Hiệu quả quản lý Tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN ĐÔNG NAM Á (SEABANK) (Trang 89 - 96)

2.2.3.1. Đảm bảo khả năng quản lý, giám sát TSBĐ

Hiện tại, theo số liệu ghi nhận được tại Bảng 2.3 Dư nợ cho vay theo hình thức bảo đảm, dư nợ theo hình thức cầm cố năm 2017 chiếm 4,4%/ tổng dư nợ, dư nợ theo hình thức thế chấp năm 2017 chiếm 94,97%/ tổng dư nợ, như vậy dư nợ theo hình thức thế chấp chiếm chủ yếu trên tổng dư nợ của SeABank. Mặt khác, dư nợ theo hình thức cầm cố chủ yếu là cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, STK, HĐTG, GTCG...là những loại TSBĐ SeABank có thể quản lý, giám sát được một cách chặt chẽ. Bên cạnh đó, dư nợ theo hình thức thế chấp chủ yếu là BĐS, MMTB, PTVT, Quyền tài sản, các khoản phải thu.. .là những loại TSBĐ giao cho chủ tài sản tự quản lý khai thác, SeABank thực hiện kiểm tra, giám sát TSBĐ và số dư nợ theo hình thức này đang chiếm đa số trên tổng dư nợ.

Hiện tại, công tác kiểm tra giám sát TSBĐ, kiểm tra sau cấp tín dụng tại SeABank đang được QHKH thực hiện. Tuy nhiên, do chưa chú trọng đến công tác kiểm tra giám sát TSBĐ, kiểm tra sau cấp tín dụng dẫn đến tình trạng TSBĐ xảy ra nhiều tranh chấp khi x lý TSBĐ, theo ghi nhận được đến thời điểm cuối năm 2017: 5 hồ sơ xử lý nợ gặp khó khăn do tài sản thế chấp bị lấn chiếm bởi hộ bên cạnh, 7 hồ sơ TSBĐ chủ tài sản cũ vẫn đang sinh sống trên TSBĐ, 20 hồ sơ TSBĐ đất không có ranh giới rõ ràng với thửa đất

bên cạnh, 25 hồ sơ xây mới công trình xây dựng trên đất chưa được ghi nhận trên GCN QSD đất (chưa được thế chấp cho Ngân hàng) nhưng công trình xây dựng được góp sức của cả hộ gia đình không chỉ riêng của chủ tài sản...

Bên cạnh đó, kết quả là năm 2017 có 558 hồ sơ chưa được kiểm tra TSBĐ, tăng 5% so với năm 2016, tăng 15% so với năm 2015 và chiếm 6,3% số lượng hồ sơ sai phạm.

Như vậy, TSBĐ chưa được giám sát chặt chẽ bởi QHKH đồng thời cũng chưa có bộ phận kiểm tra, giám sát độc lập để thực hiện kiểm tra giám sát việc tuân thủ của QHKH và có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các cán bộ vi phạm nên hiện tại TSBĐ chưa được giám sát chặt chẽ và còn nhiều thách thức vì thế làm cho hiệu quả quản lý TSBĐ chưa thực sự cao.

Mặt khác, TSBĐ được lưu tại kho quỹ của ĐVKD và bị chi phối với GĐCN nên vẫn còn trường hợp thất thoát hồ sơ TSBĐ. Trong quá trình kiểm tra phát hiện 10 hồ sơ TSBĐ đã không được nhập vào kho quỹ theo quy đị nh mà được sang tên cho người nhà của QHKH. Do vậy, để giám sát và quản lý được TSBĐ, TSBĐ phải được quản lý bởi một bộ phận độc lập với ĐVKD.

2.2.3.2. Bảo toàn giá trị bảo đảm

Theo quy định của SeABank, để bảo toàn giá trị bảo đảm SeABank có quy định tần suất định giá lại đối với các TSBĐ. Đến 31/12/2017, có 1.595 hồ sơ chưa được định giá lại, tăng 8% so với năm 2016, tăng 18% so với năm 2015. Khi thực hiện định giá lại giá trị TSBĐ bị giảm sút so với giá thị trường không đủ đảm bảo cho khoản cấp tín dụng là 102 hồ sơ, SeABank đã yêu cầu KH giảm dư nợ hoặc bổ sung TSBĐ, tuy nhiên tỷ lệ giảm dư nợ hoặc bổ sung TSBĐ theo như yêu cầu của SeABank chiếm rất ít: 32 hồ sơ.

Bên cạnh đó, SeABank vẫn giao thẩm quyền định giá cho ĐVKD và thực hiện định giá BĐS theo hệ số K2 tối đa bằng 3 và nhân với khung giá UBND (hiện tại không có TCTD nào áp dụng phương pháp này) và không có khung giá TSBĐ của Ngân hàng để khống chế trần về giá, nên do áp lực kinh doanh

và nghiệp vụ chuyên môn về định giá chưa cao, QHKH thực hiện định giá giá trị định giá TSBĐ cao hơn thị trường khiến cho TSBĐ không bảo toàn được giá trị khi định giá lại và Ngân hàng không thu hồi đủ vốn khi phát mại TSBĐ. Theo số liệu chọn mẫu kiểm tra, đến cuối năm 2017 toàn hệ thống có hơn 300 hồ sơ TSBĐ định giá sai dẫn đến rủi ro về giá (giá cao hơn thị trường 20%).

Công tác thẩm định TSBĐ trước khi nhận làm TSBĐ rất quan trọng, đặc biệt là tính pháp lý của TSBĐ. Kết quả ghi nhận được cuối năm 2017 toàn hệ thống có tới 15 trường hợp KH đã bán trao tay một phần TSBĐ, đất thuộc đối tượng thu hồi đền bù theo giá nhà nước trong khi SeABank định giá theo giá thị trường, 5 trường hợp TSBĐ thuộc đối tượng tặng cho dùng để thờ cúng không được thực hiện thế chấp...Những nội dung về pháp lý đó cũng là nguyên nhân không bảo toàn được giá trị TSBĐ và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý TSBĐ của SeABank.

Bảo hiểm TSBĐ không được mua bổ sung khi hết hạn, khi xảy ra cháy nổ, tai nạn SeABank sẽ không được bồi thường thiệt lại cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho giá trị TSBĐ không được bảo toàn. Tính đến ngày 31/12/2017 có 1.040 hồ sơ hết hạn mua bảo hiểm nhưng chưa được thực hiện mua lại bảo hiểm, tăng 15% so với năm 2016 và tăng 21% so với năm 2015.

2.2.3.3. Đảm bảo tính thanh khoản của TSBĐ

SeABank đã quy định chỉ nhận làm TSBĐ đối với tài sản có tính thanh khoản từ trung bình trở lên không nhận TSBĐ có tính thanh khoản yếu kém làm TSBĐ. Theo số liệu tại bảng 2.5 tình hình cho vay thế chấp, loại TSBĐ mà SeABank nhận làm TSBĐ chiếm đa số là BĐS chiếm 63,94% và PTVT chiếm 35,21% còn lại Hàng hóa, Quyền tài sản và các khoản phải thu chiếm một phần rất nhỏ. Điều này, chứng tỏ SeABank cũng chú trọng việc bảo đảm tính thanh khoản của TSBĐ khi nhận làm tài sản thế chấp.

Bên cạnh đó, SeABank quy định cụ thể các điều kiện nhận đối với từng loại TSBĐ để lựa chọn TSBĐ có tính thanh khoản cao hơn nhận làm TSBĐ loại trừ TSBĐ có tính thanh khoản thấp nhu:

- Đối với BĐS:

- Thành phố Hồ Chí Minh: các Phuờng thuộc Quận 1;

- Thành phố Hải Phòng: các Phuờng thuộc Quận Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền. Nhóm 2 - Các phuờng trên cả nuớc (trừ

Nhóm 1); Độ rộng đuờng từ 1.5 m trở lên và mặt tiền từ 2 m trở lên. Nhóm 3 - Các xã/thị trấn/đơn vị hành chính khác. Độ rộng đuờng từ 2 m trở lên và mặt tiền từ 3 m trở lên.

- Đối với TSBĐ là PTVT có quy định điều kiện nhận nhu:

Xe cũ xuất xứ Trung Quốc, Ân Độ sẽ không đuợc nhận làm TSBĐ và quy định về số năm sản xuất, năm đăng ký luu hành lần đầu nhu:

+ Xe ô tô mới:

V Xe đuợc sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam: là xe chua đuợc đăng ký, luu hành tại Việt Nam và thời gian tính từ năm sản xuất đến năm đề nghị vay vốn không quá 01 (một) năm.

S Xe nhập khẩu nguyên chiếc: là xe chua đuợc đăng ký, lưu hành tại Việt Nam; thời gian tính từ năm sản xuất đến năm đề nghị vay vốn không quá 01 (một) năm.

+ Xe ô tô cũ/đã qua sử dụng, với điều kiện:

S Xe được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam: là xe đã được đăng ký hoặc xe chưa được đăng ký nhưng thời gian tính từ năm sản xuất đến năm đề nghị vay vốn hơn 01 (một) năm.

S Xe nhập khẩu nguyên chiếc: là xe đã được đăng ký, lưu hành tại Việt Nam hoặc xe chưa được đăng ký nhưng thời gian tính từ năm sản xuất đến năm đề nghị vay vốn hơn 01 (một) năm.

S Thời gian kể từ năm đăng ký lưu hành lần đầu tại Việt Nam đến năm đề nghị vay vốn nhỏ hơn hoặc bằng (≤) 5 năm và tối đa không quá 7 năm kể từ ngày sản xuất.

Toàn bộ các quy định về điều kiện nhận đó cũng nhằm đảm bảo tính thanh khoản của TSBĐ. Về nội dung này SeABank đang thực hiện rất tốt, phần lớn các TSBĐ khi phát mại TSBĐ đều có thể mua bán trao đổi được một cách dễ dàng trừ trường hợp TSBĐ bị vướng về pháp lý, tranh chấp kéo dài thời gian xử lý TSBĐ.

