từ các khâu ban đầu trước khi giải ngân như: thẩm định TSBĐ, hoàn thiện thủ tục BĐTV...

1.3.3.2. Các nhân tố khách quan

Các nhân tố thuộc về khách hàng vay

- Năng lực tài chính, trình độ quản lý của khách hàng vay

Năng lực tài chính của khách hàng vay vốn là rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý TSBĐ. Ngân hàng thường chỉ cho vay trong trường hợp khách hàng vay được đánh giá có hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, có tài sản bảo đảm đáp ứng được các điều kiện theo quy định của ngân hàng.

Trình độ quản lý kinh doanh của khách hàng nếu bị yếu, chưa đủ sức mạnh để cạnh tranh trên thị trường có thể dẫn đến tình trạng khách hàng không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng khiến hiệu quả quản lý TSBĐ gặp nhiều khó khăn.

- Tính trung thực, chính xác của những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng.

Trong nhiều trường hợp khách hàng vay vốn đã có sự thiếu trung thực trong các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, các chứng từ và tài liệu liên quan đến mục đích vay vốn và sử dụng vốn, các hồ sơ liên quan đến TSBĐ. Điều này gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Khách hàng và TSBĐ cũng như việc theo dõi, giám sát, quản lý vốn vay, TSBĐ của khách hàng để từ đó có thể đưa ra những quyết định cấp tín dụng đúng đắn, những biện pháp tình thế kịp thời, điều này làm hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay bị giảm sút. Những thông tin về khách hàng đều chủ yếu dựa trên sự cung cấp của khách hàng. Do đó, nếu các khách hàng cố tình lừa đảo, cung cấp các thông tin không đúng sự thật thì khả năng Ngân hàng gặp phải rủi ro là rất cao và làm cho vấn đề quản lý TSBĐ trở nên không còn ý nghĩa. Vì vậy để đạt được hiệu quả của trong công tác quản lý TSBĐ thì Ngân hàng phải lựa chọn để tìm được những

khách hàng có tư cách đạo đức, có đủ năng lực tài chính, có uy tín, có hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao và tài sản tốt.

Các khuôn khổ pháp lý cho bảo đảm cho vay

Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan ban hành ra các văn bản pháp luật nhằm hỗ trợ cho các TCTD trong việc thực hiện hoạt động bảo đảm tiền vay. Căn cứ trên cơ sở các văn bản pháp luật do các cơ quan chức năng ban hành, Ngân hàng ban hành các văn bản nội bộ nhằm hướng dẫn toàn bộ các chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng thực hiện một cách thống nhất và đảm bảo an toàn trong công tác quản lý TSBĐ. Các hệ thống văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay có sự thống nhất, hoàn thiện và chặt chẽ sẽ là hành lang pháp lý giúp các Ngân hàng thực hiện vấn đề an toàn trong cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, trong thực tế khi triển khai công tác quản lý TSBĐ thì Ngân hàng đã gặp phải những vướng mắc do các văn bản quy định đang có sự chồng chéo nhau, không phù hợp với thực tế. Do đó đã có những trường hợp khách hàng lợi dụng các kẽ hở pháp luật để lừa đảo. Vì vậy, để giúp Ngân hàng dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cho vay, giảm bớt thời gian thẩm định thì Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan cần phải có chính sách, chủ trương chỉnh sửa các văn bản theo hướng ngày càng hoàn thiện, giảm bớt các áp lực cho Ngân hàng khi thực hiện vấn đề liên quan đến TSBĐ.

Môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế cũng có những tác động nhất định đến hoạt động của Ngân hàng nên nó cũng tác động đến hiệu quả quản lý TSBĐ. Một nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định sẽ làm giá cả ở mức ổn định, tình trạng lạm phát ở mức thấp, các nhà đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng cho vay và hiệu quả của công tác quản lý TSBĐ được nâng lên. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế bị suy thoái, quy mô

sản xuất bị thu hẹp, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thua lỗ kéo dài dẫn đến các khách hàng khó khăn trong việc trả nợ, hiệu quả của công tác quản lý TSBĐ bị giảm sút.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chuong 1, Luận văn đã luận giải những kiến thức cơ bản về tài sản bảo đảm và quản lý tài sản bảo đảm tiền vay. Luận văn cũng làm rõ hiệu quả và các nhân tố ảnh huởng đến hiệu quả quản lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng thuơng mại. Đây chính là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả của công tác quản lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank).

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP ĐôngNam Á Nam Á

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) có trụ sở chính tại 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, SeABank được biết đến là một trong nhóm dẫn đầu các ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam về qui mô vốn điều lệ, mạng lưới hoạt động, mức độ nhận biết thương hiệu và tốc độ tăng trưởng ổn định.

