Bảo đảm tiền vay là một trong các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn trong cho vay. Thực hiện được an toàn trong cho vay có tác dụng tích cực đối với bản thân các TCTD. Do đó, nó cũng tạo ra những ngoại ứng tích cực cho toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, trên cương vị là cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước, Chính phủ cần có những biện pháp hữu hiệu để tạo điều kiện cho các TCTD trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay của mình.
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều loại văn bản pháp luật, giữa các văn bản đó còn có sự chồng chéo nên đã tạo ra những kẽ hở mà qua đó kẻ xấu có thể lợi dụng để làm những việc sai trái. Do đó, Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý, ban hành ra các văn bản pháp luật một cách đồng bộ, hoàn thiện các bộ luật và xây dựng một môi trường pháp lý lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Chính phủ cần thực hiện việc rà soát, tập hợp và thống nhất các quy định ban hành về cơ chế bảo đảm tiền vay, về xử lý tài sản đảm bảo cho phù hợp với các bộ luật đã đề ra như luật đất đai, luật các tổ chức tín dụng...
Chính phủ cần quan tâm đến các TCTD trong quá trình bảo đảm tiền vay nhu là: cần có cơ chế chính sách phù hợp để bảo vệ quyền lợi của người cho vay trong trường hợp khách hàng vay không trả được nợ thì tổ chức tín dụng được quyền xử lý tài sản bảo đảm mà không cần phải qua một cơ quan chức năng nào trừ trường hợp có tranh chấp.
Chính phủ cần dành một khoản vốn thích đáng để đầu tư vào phát triển công nghệ ngân hàng, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động của các TCTD để ngân hàng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, luận văn đã đưa ra các quan điểm định hướng của SeABank trong công tác quản lý TSBĐ, đồng thời căn cứ vào thực trạng hiệu quả quản lý TSBĐ được nghiên cứu tại chương 2 để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TSBĐ và đưa ra các kiến nghị đối với Ngân hàng và các cơ quan chức năng trong công tác quản lý TSBĐ tại SeABank.
KẾT LUẬN CHUNG
Ngân hàng là trung gian tài chính và là cầu nối giữa chủ thể thiếu vốn và thừa vốn, Ngân hàng hoạt động luôn nhằm mục tiêu lợi nhuận nhưng vấn đề an toàn, hạn chế rủi ro luôn được đặt lên hàng đầu. Nền kinh tế hiện nay ngày càng phát triển, người cần vốn để kinh doanh, tiêu dùng ngày càng tăng, chính vì thế tăng trưởng tín dụng ngày càng cao. Để hạn chế được rủi ro đảm bảo an toàn hoạt động, không gây đổ vỡ dây chuyền, Ngân hàng nói chung và SeABank nói riêng cần phải luôn đặt vấn đề nâng cao hiệu quả Quản lý TSBĐ lên hàng đầu. Công tác quản lý TSBĐ giúp SeABank ngăn ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra khi cần xử lý TSBĐ, buộc khách hàng vay vốn phải có ý thức trả nợ và ý chí kinh doanh hơn nữa để thu hồi được nợ đúng hạn và đầy đủ.
Tuy nhiên, với thời gian hoạt động chưa dài, những kết quả đạt được trong công tác quản lý TSBĐ chưa thể hiện đầy đủ tác động và vai trò của nó trong công tác quản trị rủi ro của SEABANK. Nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý TSBĐ tại SeABank, Luận văn đã mạnh dạn đưa ra:
- Cơ sở luận về hiệu quả quản lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại. - Đánh giá thực trạng về hiệu quả quản lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng
TMCP Đông Nam Á (SeABank) trong thời gian qua.
- Một số giải pháp và kiến nghị với Ngân hàng và các cơ quan chức năng về hiệu quản quản lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) trong thời gian qua.
Tuy nhiên, do trình độ lý luận cũng như kiến thức thực tế còn hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đánh giá của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2017), Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội có hiệu lực 15/10/2017.
2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nghị định số '163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 127/2005/QĐ- NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hà nội.
5. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Hà Nội và sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017.
7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
8. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình tín dụng Ngân hàng,
NXB Thống kê.
9. Tô Ngọc Hưng, Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Ngân
hàng.
10. GS.TS. Lê Văn Tư (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại,
NXB Tài chính.
11. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.
12. David Cox (1994), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
14. Lê Thị Thu (2012), Luận văn thạc sĩ “ Hoàn thiện công tác quản lý tài sản bảo đảm là Bất động sản tại Sở Giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam’”.
15. Trần Công Sinh (2014), Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hải Châu””.
16. Trần Quốc Hoàn (2013), Luận văn thạc sĩ “Giải pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hà Nội”.
17. Nguyễn Xuân Phương Quỳnh (2016), Luận văn thạc sĩ “ Pháp luật xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
18. Ngô Thị Phương Thảo (2012), Luận án tiến sĩ “Định giá bất động sản thế chấp trong ngân hàng thương mại Việt Nam””.
19. Theo thông tư 145/2016/TT-BTC ban hành ngày 06/10/2016 ban hành về tiêu chuẩn thẩm định giá số 11.
20. Các Quy chế, quy định liên quan đến TSBĐ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, SeABank.