2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực trạng công tác quản lý TSBĐ tại còn nhiều hạn chế:
Một là, Cơ chế chính sách chưa hoàn thiện. Quy chế, quy định về TSBĐ đã được xây dựng từ năm 2010 cho đến nay cơ cấu tổ chức của SeABank cũng như văn bản pháp luật đã thay đổi, nhiều nội dung văn bản chưa phù hợp nên cần phải điều chỉnh thay đổi. Mặt khác, quy trình vẫn mang tính đơn lẻ, chưa đồng bộ thậm chí hạn chế về tổ chức triển khai như: quy định định giá TSBĐ nằm rải rác ở trong các quy định nhận TSBĐ mà chưa tách thành quy định riêng để quy định chi tiết cụ thể về cách thức thẩm định, công thức tính giá trị của từng loại TSBĐ, quy định đất nông nghiệp mới chỉ cho phép nhận đất trồng cây lâu năm và trồng lúa trong khi đất trồng cây hàng năm, lâu năm gắn liền với đất ở có lợi thế thương mại hơn nhưng vẫn không được phép nhận và định giá tính giá trị cấp tín dụng... do đó khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện và phát triển kinh doanh.
Hai là, chất lượng thẩm định TSBĐ chưa được tốt, mặc dù công tác thẩm định TSBĐ đã được cán bộ thực hiện, tuy nhiên công tác thẩm định vẫn được thực hiện một cách sơ sài chưa cẩn thận, dẫn đến các rủi ro trong quá trình xử lý TSBĐ.
Ba là, hoàn thiện thủ tục bảo đảm tiền vay và lưu trữ hồ sơ TSBĐ
Mặc dù, công tác soạn thảo, công chứng và đăng ký GDBĐ đã được thực hiện bởi cán bộ HTTD tương đối độc lập với cán bộ QHKH, tuy nhiên bộ phận HTTD đang được đặt tại ĐVKD nên có thể vẫn bị chi phối bởi Giám đốc ĐVKD và do cán bộ HTTD đăt tại các ĐVKD nên việc tối ưu hóa được năng suất lao động là không thực hiện được.
Lưu trữ hồ sơ được thực hiện bởi HTTD, tuy nhiên kho quỹ đặt tại ĐVKD nên việc bị chi phối trong quá trình xuất TSBĐ vẫn xảy ra. Do hệ thống báo cáo trên T24 chưa thực sự hoàn chỉnh nên việc kiểm soát giữa việc nhập kho vật chất và việc nhập tài sản trên hệ thống T24 còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, những tài sản có giá trị lớn phải được vận chuyển về hội sở lưu trữ, điều này dễ dẫn đến thất lạc hồ sơ trong quá trình di chuyển và không đáp ứng kịp thời nhu cầu của Khách hàng khi thực hiện tất toán khoản cấp tín dụng vì phải chờ 1- 2 ngày mới có thể nhận được tài sản bảo đảm.
Bốn là, Công tác kiểm tra giám sát TSBĐ chưa thực sự tốt
Ngoài việc kiểm tra, giám sát của Phòng kiểm soát tuân thủ, việc kiểm tra giám sát chưa được thực hiện bởi một bộ phân chuyên môn về quản lý TSBĐ nên việc kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện một cách triệt để và hiệu quả.
Mặt khác, việc kiểm tra định giá lại TSBĐ do cán bộ QHKH thực hiện vẫn còn mang tính chất chống chế chưa thực sự nghiêm túc trong quá trình thực hiện.
Năm là, Tình trạng khai thác thông tin về TSBĐ rất khó khăn, thông tin thiếu tin cậy do chất lượng hạch toán của cán bộ HTTD tại ĐVKD chưa được
kiểm soát chặt chẽ cũng làm cho hoạt động kinh doanh mất an toàn và là việc thực hiện nghiệp vụ đảm bảo cho vay cũng rất khó khăn.
Sáu là, công tác xử lý TSBĐ chưa thực sự hiệu quả, mặc dù SeABank cũng đã xử lý được những khoản tín dụng lớn khó đòi, tuy nhiên vẫn còn một khoản lớn các khoản tín dụng chưa xử lý được do chất lượng quản lý TSBĐ chưa thực sự tốt, quy định chính sách của pháp luận chưa đồng nhất vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả công tác xử lý nợ vay.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế a. về phía ngân hàng
- Áp lực công việc lớn: Sau 24 năm phát triển, số QHKH vừa làm công tác thẩm định, theo dõi, quản lý TSBĐ nghỉ việc và tuyển mới bổ sung hàng năm chiếm gần 700 người đã phần nào ảnh hưởng đến công tác quản lý khoản vay nói chung, quản lý TSBĐ nói riêng.
- Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc ngân hàng phải bỏ bớt một số thủ tục quản lý TSBĐ, nhất là đối với những khách hàng được coi là đặc biệt, điều đó cũng là một trong các nguyên nhân khiến hiệu quả quản lý TSBĐ bị giảm sút.
- Chưa phân loại lỗi vi phạm và có chế tài xử lý vi phạm nghiêm khắc và hợp lý. Đối với cán bộ để xảy ra sai phạm, SeABank chưa có biện pháp chấn chỉnh, giáo dục cán bộ; chưa xử lý nghiêm khắc với cán bộ có nhiều sai phạm, mang tính hệ thống.
