Mục tiêu phát triển tổng thể

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN ĐÔNG NAM Á (SEABANK) (Trang 104)

Để hiện thực hóa khát vọng trở thành Ngân hàng bán lẻ dẫn đầu & được yêu thích nhất, trong năm SeABank tiếp tục xây dựng mô hình kinh doanh hướng đến phục vụ khách hàng trên nền tảng: Tập trung hóa & Chuyên môn hóa đồng thời đảm bảo hiệu quả chiến lược theo chuỗi giá trị & hệ sinh thái tạo nền tảng phục vụ chiến lược bán lẻ. Các yếu tố nền tảng quyết định thành công của SeABank là Vận hành và Quản trị rủi ro hiệu quả, Nhân sự xuất sắc, Dữ liệu vượt trội.

- Hoạt động tín dụng: Nghiên cứu cải tiến đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo thông lệ quốc tế. Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở thận trọng, quản lý tập trung, chuẩn hóa sản phẩm, cải tiến quy trình thủ tục tín dụng thống nhất trong toàn Ngân hàng; Hoàn thiện việc xếp loại chấm điểm khách hàng; tập trung tăng trưởng và phát triển nhóm khách theo các ngành mục tiêu bên cạnh việc mở rộng quan hệ với các khách hàng trong nền kinh tế.

- Hoạt động nguồn vốn: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh phấn đấu tổng tài sản trong năm 2018 lên 150 tỷ đồng, tạo điều kiện nâng cao uy tín và khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của các tập đoàn kinh tế lớn. Mở rộng thị phần vốn huy động bằng việc đa dạng hoá hình thức huy động vốn với chính sách lãi suất linh hoạt.

- Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng hoàn thành triển khai vận hành tập trung toàn quốc, ứng dụng công nghệ LOS/BPM, nâng

cấp hệ thống Internet Banking, nghiên cứu triển khai nền tảng Ngân hàng số đồng nhất đa kênh.

- Tư duy coi Khách hàng là trọng tâm, củng cố và phát triển danh mục Khách hàng qua Khách hàng mới/ khai thác hệ sinh thái, chuỗi giá trị.

- Phát triển nguồn nhân lực nội bộ, tiếp tục thu hút nhân lực mới có trình độ chuyên môn cao. Đào tạo nâng cao năng lực quản lỹ và kỹ năng chuyên môn cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ, đặc biệt là kiến thức về quản lý rủi ro, hoàn thiện khung năng lực và đánh giá năng lực.

- Sản phẩm: Tập trung vào các sản phẩm ngắn hạn và phi tín dụng.

- Văn hóa tổ chức: Xác định giá trị cốt lõi của Ngân hàng, đẩy mạnh truyền thông văn hóa tổ chức, triển khai chuẩn mực hành vi trên toàn hệ thống.

3.1.2. Quan điểm định hướng trong công tác quản lý TSBĐ

Quan điểm định hướng trong công tác quản lý TSBĐ từ năm 2018-2020 cụ thể:

- Về quan điểm tiếp cận vấn đề đảm bảo cho vay, SeABank đã quán triệt quan điểm tránh hai khuynh hướng:

Thứ nhất, chỉ quan tâm đến TSBĐ mà quên đi mục đích vay vốn và phương án sử dụng vốn của người đi vay, cũng như quá trình sử dụng tiền vay. Khuynh hướng này coi trọng công tác quản lý TSBĐ và quen đi việc cần phải phát triển kinh doanh và cần đáp ứng nhu cầu vốn cho Khách hàng. Việc đề cao quá mức công tác quản lý TSBĐ có thể dẫn đến tình trạng cán bộ QHKH và Khách hàng thực hiện hợp thức hóa hồ sơ để đảm bảo yêu cầu của Ngân hàng như vậy rủi ro sẽ gia tăng đối với Ngân hàng. Nhất là khi khuôn khổ pháp lý còn thiếu và chưa chặt chẽ như hiện nay thì TCTD càng gặp rủi ro gấp bội.

Thứ hai, cách tiếp cận xem nhẹ quản lý TSBĐ, chỉ chú ý đến mục đích sử dụng vốn vay. Trên thực tế không phải khách hàng nào đến quan hệ với

TCTD cũng lường hết mức độ rủi ro, không phải phương án vay vốn nào cũng hiệu quả và đạt hiệu quả theo dự kiến. Vì vậy nếu xem nhẹ quản lý TSBĐ thì Ngân hàng đang đánh mất đi phao cứu sinh khi gặp rủi ro trong quan hệ tín dụng. Chính quan hệ về quản lý TSBĐ là sợi dây nối giữa Khách hàng và Ngân hàng, tạo động lực để Khách hàng trả nợ cho dù Khách hàng có khả năng trả nợ yếu. Việc xem nhẹ quản lý TSBĐ chỉ được phép ở các nước kinh tế ở thời kỳ ổn định cao và đối với khách hàng có uy tín và tiềm năng tài chính mạnh như Mỹ, Canada, Pháp ... Ở Việt Nam hoạt động kinh tế còn chưa ổn định và phát triển vượt bậc, hoạt động của các khách hàng còn quá nhiều rủi ro thì không thể áp dụng được việc xem nhẹ quản lý TSBĐ.

Quan điểm của SeABank cũng như của hầu hết các TCTD hiện đại là phải cân nhắc để áp dụng hai cách xử sự nói trên một cách rất nghệ thuật, một mặt giành được ưu thế cạnh tranh giành lợi nhuận cao, và mặt khác tránh rủi ro cho kinh doanh của mình. Do đó, SeABank cần phải đưa ra cách ứng xử phù hợp đối với từng đối tượng Khách hàng.

về định hướng trong thời gian tới,, SeABank sẽ xây dựng một bộ máy Quản lý TSBĐ hùng mạnh từ Hội sở đến Chi nhánh; tăng cường công tác kiểm tra giám sát TSBĐ từ bộ phận chuyên môn; thực hiện chuyên môn hóa nghiệp vụ quản lý TSBĐ độc lập hoàn toàn với ĐVKD; tăng cường đào tạo đội ngũ QHKH để am hiểu về quy định quy trình quản lý TSBĐ để thực hiện thẩm định TSBĐ theo quy định hạn chế rủi ro; đồng thời điều chỉnh thẩm quyền định giá TSBĐ và chuyển sang công ty định giá độc lập thực hiện định giá đối với tài sản có giá trị lớn, đối với TSBĐ do ĐVKD thực hiện định giá cần có cơ chế kiểm tra kiểm soát để hạn chế rủi ro.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝTSBĐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (SEABANK) TSBĐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (SEABANK)

Từ cơ sở lý luận đến thực trạng hiệu quả quản lý TSBĐ tại Ngân hàng SeABank, cần phải đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Quản lý TSBĐ, kế hoạch triển khai các giải pháp từ 2018-2020 cụ thể

3.2.1. Điều chỉnh cơ chế chính sách TSBĐ

Hiện tại, chính sách TSBĐ cũng đã đáp ứng phần nào nhu cầu về quản lý TSBĐ, tuy nhiên trong quá trình triển khai ĐVKD còn gặp nhiều vuớng mắc, đồng thời các chính sách còn nằm rải rác chua tập trung để các đơn vị dễ dàng trong việc thực hiện. Vì vậy, các phòng, ban liên quan tại Trụ sở chính nhu: Trung tâm Pháp chế và tuân thủ; Trung tâm Quản lý TSBĐ cần tăng cuờng thực hiện vai trò tham muu cho Tổng giám đốc quản lý, điều hành thông qua việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, quy định, huớng dẫn rõ ràng thay vì thực hiện chức năng xử lý từng truờng hợp cụ thể.

Cần thực hiện rà soát lại toàn bộ chính sách TSBĐ để điều chỉnh kịp thời các nội dung chua phù hợp của chính sách gây khó khăn cho ĐVKD trong quá trình phát triển Khách hàng, từ đó tạo hình ảnh đẹp với khách hàng, quy trình quy định thuận tiện, nhân sự phục vụ đúng mực, giảm thiểu thời gian tác nghiệp từ đó tăng mức độ hài lòng của Khách hàng khiến Khách hàng gắn bó hơn với Ngân hàng. Bên cạnh đó, thực hiện điều chỉnh các nội dung trong chính sách còn lỏng lẻo chua phù hợp với quy định của pháp luật gây rủi ro cho SeABank không bảo toàn đuợc giá trị TSBĐ và gặp khó khăn khi thu nợ thanh lý TSBĐ.

Ngoài ra, quy hoạch các nội dung quy định về TSBĐ còn nằm rải rác ở nhiều quy định khác nhau khiến cho ĐVKD khó khăn trong quá trình tra cứu và đó cũng là một trong những giải pháp hạn chế đuợc phần nào việc QHKH áp dụng sai chính sách TSBĐ ảnh huởng đến tính thanh khoản của tài sản do

nhận TSBĐ không đáp ứng quy định hoặc SeABank sẽ gặp khó khăn trong việc thu nợ khi thanh lý TSBĐ do QHKH nhận TSBĐ không đảm bảo tính pháp lý.

