Hiện tại, chính sách TSBĐ cũng đã đáp ứng phần nào nhu cầu về quản lý TSBĐ, tuy nhiên trong quá trình triển khai ĐVKD còn gặp nhiều vuớng mắc, đồng thời các chính sách còn nằm rải rác chua tập trung để các đơn vị dễ dàng trong việc thực hiện. Vì vậy, các phòng, ban liên quan tại Trụ sở chính nhu: Trung tâm Pháp chế và tuân thủ; Trung tâm Quản lý TSBĐ cần tăng cuờng thực hiện vai trò tham muu cho Tổng giám đốc quản lý, điều hành thông qua việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, quy định, huớng dẫn rõ ràng thay vì thực hiện chức năng xử lý từng truờng hợp cụ thể.
Cần thực hiện rà soát lại toàn bộ chính sách TSBĐ để điều chỉnh kịp thời các nội dung chua phù hợp của chính sách gây khó khăn cho ĐVKD trong quá trình phát triển Khách hàng, từ đó tạo hình ảnh đẹp với khách hàng, quy trình quy định thuận tiện, nhân sự phục vụ đúng mực, giảm thiểu thời gian tác nghiệp từ đó tăng mức độ hài lòng của Khách hàng khiến Khách hàng gắn bó hơn với Ngân hàng. Bên cạnh đó, thực hiện điều chỉnh các nội dung trong chính sách còn lỏng lẻo chua phù hợp với quy định của pháp luật gây rủi ro cho SeABank không bảo toàn đuợc giá trị TSBĐ và gặp khó khăn khi thu nợ thanh lý TSBĐ.
Ngoài ra, quy hoạch các nội dung quy định về TSBĐ còn nằm rải rác ở nhiều quy định khác nhau khiến cho ĐVKD khó khăn trong quá trình tra cứu và đó cũng là một trong những giải pháp hạn chế đuợc phần nào việc QHKH áp dụng sai chính sách TSBĐ ảnh huởng đến tính thanh khoản của tài sản do
nhận TSBĐ không đáp ứng quy định hoặc SeABank sẽ gặp khó khăn trong việc thu nợ khi thanh lý TSBĐ do QHKH nhận TSBĐ không đảm bảo tính pháp lý.
Mặt khác, các quy định cần quy định chi tiết cụ thể hơn đặc biệt là quy định nhận TSBĐ, xây dựng thêm quy định định giá TSBĐ để hướng dẫn các ĐVKD định giá từng loại TSBĐ để hạn chế rủi ro trong công tác định giá TSBĐ nhằm bảo toàn giá trị bảo đảm, đảm bảo tính thanh khoản của TSBĐ. Bên cạnh đó, quy định về thời gian mua bảo hiểm TSBĐ trong suốt thời gian vay vốn để hạn chế trường hợp KH không thực hiện mua bảo hiểm khi hết hạn, gây rủi ro cho SeABank hoặc bổ sung thêm nội dung trong Hợp đồng tín dụng, SeABank sẽ giải ngân nhận nợ bắt buộc cho Khách hàng để thực hiện mua bảo hiểm TSBĐ nhằm hạn chế rủi ro, đồng thời nhằm bảo toàn giá trị bảo đảm.
Như vậy, việc điều chỉnh chính sách nêu trên nhằm hạn chế rủi ro cho SeABank, chuẩn hóa về chính sách TSBĐ tăng sự hài lòng của Khách hàng, bảo toàn giá trị bảo đảm, đảm bảo tính thanh khoản của TSBĐ từ đó nâng cao hiệu quả quản lý TSBĐ.
3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định TSBĐ
Một trong các nội dung quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý TSBĐ đó là việc nâng cao chất lượng thẩm định TSBĐ vì TSBĐ là phao cứu sinh cuối cùng khi Ngân hàng cần xử lý khoản cấp tín dụng và công tác thẩm định TSBĐ là khâu vô cùng quan trọng, trong khi hiện tại công tác thẩm định TSBĐ do QHKH chưa nắm rõ quy định, trình độ còn hạn chế nên thẩm định sơ sài, TSBĐ không thỏa mãn điều kiện theo quy định nhưng vẫn được nhận làm TSBĐ gây rủi ro cho SeABank. Để nâng cao chất lượng thẩm định TSBĐ, SeABank thành lập tổ thẩm định TSBĐ bao gồm GĐCN, trưởng phòng kinh doanh, cán bộ QHKH được trang bị đầy đủ nghiệp vụ chuyên môn để thực hiện thẩm định TSBĐ về mặt pháp lý TSBĐ, thực địa
TSBĐ...TỔ thẩm định đánh giá TSBĐ có đáp ứng điều kiện nhận theo quy định của SeABank hay không? Có tranh chấp, quy hoạch hay rủi ro về pháp lý hay không? Có đảm bảo tính thanh khoản hay không? Từ đó đua ra đề xuất quyết định nhận TSBĐ hay không? Nếu khâu thẩm định TSBĐ không tốt có thể dẫn đến tình trạng SeABank nhận TSBĐ không đáp ứng điều kiện nhận, có tranh chấp, quy hoạch, không đảm bảo tính thanh khoản TSBĐ, không bảo toàn giá trị bảo đảm và khả năng thu hồi nợ khi thanh lý TSBĐ, điều này dẫn đến hiệu quả quản lý TSBĐ bị sụt giảm. Vì vậy, để nâng cao đuợc hiệu quả quản lý TSBĐ cần chú trọng đến công tác thẩm định TSBĐ.
