Đây là nhóm nhân tố nằm ngoài phạm vi kiểm soát của doanh nghiệp, khó có thể tác động hay thay đổi các nhân tố này. Do vậy, doanh nghiệp cần phải tìm cách thích nghi và dự đoán trước xu hướng phát triển để có các biện pháp ứng phó kịp thời. Nhóm các nhân tố này gồm có:
- Các chính sách vĩ mô của Nhà nước:
Thông qua các chính sách kinh tế, pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế... Nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp là rất quan trọng, nó có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ví dụ như từ cơ chế giao vốn, đánh giá lại tài sản, sự thay đổi các chính sách thuế, chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến khích nhập khẩu công nghệ... đều ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới tình hình tài chính.
Do vậy để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn của mình các doanh nghiệp cần xem xét các chính sách kinh tế của Nhà nước.
- Tác động của nền kinh tế có lạm phát:
33
của đồng tiền giảm xuống, tức là với một khối lượng tiền tệ như trước nhưng không mua được một khối tài sản tương đương như trước có khi lạm phát, mà doanh nghiệp phải bỏ ra một khối lượng tiền tệ nhiều hơn để đầu tư vào tài sản đó, khi đó năng lực của vốn đã bị giảm.
- Thị trường và sự cạnh tranh:
Trong sản xuất hàng hoá, biến động của thị trường đầu vào và thị trường đầu ra là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lập kế hoạch VCĐ, VLĐ. Khi xem xét thị trường, không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh, doanh nghiệp nào chiến thắng trong cạnh tranh sẽ chiếm lĩnh được thị trường đồng nghĩa với việc kinh doanh có lãi và bảo toàn, phát triển được vốn kinh doanh của mình.
- Rủi ro trong kinh doanh:
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động, hàng hoá của doanh nghiệp vừa phải cạnh tranh với hàng hoá trong nước vừa phải cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài. Và đặc biệt, khi thị trường tiêu thụ không ổn định, sức mua của thị trường có hạn thì càng làm cho rủi ro của doanh nghiệp tăng lên. Ngoài ra, còn có một số rủi ro do thiên tai gây ra như: hoả hoạn, bão lụt,... và một số biến động trong sản xuất mà doanh nghiệp không thể lường trước được làm tài sản của doanh nghiệp bị tổn thất, giảm giá trị dẫn đến vốn của doanh nghiệp cũng bị mất mát.
- Trạng thái nền kinh tế:
Trạng thái nền kinh tế có ảnh hưởng gián tiếp tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế phát triển vững mạnh và ổn định sẽ tạo cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong kinh doanh như: huy động vốn, đầu tư vào các dự án lớn, có cơ hội lựa chọn bạn hàng...
Khi nền kinh tế phát triển cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng được tăng
theo. Bởi lẽ khi khoa học công nghệ phát triển mạnh thì nó sẽ đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt. Nếu như doanh nghiệp không thích ứng được môi trường này chắc chắn sẽ không tồn tại được. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn chú trọng việc đầu tư vào công nghệ. Với những máy móc hiện đại không những tiết kiệm được sức lao động của con người mà còn tạo ra được khối lượng sản phẩm cao với giá thành thấp thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Do đó nó sẽ làm tăng doanh thu của doanh nghiệp, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên càng khuyến khích doanh nghiệp tích cực sản xuất, tình hình tài chính của doanh nghiệp được cải thiện ngày càng tốt hơn. Ngược lại, nếu trạng thái nền kinh tế đang ở mức suy thoái thì việc doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình tài chính là rất khó khăn.