Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PIAGGIO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 104 - 105)

3.2.1.1. Chú trọng việc đầu tư, quản lý sử dụng vốn cố định

Từ thực tế tài sản cố định của Công ty cho thấy: Tổng VCĐ năm 2019 tăng

48.528.842 ngàn đồng so với năm 2018, trong cơ cấu vốn cố định của Công ty thì tài sản cố định luôn chiếm khoảng 84% tỷ trọng vốn. Hiệu suất sử dụng VCĐ

tăng dần trong giai đoạn 2017 - 2019. Theo nguyên nhân đã phân tích ở chương

2, trong thời gian tới, để phát huy đúng hướng đầu tư tài sản cố định và nâng cao

hiệu quả sử dụng VCĐ, Công ty cần áp dụng các giải pháp sau:

Trong giai đoạn 2017 - 2019, Công ty đã mua sắm thêm tài sản cố định, đến 31/12/2019 giá trị tài sản cố định là 1.155.183.752 ngàn đồng. Trong công tác đầu tư cần lưu ý đảm bảo tài sản cố định bằng nguồn vốn dài hạn để Công ty tránh được những biến động về tài chính, rủi ro thanh toán do sử dụng nguồn vốn ngắn hạn mang lại.

Tiếp tục duy trì khả năng khai thác toàn bộ TSCĐ hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh như hiện nay, tận dụng tối đa năng suất TSCĐ hiện có.

Phân loại, xác định số TSCĐ sử dụng kém hiệu quả, những tài sản đã cũ, lạc hậu để kịp thời có kế hoạch thanh lý, nhượng bán, nhanh chóng thu hồi vốn để tái đầu tư.

Cần phát huy cao việc sử dụng và kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị, tránh tình trạng tài sản hư hỏng không sử dụng được.

3.2.1.2. Áp dụng các phương pháp bảo toàn vốn cố định

Công ty có thể bảo toàn nguồn vốn cố định thông qua các biện pháp quản lý, sửa chữa và giữ gìn tài sản cố định hữu hình. Vì trong quá trình sử dụng những biến động về giá cả, thay đổi của tỷ giá hối đối sẽ ảnh hưởng đến sức mua của vốn cố định ở thời điểm hiện tại so với thời điểm bỏ vốn ban đầu sẽ có sự chênh lệch. Cho nên Công ty cũng phải quan tâm, xem xét, đánh giá lại giá trị tài sản cố định nhằm bảo toàn nguồn vốn, cụ thể như sau:

85

- về phương pháp bảo toàn: theo dõi thường xuyên, kiểm tra và bám sát tình hình sử dụng tài sản cố định. Làm tốt công tác này, Công ty có thể giảm chi phí bảo hành, bớt được những khoản chi phí cho việc sửa chữa máy móc thiết bị dây chuyền. Từ đó tránh được những tiêu hao không đáng có và tránh lãng phí nguồn vốn cố định.

- Về phương pháp quản lý: Phân cấp quản lý tài sản cố định với từng bộ phận sử dụng, nhằm giám sát và khuyến khích người lao động có ý thức và trách nhiệm trong công tác sử dụng tài sản của Công ty. Làm tốt công tác này sẽ tránh được những thiệt hại, hư hỏng và mất mát tài sản cố định. Từ đó có thể tiết kiệm các khoản chi phí dùng để mua máy móc, thay mới thiết bị... Qua đó Công ty lại tiết kiệm được một lượng vốn cố định trong công tác sản xuất kinh doanh của mình.

3.2.1.3. Thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định

Trong nền kinh tế thị trường luôn biến động, thì sự thay đổi giá cả (hiện tượng hao mòn vô hình) thường xuyên xảy ra. Điều đó làm cho nguyên giá của tài sản và giá trị còn lại của nó bị phản ánh sai lệch so với mặt giá trị thực tế

của nó. Do vậy, hàng năm Công ty cần tổ chức đánh giá, xác định giá trị thực của toàn bộ và của từng loại tài sản cố định dùng trong kinh doanh. Việc thường

xuyên đánh giá lại giá trị của tài sản cố định giúp cho Công ty có thể tính toán chính xác khấu hao của tài sản cố định để hạch toán vào chi phí kinh doanh và kịp thời sử lý tài sản cố định bị hư hỏng, mất mát tránh tổn thất trong quá trình sử dụng, đồng thời đây cũng là căn cứ lập báo cáo tài chính của Công ty.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PIAGGIO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w