Mặt khác, các quy định cần quy định chi tiết cụ thể hơn đặc biệt là quy định nhận TSBĐ, xây dựng thêm quy định định giá TSBĐ để hướng dẫn các ĐVKD định giá từng loại TSBĐ để hạn chế rủi ro trong công tác định giá TSBĐ nhằm bảo toàn giá trị bảo đảm, đảm bảo tính thanh khoản của TSBĐ. Bên cạnh đó, quy định về thời gian mua bảo hiểm TSBĐ trong suốt thời gian vay vốn để hạn chế trường hợp KH không thực hiện mua bảo hiểm khi hết hạn, gây rủi ro cho SeABank hoặc bổ sung thêm nội dung trong Hợp đồng tín dụng, SeABank sẽ giải ngân nhận nợ bắt buộc cho Khách hàng để thực hiện mua bảo hiểm TSBĐ nhằm hạn chế rủi ro, đồng thời nhằm bảo toàn giá trị bảo đảm.

Như vậy, việc điều chỉnh chính sách nêu trên nhằm hạn chế rủi ro cho SeABank, chuẩn hóa về chính sách TSBĐ tăng sự hài lòng của Khách hàng, bảo toàn giá trị bảo đảm, đảm bảo tính thanh khoản của TSBĐ từ đó nâng cao hiệu quả quản lý TSBĐ.

3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định TSBĐ

Một trong các nội dung quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý TSBĐ đó là việc nâng cao chất lượng thẩm định TSBĐ vì TSBĐ là phao cứu sinh cuối cùng khi Ngân hàng cần xử lý khoản cấp tín dụng và công tác thẩm định TSBĐ là khâu vô cùng quan trọng, trong khi hiện tại công tác thẩm định TSBĐ do QHKH chưa nắm rõ quy định, trình độ còn hạn chế nên thẩm định sơ sài, TSBĐ không thỏa mãn điều kiện theo quy định nhưng vẫn được nhận làm TSBĐ gây rủi ro cho SeABank. Để nâng cao chất lượng thẩm định TSBĐ, SeABank thành lập tổ thẩm định TSBĐ bao gồm GĐCN, trưởng phòng kinh doanh, cán bộ QHKH được trang bị đầy đủ nghiệp vụ chuyên môn để thực hiện thẩm định TSBĐ về mặt pháp lý TSBĐ, thực địa

TSBĐ...TỔ thẩm định đánh giá TSBĐ có đáp ứng điều kiện nhận theo quy định của SeABank hay không? Có tranh chấp, quy hoạch hay rủi ro về pháp lý hay không? Có đảm bảo tính thanh khoản hay không? Từ đó đua ra đề xuất quyết định nhận TSBĐ hay không? Nếu khâu thẩm định TSBĐ không tốt có thể dẫn đến tình trạng SeABank nhận TSBĐ không đáp ứng điều kiện nhận, có tranh chấp, quy hoạch, không đảm bảo tính thanh khoản TSBĐ, không bảo toàn giá trị bảo đảm và khả năng thu hồi nợ khi thanh lý TSBĐ, điều này dẫn đến hiệu quả quản lý TSBĐ bị sụt giảm. Vì vậy, để nâng cao đuợc hiệu quả quản lý TSBĐ cần chú trọng đến công tác thẩm định TSBĐ.

3.2.3. Nâng cao chất lượng định giá TSBĐ

Trong quá trình kiểm tra, giám sát TSBĐ đã phát hiện rất nhiều truờng hợp ĐVKD vi phạm trong công tác định giá TSBĐ làm giá trị TSBĐ tăng cao hơn so với giá thị truờng gây rủi ro cho SeABank, tuy nhiên việc xác định chính xác giá trị TSBĐ là không cao do phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan trong đó liên quan đến trình độ của cán bộ định giá, chính vì vậy để hạn chế rủi ro, SeABank cần thực hiện các nội dung sau:

- Điều chỉnh giảm thẩm quyền định giá của ĐVKD (ĐVKD chỉ đuợc định giá TSBĐ duới 1 tỷ đồng) và có chế tài kiểm soát rủi ro về giá đối với truờng hợp ĐVKD tự định giá, đối với các khoản từ 1 tỷ trở lên ĐVKD chuyển sang công ty độc lập có chức năng định giá thực hiện định giá .

- Đối với TSBĐ là BĐS, bên cạnh việc tham khảo giá khung UBND cán bộ định giá còn thực hiện khảo sát thông tin giao dịch mua bán tại hiện truờng, thông tin báo mạng, trung tâm môi giới BĐS...Đối với truờng hợp tài sản so sánh có thông tin đáng tin cậy, ĐVKD s dụng giá đơn giá thị truờng x hệ số Kl= 0,8 để có thể đua ra giá trị TSBĐ, đối với truờng hợp tài sản so sánh không có thông tin đáng tin cậy, ĐVKD sử dụng khung giá UBND x hệ số K2 (K2 tối đa bằng 3). Riêng đối với công trình trên đất phải tính theo phuơng pháp khấu hao, thời gian khấu hao và đơn giá xây dựng do bộ xây dựng quy

định. Bên cạnh đó, SeABank cần thực hiện xây dựng khung giá đất ở và quy định ĐVKD chỉ đuợc định giá TSBĐ nhung không đuợc vuợt quá giá theo quy định của Khung giá nhằm hạn chế rủi ro về giá. Điều chỉnh lại hệ số K2 tuơng ứng với từng vị trí TSBĐ để hạn chế rủi ro về giá và nhằm bảo toàn giá trị bảo đảm, đảm bảo hiệu quả khi thu nợ xử lý TSBĐ.