3.2.3. Nâng cao chất lượng định giá TSBĐ
Trong quá trình kiểm tra, giám sát TSBĐ đã phát hiện rất nhiều truờng hợp ĐVKD vi phạm trong công tác định giá TSBĐ làm giá trị TSBĐ tăng cao hơn so với giá thị truờng gây rủi ro cho SeABank, tuy nhiên việc xác định chính xác giá trị TSBĐ là không cao do phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan trong đó liên quan đến trình độ của cán bộ định giá, chính vì vậy để hạn chế rủi ro, SeABank cần thực hiện các nội dung sau:
- Điều chỉnh giảm thẩm quyền định giá của ĐVKD (ĐVKD chỉ đuợc định giá TSBĐ duới 1 tỷ đồng) và có chế tài kiểm soát rủi ro về giá đối với truờng hợp ĐVKD tự định giá, đối với các khoản từ 1 tỷ trở lên ĐVKD chuyển sang công ty độc lập có chức năng định giá thực hiện định giá .
- Đối với TSBĐ là BĐS, bên cạnh việc tham khảo giá khung UBND cán bộ định giá còn thực hiện khảo sát thông tin giao dịch mua bán tại hiện truờng, thông tin báo mạng, trung tâm môi giới BĐS...Đối với truờng hợp tài sản so sánh có thông tin đáng tin cậy, ĐVKD s dụng giá đơn giá thị truờng x hệ số Kl= 0,8 để có thể đua ra giá trị TSBĐ, đối với truờng hợp tài sản so sánh không có thông tin đáng tin cậy, ĐVKD sử dụng khung giá UBND x hệ số K2 (K2 tối đa bằng 3). Riêng đối với công trình trên đất phải tính theo phuơng pháp khấu hao, thời gian khấu hao và đơn giá xây dựng do bộ xây dựng quy
định. Bên cạnh đó, SeABank cần thực hiện xây dựng khung giá đất ở và quy định ĐVKD chỉ đuợc định giá TSBĐ nhung không đuợc vuợt quá giá theo quy định của Khung giá nhằm hạn chế rủi ro về giá. Điều chỉnh lại hệ số K2 tuơng ứng với từng vị trí TSBĐ để hạn chế rủi ro về giá và nhằm bảo toàn giá trị bảo đảm, đảm bảo hiệu quả khi thu nợ xử lý TSBĐ.
- Đối với TSBĐ là PTVT, MMTB cần sử dụng phuơng pháp so sánh đối với PTVT, MMTB mới và phuơng pháp khấu hao đối với PTVT, MMTB cũ để hạn chế rủi ro về giá.
Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro SeABank thực hiện phân quyền định giá cho công ty định giá độc lập khá lớn do đó cũng cần phải xây dựng tiêu chí lựa chọn công ty định giá độc lập để làm đối tác trong công tác định giá TSBĐ nhu: công ty có mạng luới rộng khắp cả nuớc, trình độ nhân viên định giá giỏi, có mức phí uu đãi đối với Khách hàng... Ngoài ra, định kỳ SeABank cần có chuơng trình kiểm tra, giám sát chất luợng định giá của công ty định giá độc lập để chấn chỉnh kịp thời nếu có vi phạm hoặc trình đề xuất thay đổi công ty định giá để hạn chế rủi ro cho SeABank.
SeABank cần quy định cụ thể về thời gian định giá lại đối với từng loại TSBĐ nhu: BĐS/ PTVT: 12 tháng/lần; MMTB: 6 tháng/lần; Quyền đòi nợ/ Hàng hóa: 1 tháng/lần nhằm xem xét sự biến động về giá cả, tình trạng TSBĐ để có biện pháp kịp thời, yêu cầu KH bổ sung thêm TSBĐ hoặc giảm du nợ để bảo toàn giá trị bảo đảm, đảm bảo hiệu quả thu hồi nợ. Để theo dõi nội dung này, Trung tâm QLTSBĐ cũng cần thiết lập các truờng trên hệ thống phần mềm về thời gian định giá lại để theo dõi, đôn đốc các truờng hợp vi phạm không thực hiện định giá lại theo đúng quy định và có chế tài xử lý đối với các truờng hợp đó.