2.2.3.4. Đảm bảo hiệu quả thu nợ khi thanh lý TSBĐ

Theo số liệu tại Bảng 2.6 tình hình xử lý TSBĐ năm 2015-2017, dư nợ quá hạn năm 2017 là 752.93 tỷ đồng, số tiền xử lý TSBĐ đã thu hồi về trong năm 350 tỷ, trong đó có 10 TSBĐ tại Quảng Ninh khi thanh lý TSBĐ SeABank chỉ có thể thu được 50% giá trị TSBĐ gây thiệt hại cho Ngân hàng do QHKH đã định giá cao hơn giá thị trường tại thời điểm định giá xem xét cấp tín dụng, đồng thời không thực hiện định giá lại định kỳ TSBĐ do đó giá trị TSBĐ bị giảm sút không đủ đảm bảo cho khoản cấp tín dụng, KH chây ì không thực hiện trả nợ khiến Ngân hàng phải thanh lý TSBĐ để thu nợ. Một số khoản cấp tín dụng thẩm định không kỹ khiến Ngân hàng gặp rủi ro về pháp lý TSBĐ kéo dài thời

gian thanh lý TSBĐ, tốn kém chi phí như: 5 trường hợp TSBĐ thuộc đối tượng tặng cho dùng để thờ cúng không được thực hiện thế chấp, 7 trường hợp chủ cũ đang sinh sống trên BĐS...

2.2.3.5. Mức độ hài lòng của Khách hàng

Thường xuyên, SeABank có thực hiện các chương trình khảo sát mức độ hài lòng của Khách hàng hoặc nhận phản hồi trực tiếp của Khách hàng về các dịch vụ của Ngân hàng như: thời gian phục vụ, thái độ phục vụ, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng, hạn mức tín dụng đã cấp, các dịch vụ phụ trội của Ngân hàng...và các thủ tục liên quan đến TSBĐ như: các hồ sơ TSBĐ yêu cầu cung cấp, các thủ tục hoàn thiện BĐTV, các yêu cầu về kiểm tra giám sát TSBĐ, các quyền của Ngân hàng đối với TSBĐ khi KH vi phạm cam kết... Trong thời gian vừa qua, SeABank cũng đã ghi nhận, lắng nghe rất nhiều ý kiến từ phía Khách hàng về các hồ sơ pháp lý về TSBĐ cần phải cung cấp cho SeABank khi thực hiện các thủ tục BĐTV, thời gian x lý liên quan đến công tác quản lý TSBĐ kéo dài và khá mất thời gian. Từ đó, cân nhắc điều chỉnh các quy trình chính sách, các điều kiện quản lý TSBĐ để phù hợp với thực tế kinh doanh của Khách hàng và của các TCTD khác, tăng khả năng cạnh tranh, tập trung hóa chuyên môn hóa công tác quản lý TSBĐ để rút ngắn thời gian giao dịch nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TSBĐ từ đó cân nhắc điều chỉnh các quy trình chính sách, các điều kiện quản lý TSBĐ để phù hợp với thực tế kinh doanh của Khách hàng và của các TCTD khác.

2.2.3.6. Chi phí quản lý TSBĐ

Theo số liệu bảng 2.6 tình hình cho vay thế chấp, dư nợ cho vay hàng hóa được điều chỉnh giảm qua các năm, năm 2015 là 1,400 tỷ đồng, năm 2016 là 750,75 tỷ đồng, năm 2017 là 573, 49 tỷ đồng. Theo đó chi phí lưu trữ kho bãi cũng được giảm xuống. Tuy nhiên, bên cạnh đó hồ sơ TSBĐ vẫn đang được lưu tại kho quỹ của các ĐVKD nên SeABank vẫn mất một khoản chi phí để duy trì và xây dựng kho quỹ để lưu trữ TSBĐ. Mặt khác, đội ngũ HTTD vẫn

đang nằm rải rác dưới đơn vị kinh doanh, nghiệp vụ hoàn thiện bảo đảm tiền vay chưa được xử lý tập trung nên chưa tối đa được năng suất lao động, chi phí nhân sự cho công tác quản lý TSBĐ vẫn chưa điều chỉnh giảm.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý TSBĐ nhằm đảm bảo được khả năng quản lý giám sát TSBĐ đảm bảo hiệu quả x lý TSBĐ khi thanh lý TSBĐ, bảo toàn giá trị bảo đảm, đảm bảo tính thanh khoản của TSBĐ, giảm chi phí quản lý TSBĐ, tăng mức độ hài lòng của Khách hàng, SeABank cần chú trọng đến công tác quản lý TSBĐ từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định TSBĐ, định giá TSBĐ, hoàn thiện thủ tục bảo đảm tiền vay, quản lý hồ sơ TSBĐ, kiểm tra giám sát TSBĐ, xử lý TSBD, đồng thời thực hiện tập trung hóa hoạt động quản lý TSBĐ, cải tiến quy trình quy định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TSBĐ của SeABank.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN ĐÔNG NAM Á (SEABANK) (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w