Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp sản

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PIAGGIO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 33 - 39)

doanh nghiệp sản xuất

1.2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh - Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn (vòng quay vốn kinh doanh):

ττ. ʌ____Ai , J_____ Doanh thu thuần trong kỳ

Hiệu suất sử dụng =o j ɑŋ

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một đồng vốn kinh doanh doanh nghiệp đầu tư thu về bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư. Vòng quay càng lớn thì hiệu quả càng cao.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA):

Tỷ suất lợi nhuận sau = _______L ợi nh uận sau thuế

thuế trên VKD Vốn kinh doanh bình quân x 100% (1.2)

[10, tr 51-52]

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này còn được gọi là sức sinh lời của tài sản hay tỷ lệ hoàn vốn đầu tư.

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE):

Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế

vòn chủ sở hữu = , , 7~ t--- x 100% (1.3) WH cH sv√ HUU

Vốn chủ sở hữu bình quân [10, tr 51-52]

Chỉ tiêu này đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu sử dụng trong kỳ, thể hiện được trình độ sử dụng vốn của nhà quản lý. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với doanh nghiệp và được các nhà đầu tư rất quan tâm.

- Hệ số tự tài trợ:

, Tổng vốn chủ sở hữu

Hệ số tự tài trợ =--- (1.4) Tổng nguồn vốn kinh doanh

25

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu này càng lớn doanh nghiệp càng nhiều khả năng tự chủ về mặt tài chính và mức độ độc lập với các chủ nợ là cao [09, tr.238].

- Hệ số nợ:

Ă Tổng nợ phải trả

Hệ số nợ = --- ---——'--- (1.5) Tổng nguồn vốn kinh doanh

Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong nguồn vốn của doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp bao nhiêu phần trăm được hình thành bằng nguồn nợ phản trả [09, tr.237].

1.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu quả sử dụng vốn cố định được đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu, nhưng phổ biến là ba chỉ tiêu sau đây:

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

, Doanh thu thuần trong kỳ

Hiệu suất sử dụng = --- (1.6) VCĐ VCĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Có thể thấy chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu hàm lượng VCĐ nên chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng VCĐ càng cao [09, tr.81].

Vì các TSCĐ phải chịu khấu hao trong quá trình sử dụng, nên VCĐ là phần nguyên giá còn lại của TSCĐ và được tính theo phương pháp bình quân. Cụ thể: VCĐ bình quân trong kỳ VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ (1.7) 2

- Hàm lượng vốn cố định:

VCĐ bình quân trong kỳ

Hàm lượng VCĐ = --- -—;--- (1.8) Doanh thu thuần trong kỳ

Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao [09, tr.82].

- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:

. Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = ---::---X 100% (1.9) VCĐ bình quân trong kỳ

[09, tr.84]

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao.

1.2.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả chung về sử dụng vốn lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như sau:

- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (Số vòng quay vốn lưu động):

tt.λ V ,1 ,tt~ Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng VLĐ = ---—--- (1.10) VLĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ (thường là một năm) [09, tr.104].

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

27

- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:

' ____ Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =---::--- (1-11) VLĐ bình quân trong kỳ

Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại [09, tr.109].

- Hàm lượng vốn lưu động:

Vốn lưu động bình quân

Hàm lượng VLĐ = ---—---—-—-— --- (1-12) Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân. Chỉ tiêu này càng nhỏ, càng tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [09, tr.108].

- Kỳ luân chuyển VLĐ:

,_____ 360 ngày

Kỳ luân chuyển VLĐ = —■'---—--- (1-13) Số vòng quay VLĐ trong kỳ

[09, tr-105]

Chỉ tiêu này thể hiện, số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay VLĐ. Thời gian một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn. Hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều-

- Kỳ thu tiền bình quân:

Kỳ thu tiền Bình quân khoản phải thu x 365 ngày bình quân n_____, ,. ,,A

1 Doanh thu thuần (1-14)

28

Đây là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền càng nhỏ. - Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Bình quân hàng tồn kho (1.15)

Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định. Số vòng luân chuyển càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt doanh số cao.

1.2.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn:

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho)..

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

[09, tr.363]

Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tình hình tài chính tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là

29

công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho

(1.17) Nợ ngắn hạn

[09, tr.364]

Khả năng thanh toán nhanh thông thường biến động từ 0,5 đến 1, lúc đó khả năng thanh toán của DN được đánh giá là khả quan.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PIAGGIO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 33 - 39)