- Đối với TSBĐ là PTVT, MMTB cần sử dụng phuơng pháp so sánh đối với PTVT, MMTB mới và phuơng pháp khấu hao đối với PTVT, MMTB cũ để hạn chế rủi ro về giá.

Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro SeABank thực hiện phân quyền định giá cho công ty định giá độc lập khá lớn do đó cũng cần phải xây dựng tiêu chí lựa chọn công ty định giá độc lập để làm đối tác trong công tác định giá TSBĐ nhu: công ty có mạng luới rộng khắp cả nuớc, trình độ nhân viên định giá giỏi, có mức phí uu đãi đối với Khách hàng... Ngoài ra, định kỳ SeABank cần có chuơng trình kiểm tra, giám sát chất luợng định giá của công ty định giá độc lập để chấn chỉnh kịp thời nếu có vi phạm hoặc trình đề xuất thay đổi công ty định giá để hạn chế rủi ro cho SeABank.

SeABank cần quy định cụ thể về thời gian định giá lại đối với từng loại TSBĐ nhu: BĐS/ PTVT: 12 tháng/lần; MMTB: 6 tháng/lần; Quyền đòi nợ/ Hàng hóa: 1 tháng/lần nhằm xem xét sự biến động về giá cả, tình trạng TSBĐ để có biện pháp kịp thời, yêu cầu KH bổ sung thêm TSBĐ hoặc giảm du nợ để bảo toàn giá trị bảo đảm, đảm bảo hiệu quả thu hồi nợ. Để theo dõi nội dung này, Trung tâm QLTSBĐ cũng cần thiết lập các truờng trên hệ thống phần mềm về thời gian định giá lại để theo dõi, đôn đốc các truờng hợp vi phạm không thực hiện định giá lại theo đúng quy định và có chế tài xử lý đối với các truờng hợp đó.

Các giải pháp trên để nâng cao chất luợng định giá nhằm bảo toàn giá trị bảo đảm, đảm bảo tính thanh khoản của TSBĐ, đảm bảo hiệu quả thu nợ và hạn chế rủi ro từ đó nâng cao hiệu quả quản lý TSBĐ.

3.2.4. Tối đa hóa nguồn lực trong công tác bảo đảm tiền vay và lưu trữ hồ sơ TSBĐ

Để hạn chế rủi ro đặc biệt là việc chi phối của GĐCN trong công tác hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ TSBĐ. SeABank cần thực hiện mô hình tập trung đối với nghiệp vụ HTTD như: Công tác soạn thảo TSBĐ, giải ngân phải được thực hiện bởi bộ phận HTTD tập trung tại Hội sở nhằm tối đa hóa năng suất lao động, chuẩn hóa cách thức thực hiện và hạn chế rủi ro. Đồng thời, việc thực hiện công chứng và lưu trữ hồ sơ TSBĐ cần được thực hiện chuyên môn hóa bởi một bộ phận HTTD độc lập với ĐVKD để không bị chi phối trong quá trình hoàn thiện thủ tục bảo đảm tiền vay như: thành lập HUB công chứng, đăng ký GDBĐ và lưu trữ hồ sơ TSBĐ, một HUB quản lý 5-7 chi nhánh tùy thuộc vào quy mô của chi nhánh và vị trí địa lý và HUB thuộc sự quản lý của Khối Vận hành tại Hội sở độc lập hoàn toàn với ĐVKD.

Do công tác hoàn thiện thủ tục BĐTV và lưu trữ hồ sơ TSBĐ đã được quản lý bởi HUB HTTD độc lập với ĐVKD, SeABank cần ban hành chính sách bỏ nội dung lưu trữ hồ sơ TSBĐ có giá trị lớn tại Hội sở để giảm chi phí vận chuyển và hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển hồ sơ TSBĐ từ ĐVKD tới Hội sở.

Công tác lưu trữ và quản lý TSBĐ tập trung hóa nhằm thực hiện tối đa hóa nguồn lực, giảm chi phí xây dựng kho quản lý TSBĐ, giảm chi phí nhân sự. Bên cạnh đó, công tác lưu trữ và quản lý tập trung độc lập hoàn toàn với

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN ĐÔNG NAM Á (SEABANK) (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w