2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT TỪ XA CỦA NHNN VIỆT
2.2.1. Khái quát chung về các NHTMCP có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà
Phòng:
- Phòng thanh tra các chi nhánh ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngân hàng chinh sách
- Phòng Thanh tra các ngân hàng thương mại cổ phần và tổ chức khác - Phòng thanh tra các Quỹ tín dụng nhân dân
- Phòng thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
- Phòng quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng - Phòng giám sát, xử lý sau thanh tra
- Phòng Tổng hợp, nhân sự và tài vụ
Căn cứ tại ý 1, khoản 3, Điều 2, Quyết định 2696, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục I là thực hiện giám sát an toàn vi mô theo quy định của pháp luật đối với: Ngân hàng TMCP (trừ ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), tổ chức tài chính vi mô, tổ chức tín dụng phi ngân hàng có trụ sở chính đặt tại địa bàn TP Hà Nội. Như vậy, với nhiệm vụ quyền hạn như đã nêu Cục I là đơn vị đầu mối của CQTTGSNH giám sát an toàn vi mô đối với các Ngân hàng TMCP (trừ ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT TỪ XA CỦA NHNN VIỆTNAM ĐỐI VỚI CÁC NHTMCP CÓ TRỤ SỞ CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN NAM ĐỐI VỚI CÁC NHTMCP CÓ TRỤ SỞ CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI
2.2.1. Khái quát chung về các NHTMCP có trụ sở chính trên địa bàn TPHà Nội Hà Nội
Hà Nội là thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng; là thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích
lớn nhất cả nước. Tính đến 31/12/2017, Hà Nội có diện tích 3.324,92 km2 với dân số hơn 7,6 triệu người. Hà Nội được đánh giá là trung tâm văn hóa, kinh tế lớn của cả nước. Cùng với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế, những năm qua của đất nước kinh tế xã hội Hà Nội tiếp tục phát triển, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư.
Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội nên những năm gần đây quy mô và phạm vi hoạt động của các TCTD trên địa bàn tăng lên nhanh chóng. Tính đến thời điểm 31/12/2017, tổng số đơn vị giao dịch của các TCTD trên địa bàn TP Hà Nội là trên 500 đơn vị.
Ngoài hệ thống các ngân hàng thương mại nhà nước và cổ phần trong nước, trên địa bàn còn có ngân hàng phát triển, Quỹ tín dụng nhân dân, văn phòng đại diện và chi nhánh các ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính... đều tham gia hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.
Tất cả các hệ thống trên đã tạo ra hoạt động ngân hàng trên địa bàn hết sức sôi động. Với mạng lưới ngành ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển, Hà Nội đang dẫn đầu và là trung tâm tài chính ngân hàng của cả nước. Việc không ngừng phát triển về quy mô, mở rộng mạng lưới hoạt động đã ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng nhưng cũng đặt ra vấn đề về quản lý đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam đặc biệt là hệ thống các Ngân hàng TMCP có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội.
Tính đến thời điểm 31/12/2017, các Ngân hàng TMCP (trừ ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội là 14 Ngân hàng chiếm trên 50% tổng dư nợ của toàn địa bàn và hơn 30% dư nợ của cả nước (sau đây gọi là các Ngân hàng TMCP có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội). Đối với các ngân hàng này nhằm hiểu rõ hơn, 14 ngân hàng này đươc chia ra làm 3 nhóm :
Các NHTMCP Nhóm 2 (06 Ngân hàng) 200.000 tỷ>Tổng tài sản > 100.000 tỷ
NHTMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB); Quốc Tế (VIB); Đông Nam Á (Seabank); Tiên Phong; Đại Chúng; Bưu điện Liên Việt
Các NHTMCP Nhóm 3 (04 Ngân hàng)
Tổng tài sản < 100.000 tỷ NHTMCP Xăng Dầu (PGBank); Việt Á(VAB); Bảo Việt (BVB); Quốc Dân (NCB);
các NHTM CP có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội
2.2.2.1. Văn bản hướng dẫn và nội dung giám sát
Trước đây, công tác giám sát ngân hàng thực hiện theo quy chế giám sát từ xa ban hành theo quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 9/11/1999 của Thống đốc NHNN và công văn hướng dẫn số 1525∕CV-TTr1 ngày 22/12/1999,nội dung phân tích, đánh giá bao gồm:
- Diễn biến về cơ cấu tài sản Nợ và tài sản Có; - Chất lượng tài sản Có; vốn tự có;
- Tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh;
- Việc thực hiện qui định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD;
- Các vấn đề liên quan khác.
TMCP có trụ sở chính tại Hà Nội tập trung phân tích một số chỉ tiêu nhu sau: (1) Nguồn vốn:sự tăng/giảm, tỷ trọngcủa tổng vốn huy động, vốn huy động TT1 và TT2, vốn điều lệ, lãi và phí dự thu;
(2) Sử dụng vốn: sự tăng/giảm, tỷ trọng tổng du nợ cho vay, du nợ TT1 và TT2;
(3) Chất luợng tín dụng: sự tăng/giảm, tỷ trọngnợ quá hạn TT1, nợ xấu; (4) Kết quả kinh doanh: Chênh lệch thu nhập/chi phí, ROE, ROA; (5) Chấp hành tỷ lệ đảm bảo an toàn.