Thành lập từ năm 1994, SeABank trải qua chặng đường 23 năm phát triển để đạt được thành tựu hôm nay với vốn điều lệ 5.446 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 125 nghìn tỷ đồng và một mạng lưới hoạt động trên khắp 3 miền đất nước với 162 chi nhánh và điểm giao dịch.

Sứ mệnh

SeABank đặt mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ dẫn đầu và được yêu thích nhất, cung cấp đầy đủ và đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn, tối ưu hóa lợi ích cho từng đối tượng khách hàng và cổ đông, đảm bảo phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.

Tầm nhìn

Phát triển ngân hàng theo mô hình của một ngân hàng bán lẻ và từng bước hướng tới trở thành một tập đoàn ngân hàng - tài chính đa năng, hiện đại, nổi bật về chất lượng sản phẩm dịch vụ và uy tín thương hiệu.

Chiến lược phát triển

Xây dựng và phát triển SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ dẫn đầu và được yêu thích nhất là chiến lược phát triển cốt lõi của SeABank thời gian tới. Trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, SeABank sẽ tập trung đặc biệt vào khách hàng cá nhân và đồng thời phát triển mảng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp lớn. Các sản phẩm dịch vụ của SeABank được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của từng đối tượng và phân khúc khách hàng.

Phương châm hoạt động

Phát triển toàn diện, an toàn, hiệu quả và bền vững đóng góp vào sự phồn thịnh của nền kinh tế và xã hội đất nước.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của SeaBank

SeaBank đang từng bước chuyển mình để đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, đồng thời “kết nối” khách hàng tới một cuộc sống vật chất đầy đủ, sung túc hơn.

SeaBank cam kết mang đến cho các khách hàng một tập hợp các sản phẩm - dịch vụ có tính chuyên nghiệp cao đáp ứng tối đa nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, tối ưu hoá các giá trị cho khách hàng, lợi ích cổ đông và sự phát triển bền vững của tập đoàn, đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội.

Hoạt động kinh doanh chính : - Cho vay, đầu tư.

- Huy động vốn. - Nghiệp vụ bảo lãnh.

- Thanh toán trong nước và quốc tế. - Kinh doanh ngoại tệ.

Chỉ tiêu/ năm 201 5 201 6 201 7 Chênh lệch 2015- 2016 Chênh lệch 2016- 2017 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Vốn điều lệ 6 5,46 6 5,46 6 5,46 0 0 0 0

- Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá. - Sản phẩm ngân hàng điện tử SeANet.

- Hoạt động khác trong khuôn khổ nhà nuớc quy định.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phầnĐông Nam Á Đông Nam Á

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank

(Nguồn: Giới thiệu ngân hàng SeABank)

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phầnĐông Nam Á Đông Nam Á

2.1.4.1. Tổng tài sản và kết quả kinh doanh

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của SeABank từ giai đoạn 2015-2017

Lợi nhuận trước thuế 11 7 14 6 38 1 29 25 235 161

soát lạm phát, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay và tăng cường khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, cao nhất trong 10 năm qua.

SeABank trong năm tiếp tục có những bước tăng trưởng ổn định, hoạt động hiệu quả và hoàn thành vượt chỉ tiêu kinh doanh năm 2017 trong đó chỉ tiêu lợi nhuận vượt 226% kế hoạch đồng thời tổng tài sản đạt trên 125 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ duy trì ổn định qua các năm là: 5.466 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 381 nghìn tỷ đồng tăng 161% so với năm 2016. Với những thành quả đó SeABank tự hào được tổ chức The Asian Banker đánh

giá độc lập và xếp hạng trong nhóm 15 ngân hàng mạnh nhất Việt Nam và Top 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Duơng.

2.1.4.2. Kết quả theo phân khúc Khách hàng a. Phân khúc Khách hàng cá nhân

- Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn trong năm 2017 với tổng tăng ròng huy động đạt gần 7.000 tỷ đồng, nâng tổng quy mô huy động tiền gửi phân phúc KHCN từ 49.183 tỷ đồng năm 2016 lên gần 56.000 tỷ đồng, tăng truởng 114% so với năm 2016. Để có đuợc kết quả đó là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống triển khai hàng loạt các chuơng trình kinh doanh mang lại các chính sách uu đãi đặc biệt cho Khách hàng và thúc đẩy tinh thần làm việc của cán bộ bán nhu: “Lì xì năm mới Đinh Dậu 2017”, “Mùa thu

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN ĐÔNG NAM Á (SEABANK) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w