- Việc tổ chức công tác quản lý TSBĐ chưa hợp lý, chưa có sự chuyên môn hoá, tách rời giữa chức năng cho vay với chức năng quản lý khoản vay và định giá, quản lý TSBĐ nên chất lượng công tác quản lý TSBĐ chưa cao.
- Số lượng và chất lượng cán bộ QHKH không đồng đều do tỷ lệ nghỉ việc quá cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý TSBĐ. Trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng không đều đều, nhất là giữa Trụ sở chính và các chi nhánh, giữa chi nhánh cũ với chi nhánh mới thành lập.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý TSBĐ chua đáp ứng đuợc yêu cầu. Việc quản lý TSBĐ tại SeABank chủ yếu vẫn sử dụng phuơng pháp theo dõi thủ công, chua thiết lập đuợc nhiều báo cáo trên hệ thống phần mềm nhu: các khoản cấp tín dụng chung TSBĐ, tỷ lệ phân bổ TSBĐ trên mỗi khoản cấp tín dụng...
- Về chất luợng đội ngũ cán bộ quản lý TSBĐ: Tại nhiều chi nhánh, chất luợng đội ngũ làm công tác quản lý TSBĐ chua cao và không đồng đều. Ngoài ra, việc yêu cầu các cán bộ QHKH phải liên lục cập nhật quy định, quy trình quản lý TSBĐ do SeABank đề ra cũng chua đuợc các chi nhánh quan tâm.
- Chất luợng định giá TSBĐ còn nhiều khó khăn bất cập do còn phụ thuộc vào tính chủ quan của cán bộ tín dụng ngân hàng. Khi thực hiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản thì giá trị của khoản vay đuợc quyết định bởi khâu định giá tài sản bảo đảm nên đây là một khâu vô cùng quan trọng. Để thực hiện công việc định giá tài sản bảo đảm một cách chính xác thì công tác định giá cần phải đuợc một cơ quan có chức năng thẩm định giá thực hiện. Hiện nay, SeABank có phân quyền cho công ty định giá độc lập định giá các khoản cấp tín dụng từ 2 tỷ trở lên, mức cấp tín dụng duới 2 tỷ sẽ do ĐVKD thực hiện định giá. Nhu vậy, với mức phân quyền duới 2 tỷ cho ĐVKD tự định giá là khá lớn và phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng. Đây là một điều rất khó đối với các cán bộ tín dụng đối với họ vì thông tin trên thị truờng về các loại TSBĐ là rất lớn và không đơn giản nên các cán bộ tín dụng khó mà nắm bắt hết đuợc một cách chính xác từng đặc trung, thông số kỹ thuật của mỗi loại tài sản.
+ Bên cạnh đó về phuơng thức định giá đất ở, SeABank vẫn cho ĐVKD đuợc phép định giá theo hệ số K2 tối đa bằng 3 khi nhân với khung giá đất ở của UBND, trong khi các TCTD khách đều chuyển định giá sang công ty định
giá độc lập hoặc có khung giá để khống chế mức giá trần để ĐVKD định giá, hạn chế rủi ro.
+ Tại nhiều chi nhánh việc quản lý TSBĐ còn nhiều bị động, không định giá lại TSBĐ theo định kỳ hoặc khi giá thị trường biến động giảm, nội dung biên bản kiểm tra sơ sài, thiếu sự phân tích, đánh giá, nhận định trên giác độ ngân hàng, từ đó dẫn đến việc không điều chỉnh kịp số tiền cho vay phù hợp với thực trạng của TSBĐ, diễn biến giá cả của TSBĐ trên thị trường.
- Công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý tài sản bảo đảm chưa được các chi nhánh coi trọng. Bộ phận chuyên môn thực hiện kiểm tra về định giá TSBĐ chưa có.
- Chưa chú trọng việc phân tích, đánh giá tình hình quản lý TSBĐ để rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành.
b. Các nguyên nhân từ phía bên bảo đảm
Một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý TSBĐ là việc bên bảo đảm cố tình lẩn tránh hoặc có thái độ bất hợp tác với cán bộ Ngân hàng, hoặc không cung cấp đủ các hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của ngân hàng, có chủ đích lừa đảo hoặc câu kết với cán bộ QHKH để lừa đảo Ngân hàng.
c. Nguyên nhân khác
Các chính sách của Nhà nước: Pháp luật về GDBĐ và đăng ký GDBĐ đã có những cải cách rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện GDBĐ thì các quy định của pháp luật, cũng như thực trạng còn nhiều cách hiểu khác nhau tại các cơ quan áp dụng pháp luật đã gây khó khăn cho các NHTM.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã có những khái quát về quá trình hình thành và kết quả kinh doanh của SeABank qua các năm, trong đó chú trọng chủ yếu vào công tác quản lý TSBĐ trên các phương diện: quy trình, thực trạng, hiệu quả, các mặt được và hạn chế. Đây sẽ là tiền đề cho những kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý TSBĐ tại SeABank.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TSBĐ