Các giải pháp trên để nâng cao chất luợng định giá nhằm bảo toàn giá trị bảo đảm, đảm bảo tính thanh khoản của TSBĐ, đảm bảo hiệu quả thu nợ và hạn chế rủi ro từ đó nâng cao hiệu quả quản lý TSBĐ.
3.2.4. Tối đa hóa nguồn lực trong công tác bảo đảm tiền vay và lưu trữ hồ sơ TSBĐ
Để hạn chế rủi ro đặc biệt là việc chi phối của GĐCN trong công tác hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ TSBĐ. SeABank cần thực hiện mô hình tập trung đối với nghiệp vụ HTTD như: Công tác soạn thảo TSBĐ, giải ngân phải được thực hiện bởi bộ phận HTTD tập trung tại Hội sở nhằm tối đa hóa năng suất lao động, chuẩn hóa cách thức thực hiện và hạn chế rủi ro. Đồng thời, việc thực hiện công chứng và lưu trữ hồ sơ TSBĐ cần được thực hiện chuyên môn hóa bởi một bộ phận HTTD độc lập với ĐVKD để không bị chi phối trong quá trình hoàn thiện thủ tục bảo đảm tiền vay như: thành lập HUB công chứng, đăng ký GDBĐ và lưu trữ hồ sơ TSBĐ, một HUB quản lý 5-7 chi nhánh tùy thuộc vào quy mô của chi nhánh và vị trí địa lý và HUB thuộc sự quản lý của Khối Vận hành tại Hội sở độc lập hoàn toàn với ĐVKD.
Do công tác hoàn thiện thủ tục BĐTV và lưu trữ hồ sơ TSBĐ đã được quản lý bởi HUB HTTD độc lập với ĐVKD, SeABank cần ban hành chính sách bỏ nội dung lưu trữ hồ sơ TSBĐ có giá trị lớn tại Hội sở để giảm chi phí vận chuyển và hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển hồ sơ TSBĐ từ ĐVKD tới Hội sở.
Công tác lưu trữ và quản lý TSBĐ tập trung hóa nhằm thực hiện tối đa hóa nguồn lực, giảm chi phí xây dựng kho quản lý TSBĐ, giảm chi phí nhân sự. Bên cạnh đó, công tác lưu trữ và quản lý tập trung độc lập hoàn toàn với ĐVKD điều đó đảm bảo được khả năng quản lý, giám sát hồ sơ TSBĐ, tránh bị mất mát thất thoát hồ sơ TSBĐ.
Xây dựng hệ thống quản lý và khai thác dữ liệu, tạo thêm trường trên corebanking để theo dõi việc xuất kho TSBĐ, nơi lưu trữ hồ sơ QLTSBĐ để dễ dàng trong việc theo dõi giữa hồ sơ trong kho quỹ và hồ sơ trên hệ thống.
Tăng cường kiểm tra, giám sát TSBĐ thông qua việc thành lập các đoàn kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất để đối chiếu số liệu trong sổ sách theo dõi của Kho quỹ, hệ thống phần mềm và hồ sơ thực tế trong kho.
Hạn chế cho mượn hồ sơ TSBĐ, đặc biệt là hồ sơ của PTVT do Khách hàng đang quản lý PTVT để di chuyển, kinh doanh thêm vào đó lại cho mượn hồ sơ TSBĐ của PTVT sẽ rất rủi ro cho Ngân hàng. Thêm vào đó, việc mượn TSBĐ phải được cán bộ HTTD độc lập với ĐVKD thực hiện quản lý trong suốt quá trình mượn hồ sơ TSBĐ không thực hiện giao hồ sơ cho Khách hàng để đảm bảo TSBĐ được quản lý, giám sát. TSBĐ càng được quản lý, giám sát tốt thì hiệu quả quản lý TSBĐ càng cao.
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát TSBĐ
Theo quy định hiện tại, 6 tháng/ lần hoặc đột xuất QHKH cần kiểm tra KH sau cấp tín dụng kết hợp với việc kiểm tra TSBĐ, tuy nhiên cán bộ QHKH thường thực hiện một cách chống đối, không đi thực hiện kiểm tra và vẫn ký khống biên bản kiểm tra gây thất thoát TSBĐ. Vì vậy, các phòng ban cần có cơ chế kiểm tra, giám sát chéo để chấn chỉnh lại QHKH. Ngoài bộ phận kiểm soát tuân thủ thực hiện kiểm tra, Trung tâm QLTSBĐ là đơn vị quản lý về TSBĐ tại Hội sở cũng cần tổ chức một bộ phận kiểm tra, giám sát TSBĐ có đầy đủ nghiệp vụ, chuyên môn về quản lý TSBĐ, xây dựng kế hoạch và đề cương chi tiết về nội dung kiểm tra để thực hiện kiểm tra, giám sát ĐVKD trong quá trình thực hiện nhận và định giá TSBĐ.
