GIÁM SÁT NGÂN HÀNG; CỤC THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TP HÀ NỘI
2.1.1. Khái quát về NHNN Việt Nam
Luật NHNN Việt Nam quy định: “Ngân hàng Nhà nuớc Việt nam là cơ quan của Chính phủ và là Ngân hàng trung uơng của nuớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Ngày 17/02/2017; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam; theo đó NHNN Việt Nam sẽ gồm 26 đơn vị trực thuộc.
Nghị định cũng quy định cụ thể:
Với tu cách là một cơ quan của Chính phủ, NHNN thực hiện chức năng quản lý Nhà nuớc về tiền tệ và hoạt động ngân hang trong cả nuớc, cụ thể:
- Tham gia xây dựng chiến luợc và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nuớc
- Xây dựng các dự án luật pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng
- Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng và giấy phép hoạt động ngân hang của các tổ chức khác
- Quản lý việc vay, trả nợ nuớc ngoài của các doanh nghiệp quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng
- Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
- Ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng
- Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế
- Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này. Tuy nhiên, NHNN chỉ điều hành các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và thực hiện việc đưa tiền ra lưu thong, rút tiền từ lưu thong về theo tín hiệu của thị trường trong phạm vi lượng tiền cung ứng đã được Chính phủ phê duyệt.
Với tư cách là Ngân hàng trung ương, NHNN thực hiện chức năng là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ, với các hoạt động cụ thể sau:
- Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền, thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền
- Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện
thanh toán cho nền kinh tê
- Điều hành thị trường tiền tệ, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở - Kiểm soát dự trữ quốc tế, quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước
- Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán
Như vậy, với việc thực hiện đồng thời hai chức năng, vừa là một cơ quan của Chính phủ, vừa là một NHTW, NHNN Việt Nam đã đảm bảo được mục tiêu hoạt động của mình là ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa
2.1.2. Khái quát về Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng
Ngày 07/4/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng.
Ngày 12/6/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 35/QĐ-TTg ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam .
Theo đó, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (sau đây gọi là CQTTGSNH) là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước), thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. CQTTGSNH có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo CQTTGSNH là Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng. Giúp việc cho Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng là các Phó chánh thanh tra, giám sát ngân hàng.
Tính đến thời điểm 31/12/2017, Cơ quan thanh tra giám sát có tổng số 587 cán bộ công chức, gồm 11 Vụ, Cục trực thuộc bao gồm:
- Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong nước (gọi tắt là Vụ I). - Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng nước ngoài (gọi tắt là Vụ II).
- Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (gọi tắt là Vụ III).
- Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng (gọi tắt là Vụ V).
- Vụ Quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng (gọi tắt là Vụ VI).
- Vụ Tổ chức cán bộ (gọi tắt là Vụ VII). - Văn phòng.
- Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội (gọi tắt là Cục I). - Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Cục II).
- Cục Phòng, chống rửa tiền (gọi tắt là Cục III).
Như vậy với nhiệm vụ thực hiện chức năng “quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giám sát” CQTTGSNH chính là đơn vị đầu mối về việc giám sát từ xa đối với các tổ chức tín dụng nói chung cả nước cũng như các NHTM CP có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng.
2.1.3. Khái quát về Cục thanh tra, giám sát ngân hàng TP Hà Nội
Ngày 19/12/2014, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định 2696/QĐ-NHNN (sau đây gọi tắt là 2696) Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thanh tra, giám sát ngân hàng TP Hà Nội.
Theo đó, Cục thanh tra, giám sát ngân hàng TP Hà Nội (gọi tắt là Cục I) là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan thanh tra, gíam sát ngân hàng, thực hiện quản lý, thanh tra, giám sát đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng và các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền của Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng. Cục I có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Cục thanh tra, giám sát ngân hàng TP Hà nội là Cục trưởng. Giúp việc cho Cục trưởng là các Phó Cục trưởng.
Cơ cấu tổ chức của Cục thanh tra, giám sát ngân hàng TP Hà Nội gồm 6 Phòng:
- Phòng thanh tra các chi nhánh ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngân hàng chinh sách
- Phòng Thanh tra các ngân hàng thương mại cổ phần và tổ chức khác - Phòng thanh tra các Quỹ tín dụng nhân dân
- Phòng thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
- Phòng quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng - Phòng giám sát, xử lý sau thanh tra
- Phòng Tổng hợp, nhân sự và tài vụ
Căn cứ tại ý 1, khoản 3, Điều 2, Quyết định 2696, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục I là thực hiện giám sát an toàn vi mô theo quy định của pháp luật đối với: Ngân hàng TMCP (trừ ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), tổ chức tài chính vi mô, tổ chức tín dụng phi ngân hàng có trụ sở chính đặt tại địa bàn TP Hà Nội. Như vậy, với nhiệm vụ quyền hạn như đã nêu Cục I là đơn vị đầu mối của CQTTGSNH giám sát an toàn vi mô đối với các Ngân hàng TMCP (trừ ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT TỪ XA CỦA NHNN VIỆTNAM ĐỐI VỚI CÁC NHTMCP CÓ TRỤ SỞ CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN