Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PIAGGIO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 87 - 90)

70

Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019

Qua số liệu phân tích ở Bảng 2.10: Khả năng thanh toán ngắn hạn thì ta có thể thấy trong giai đoạn 2017 - 2019, khả năng thanh toán của Công ty không được tốt. Cụ thể:

- Khả năng thanh toán ngắn hạn lần lượt các năm là 0,75; 0,80; 0,74. Mặc dù hệ số thanh toán ngắn hạn đã có sự cải thiện ở cuối năm 2018, tuy nhiên đến năm 2019 thì hệ số thanh toán ngắn hạn đã giảm xuống còn 0,74. Theo lý thuyết thì hệ số thanh toán ngắn hạn phải lớn hơn 1 thì mức độ mà doanh nghiệp đảm bảo chi trả các khoản nợ là càng cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp thấp, tình hình tài chính mới được đánh giá là tốt.

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty qua ba năm đều nhỏ hơn 1, tức là tài sản ngắn hạn không đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn đến hạn phải trả. Tuy nhiên, vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên tỷ trọng tài sản ngắn hạn thấp, sử dụng đòn bẩy tài chính để kích thích tăng trưởng kinh doanh nên hệ số thanh toán ngắn hạn sẽ không cao.

- Cũng giống với xu hướng thay đổi của hệ số thanh toán ngắn hạn thì hệ số thanh toán nhanh của Công ty trong giai đoạn này cũng cải thiện ở cuối năm 2018 nhưng lại giảm đi ở cuối năm 2019. Khả năng thanh toán nhanh lần lượt các năm là 0,40; 0,47 và 0,42. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên và lượng hàng tồn kho lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn lưu động. Cho thấy khả năng hoàn trả các khoản nợ phụ thuộc một phần vào việc bán tài sản dự trữ tồn kho. Nợ ngắn hạn tăng trong khi khả năng thanh toán nhanh lại giảm sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PIAGGIO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 87 - 90)