Biện pháp cuối cùng để thu hồi nợ là x lý tài sản bảo đảm, đây là một công việc hết sức khó khăn. Khi khách hàng vay không trả được nợ thì SeABank phải tiến hành x lý tài sản bảo đảm để làm cho hoạt động tín dụng của SeABank được an toàn và hiệu quả. Đây là một công việc phức tạp, đòi
hỏi thời gian dài. Vì vậy đối với các khoản nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm cần phải tập trung nghiên cứu để phân tích nguyên nhân làm chậm quá trình chuyển hoá tài sản này thành tiền.
Trên thực tế, việc xử lý tài sản bảo đảm gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân nhu thủ tục pháp lý còn có sự bất cập, các TCTD không nhận đuợc sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng có liên quan đến việc thu hồi tài sản hay do chủ nợ không tự nguyện giao tài sản cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc phát mại tài sản cũng gặp nhiều khó khăn nhu phải tốn nhiều thời gian và chi phí, hoặc có thể tài sản phát mại không có trên thị truờng nên không định giá đuợc giá trị phát mại của tài sản phát mại. Vì vậy, để đạt đuợc mục đích của hoạt động quản lý TSBĐ thì TCTD cần phải thực hiện tốt công tác xử lý tài sản bảo đảm và SeABank cũng không phải là ngoại lệ.
Hiện tại SeABank có một khối xử lý nợ và một trung tâm quản lý nợ có các nhân sự thực hiện các công việc phân nhóm nợ, gọi điện hoặc đi thực địa đôn đốc Khách hàng trả nợ, đề xuất phuơng án xử lý nợ đối với từng truờng hợp cụ thể, chính vì vậy công tác thu nợ tại SeABank đang khá tốt. Tuy nhiên, hiện tại TSBĐ vuớng mắc trong quá trình xử lý nợ chủ yếu do vuớng mắc về vấn đề pháp lý TSBĐ do QHKH thẩm định không cụ thể: đất có tranh chấp, lấn chiếm, chủ sử dụng cũ đang sinh sống...HTTD sai sót không thực hiện đăng ký GDBĐ do đó SeABank mất thứ tự uu tiên thanh toán.
Chính vì vậy cần nâng cao trình độ cán bộ, đào tạo chuyên sâu đặc biệt là vấn đề pháp lý TSBĐ, thêm vào đó cần tăng cuờng mối quan hệ với các tòa án để có thể giải quyết tranh chấp rút ngắn thời gian và giảm thiểu chi phí . Bên cạnh đó, cần tăng cuờng tuyển dụng nhân sự để hỗ trợ cho Khối xử lý nợ, trung tâm quản lý nợ để đảm bảo nguồn nhân lực để phục vụ toàn hệ thống, từ đó nâng cao hiệu quả thu nợ khi thanh lý TSBĐ, giảm chi phí xử lý TSBĐ, nâng cao hiệu quả quản lý TSBĐ.
3.3.1. Đối với NHNN Việt Nam
NHNN cần tăng cường công tác kiểm soát, xây dựng hệ thống thanh tra đủ lớn về số lượng và đủ mạnh về chất lượng để đảm bảo thực hiện hoạt động kiểm soát các TCTD một cách có hiệu quả nhất, xử lý nghiêm túc các sai sót do vi phạm quy chế.
NHNN phải kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy phạm pháp luật tới các TCTD. Để tạo sự chủ động hơn cho các TCTD trong hoạt động cho vay thì NHNN phải nhanh chóng phổ biến sự thay đổi trong hướng điều chỉnh tới ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần giao quyền tự quyết nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh của mình cho các TCTD.
Để thuận lợi hơn cho các TCTD trong việc sử dụng hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản do tổ chức tín dụng tự lựa chọn và cho vay theo chỉ định của Chính phủ thì NHNN cần ban hành các quy chế một cách đầy đủ, có hướng dẫn cụ thể.
NHNN đã nhận thức được tầm quan trọng của thông tin trong công tác tín dụng và hoạt động kinh doanh ngân hàng nên ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã có những chủ trương xây dựng trung tâm thông tin tín dụng (gọi tắt là CIC) nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại. Trung tâm này đã phần nào cải thiện được tình trạng thiếu thông tin tín dụng cho các TCTD để phục vụ hoạt động cho vay của mình. Trên thực tế, việc thu thập và xử lý thông tin của trung tâm cũng còn có nhiều khó khăn. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả của hoạt động thông tin tín dụng, cần bắt buộc các TCTD tham gia vào hoạt động của trung tâm và coi đó như là quyền lợi, nghĩa vụ của mình. Để từ đó, cung cấp cho hệ thống các TCTD về các thông tin tình trạng dư nợ, tình trạng TSBĐ một cách tốt nhất.