1.4.1. Công tác giám sát của một số Ngân hàng trung ương trên thế giớiđối với NHTM đối với NHTM
1.4.1.1. Quỹ dự trữ liên bang Mỹ
Ở Mỹ, các ngân hàng hoạt động trong một hệ thống quản lý ngân hàng kép nghĩa là cả chính quyền liên bang và tiểu bang đều có quyền kiểm soát đối với ngân hàng. Hệ thống này được thiết lập nhằm giúp chính quyền tiểu bang kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động ngân hàng trong phạm vi lãnh thổ của mình, đồng thời đảm bảo cho các ngân hàng được chính quyền tiểu bang và cộng đồng địa phương đối xử công bằng khi mở rộng hoạt động sang các bang khác nhau. Các cơ quan quản lý hệ thống tài chính quan trọng của Chính phủ Mỹ là Cục kiểm soát tiền tệ, Hệ thống dự trữ liên bang, Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang, Bộ Tư pháp, Ủy ban chứng khoán và hối đoái cũng có vai trò quản lý ngân hàng nhưng kém quan trọng hơn, trong khi đó Hội đồng ngân hàng bang là cơ quan quản lý cấp bang cao nhất cả các ngân hàng Mỹ.
1.4.1.2. Ngân hàng trung ương Trung Quốc
Hoạt động quản lý và giám sát ngân hàng được điều chỉnh bởi Luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về quản lý và giám sát hoạt động ngân hàng.
Cơ quan giám sát ngân hàng độc lập với NHTW và trực thuộc Hội đồng Nhà nước. Hệ thống giám sát tài chính của Trung Quốc theo mô hình phân tách
độc lập , bao gồm 3 Ủy ban độc lập với nhau và trực thuộc Hội đồng Nhà nước:
(i) Ủy ban giám sát ngân hàng thực hiện giám sát các đối tượng là NHTM, ngân
hàng chính sách, HTX tín dụng, công ty quản lý tài sản, công ty tín thác và đầu
tư, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính; (ii) Ủy ban giám sát chứng khoán thực hiện giám sát các sở giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán,
quy tương hỗ và các công ty niêm yết; (iii) Ủy ban giám sát bảo hiểm thực hiện
giám sát các công ty bảo hiểm và các hãng môi giới bảo hiểm.
Cơ quan giám sát ngân hàng thực hiện ban hành qui chế an toàn, giám sát (tại chỗ và từ xa), cấp phép hoạt động ngân hàng và xử lý vi phạm.
Hoạt động của cơ quan giám sát ngân hàng nhằm (i) thúc đẩy ngành ngân hàng hoạt động an toàn và lành mạnh; (ii) Duy trì niềm tin của thị trường vào hệ thống ngân hàng.
Đối tượng chịu sự quản lý và giám sát của cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc bao gồm: Các tổ chức có hoạt động ngân hàng: Các NHTM, các hợp tác xã tín dụng, ngân hàng chính sách, công ty quản lý tài sản, công ty tín thác và đầu tư, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính
1.4.1.3. Ngân hàng trung ương Thái Lan
Một trong những hoạt động của Ngân hàng trung ương Thái Lan là đảm bảo sự hoạt động an toàn, lành mạnh và cạnh tranh cho hệ thống tài chính, từ đó tăng cường sự ổn định tài chính và đáp ứng các yêu cầu của các khu vực sản xuất và các cá nhân dân cư. Để đạt được mục tiêu đó, Ngân hàng trung ương Thái Lan tổ chức bộ phận giám sát với trách nhiệm giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng trung ương Thái lan xây dựng hệ thống giám sát dựa trên phương pháp giám sát rủi ro theo những nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Hệ thống này cho phép Ngân hàng trung ương Thái lan có thể phát hiện và giải quyết các vấn đề của các tổ chức tín dụng sớm ngay trong giai đoạn đầu, từ đo đảm bảo sự an toàn và lành mạnh không chỉ của các tổ chức tín dụng nói riêng mà của cả hệ thống tài chính nói chung.
Các tổ chức tài chính chịu sự giám sát của Ngân hàng trung ương Thái lan bao gồm: các Ngân hàng thương mại Thái lan, chi nhán các ngân hàng nước ngoài, các công ty tài chính, các quỹ tín dụng, các công ty quản lý tài
sản. Ngoài ra, Ngân hàng trung ương Thái lan còn chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng và Quỹ tín dụng quốc gia.
Ngân hàng trung ương Thái lan cũng duy trì sự hợp tác với các tổ chức giám sát khác như:
- Tổ chức giám sát quốc gia: Nhằm tăng cường tính hiệu quả của công tác giám sát, Ngân hàng trung ương Thái lan và các tổ chức giám sát khác như Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ủy ban chứng khoán, Tổ chức chống rửa tiền, Sở giao dịch chứng khoán Thái lan... luôn hợp tác với nhau trong việc trao đổi các thông tin giám sát. Một Hội đồng chính sách tài chính tín dụng đã được thiết lập nhằm xây dựng và kiểm soát việc thực hiện các chính sách giám sát của các tổ chức tài chính tín dụng. Các thành viên của Hội đồng bao gồm Thống đốc Ngân hàng trung ương, là chủ tịch Hội đồng, và các đại diện của các bộ phận giám sát có liên quan từ các tổ chức nêu trên, là các thành viên Hội đồng. Ngoài ra, nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức giám sát quốc gia, Ngân hàng trung ương Thái lan còn thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo định kỳ về việc trao đổi thông tin giám sát giữa các tổ chức giám sát quôc gia.
- Các tổ chức giám sát nước ngoài: Nhằm đảm bảo giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính tín dụng của Thái lan ở nước ngoài và các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ở Thái lan, đồng thời đảm bảo tính thống nhất với các quy định và luật lệ của các tổ chức giám sát nước ngoài, Ngân hàng trung ương Thái lan thương xuyên trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm với các cơ quan giám sát nước ngoài có liên quan. Ngân hàng trung ương Thái lan nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ này không chỉ nhằm thiết lập sử giám sát tổng hợp và mang tính toàn cầu mà còn là cơ sở để trao đổi những thông tin giám sát tốt và hiệu quả. Điều này là cần thiết cho việc đáp ứng mô hình đánh giá rủi ro trong khuôn khổ Basel II.