Ngoài ra, sau khi kiểm tra sai phạm, SeABank cần có biện pháp kiên quyết và chế tài xử lý nghiêm đối với cá trường hợp vi phạm như: cần có quy định về phân loại lỗi, phân tích nguyên nhân và có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm như: trừ điểm KPI, chuyển xử lý kỷ luật đối với các vi phạm nghiêm trọng. Đồng thời, cần có các bản tin truyền thông về các trường hợp vi phạm và chế tài xử lý để răn đe hạn chế các vi phạm lặp lại.
Việc kiểm tra, giám sát TSBĐ giúp cho SeABank quản lý được TSBĐ, bảo toàn giá trị bảo đảm tránh trường hợp bị sụt giảm giá trị trong quá trình sử dụng, bảo đảm tính thanh khoản và khả năng thu hồi nợ từ đó nâng cao hiệu quả quản lý TSBĐ.
3.2.6. Tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ QHKH
Để nâng cao chất lượng thẩm định, định giá TSBĐ, yếu tố con người vô cùng quan trọng, do họ là người tham gia trực tiếp thẩm định, định giá TSBĐ, do đó SeABank cần có kế hoạch:
- Trung tâm QLTSBĐ cần phải phối hợp với Trung tâm đào tạo tổ chức các khóa đào tạo, truyền thông tới cán bộ QHKH về cách thức thẩm định TSBĐ, các quy định nhận TSBĐ...để nâng cao trình độ cán bộ QHKH từ đó hạn chế các sai phạm trong công tác quản lý TSBĐ, tạo hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng từ đó tăng mức độ hài lòng của Khách hàng về SeABank nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TSBĐ.
- Xây dựng chế độ đãi ngộ tốt để thu hút nhân sự tốt và giữ chân những nhân sự có kinh nghiệm.
- Thường xuyên thực hiện kiểm tra, thi sát hạch định kỳ đối với QHKH kèm theo chế độ thưởng phạt, từ đó tăng cường đào tạo những điểm còn yếu, phát hiện các ưu nhược điểm để bố trí công việc cho phù hợp, đồng thời đào thải các nhân sự yếu kém và là động lực để các nhân sự tốt phát huy.
Các giải pháp trên nhằm xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh, chuyên nghiệp, hạn chế sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo toàn giá trị TSBĐ, đảm bảo hiệu quả thu nợ, tăng mức độ hài lòng của Khách hàng từ đó nâng cao hiệu quả quản lý TSBĐ.
3.2.7. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý
Giải pháp về thông tin cũng nằm một phần trong giải pháp về công nghệ nói chung nhưng ở đây muốn nhấn mạnh khía cạnh thông tin trong công tác quản lý TSBĐ. Thông tin luôn đóng vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động
diễn ra trong nền kinh tế. Đối với hoat động cho vay của SeABank, quá trình từ khâu tìm kiếm khách hàng, phân tích đánh giá khách hàng đến vay để quyết định cho vay đến khâu giám sát kiểm tra các khoản cho vay tới khi khoản vay được hoàn trả hoặc xử lý với các khoản vay quá hạn, các khoản vay không được hoàn trả đều cần đến thông tin.
Để tăng cường thông tin cho công tác quản lý TSBĐ, SeABank cần:
- Chuẩn hóa thông tin nhập liệu TSBĐ trên hệ thống T24 nhằm quản lý được TSBĐ từ khâu: nhập kho hồ sơ TSBĐ, tỷ lệ cấp tín dụng/giá trị TSBĐ, nơi lưu trữ TSBĐ, đơn vị thực hiện định giá TSBĐ...nhằm xây dựng một hệ thống lưu trữ thông tin riêng đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác.
- Cần tận dụng tối đa các nguồn thông tin từ phía cơ quan chuyên cung cấp thông tin như trung tâm thông tin tín dụng CIC, từ các tổ chức tín dụng khác, từ các nguồn thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để quyết định cấp tín dụng và lựa chọn đề suất phương thức quản lý TSBĐ cho phù hợp. Từ những thông tin có được, các bộ phận phòng ban liên quan có thể phân tích đánh giá về danh mục TSBĐ của SeABank từng thời kỳ để báo cáo ban TGĐ để có những chỉ đạo điều chỉnh chính sách kịp thời (nếu cần thiết).