Sau khi Thông tu 08/2017/TT-NHNN có hiệu lực (01/12/2017) và sổ tay giám sát đuợc xây dựng, báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đuợc bổ sung rất nhiều nội dung mới, phù hợp với nội dung, tình hình hoạt động của TCTD hiện
nay; các khái niệm mới (nhung không còn xa lạ hay quá quen trên thực tế) so với quy chế giám sát từ cách đây 20 năm (Quyết định 398), đặc biệt là khái niệm rủi ro (thuộc lĩnh vực dự báo) nhu giám sát rủi ro thị truờng, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng và rủi ro chiến luợc đuợc đề cập trong báo cáo. Cùng với đó, nội dung giám sát an toàn vi mô bao gồm:
1. Theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, các quy định về chế độ báo cáo thống kê, các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với các tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài.
2. Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nuớc ngoài theo các nội dung sau:
a) Tình hình bảo đảm an toàn và phát triển vốn chủ sở hữu (bao gồm cả tình hình cổ đông, cổ phần, cổ phiếu);
b) Tình hình huy động vốn từ các đối tuợng đáp ứng các điều kiện tham gia giao dịch theo quy định pháp luật hiện hành bao gồm: cá nhân, tổ chức kinh
tế, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức khác; c) Tình hình sử dụng vốn:
- Cấp tín dụng đối với các đối tượng đáp ứng các điều kiện tham gia giao dịch theo quy định pháp luật hiện hành bao gồm: cá nhân; tổ chức kinh tế; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổ chức khác;
- Đầu tư giấy tờ có giá;
- Hoạt động sử dụng vốn khác.
d) Tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu; đ) Kết quả hoạt động kinh doanh.
3. Xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
4. Phân tích, đánh giá các nội dung khác theo quy định của pháp luật. Các chỉ tiêu phân tích, các giới hạn phải tuân thủ được bổ sung phù hợp với tình hình mới của hoạt động ngân hàng như đa dạng sản phẩm, dịch vụ, chất lượng tín dụng (bản chất vẫn là cơ cấu, chất lượng tài sản) và được xây dựng căn cứ trên lý thuyết (chỉ tiêu) CAMELS và nguyên tắc Basel. Cụ thể ngoài các nội dung mang tính định lượng, các chỉ tiêu định tính được thể hiện trên báo giám sát an toàn vi mô bao gồm:
- Tình hình bảo đảm an toàn và phát triển vốn chủ sở hữu (bao gồm cả tình hình cổ đông, cổ phần, cổ phiếu);
- Tình hình huy động vốn (từ cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức khác);
- Tình hình sử dụng vốn (cấp tín dụng đối với cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổ chức khác;đầu tư giấy tờ có
giá;hoạt động sử dụng vốn khác); - Tình hình xử lý nợ xấu - Kết quả kinh doanh
- Việc chấp hành các quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng.
- Các khoản phải thu (thêm) - Lãi, phí phải thu (thêm)
Như vậy, với quy định mới này, nội dung giám sát sát an toàn vi mô cũng như nội dung báo cáo giám sát an toàn vi mô cũng được quy định rộng, đầy đủ,
cụ thể và chi tiết hơn. Nhưng về cơ bản, bản chất nội dung vẫn bao trùm lên tình hình, kết quả hoạt động của ngân hàng thuộc 4 nhóm theo Quyết định 398 nêu trên. Tuy nhiên, nếu như từ năm 2016 trở về trước báo cáo giám sát an toàn
vi môđối với các ngân hàng TMCP trụ sở chính tại Hà Nội lập tổng hợp cho tất
cả các đối tượng giám sát thì từ năm 2017 đến nay, báo cáo được lập riêng cho từng đối tượng.
2.2.2.2. Phân công nhiệm vụ giám sát từ xa
Ngày 07/4/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng.
Ngày 12/6/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 35/QĐ-TTg ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam .
Ngày 19/12/2014, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định 2696/QĐ-NHNN: Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thanh tra, giám sát ngân hàng TP Hà Nội.
Theo đó, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị đầu mối giám sát từ xa đối với 14 Ngân hàng TMCP có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội. Và tại Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng: Cục thanh tra, giám sát ngân hàng TP Hà Nội là đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát từ xa (giám sát an toàn vi mô) đối với 14 Ngân hàng TMCP trên.
2.2.2.3. Phương pháp giám sát từ xa
Trước đây, phương pháp giám sát từ xa chủ yếu được NHNN Việt Nam áp dụng là phương pháp giám sát tuân thủ. Theo đó, thông qua việc theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; các chỉ đạo , yêu cầu của NHNN; việc thực hiện kết luận thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng... từ đó đưa ra những nhận xét đối với các NHTM...
Sau khi Thông tư 08/2017/TT-NHNN ra đời, phương pháp giám sát từ xa chủ yếu được Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng cũng như Cục thanh tra, giám sát ngân hàng áp dụng là phương pháp giám sát dựa trên rủi ro. Trên cơ sở xác định các loại rủi ro mà NHTM có thể gặp phải, cán bộ giám sát đưa ra những đánh giá về khả năng quản trị của từng loại rủi ro mà từng NHTM gặp phải. Từ đó có những nhận xét và thiết lập những yêu cầu cần thiết đối với NHTM nhằm giúp NHTM có thể có đủ khă năng quản trị rủi ro cho mình.
2.2.2.4. Quy trình giám sát từ xa
- Trước đây, quy trình giám sát từ xa đối với 14 Ngân hàng TMCP có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội được thực hiện như sau:
Bước 1: Thu thập, tổng hợp, xử lý và lưu trữ thông tin
Thu thập, tổng hợp thông tin: Hàng tháng cán bộ giám sát tiếp nhận các báo cáo thống kê dưới dạng truyền file và văn bản của các đơn vị gửi đến; tổng hợp, xử lý và lưu trữ thông tin trên hệ thống.
Bước 2: Rà soát thông tin
Kiểm tra, so sánh, đối chiếu và tổng hợp tài liệu, thông tin, dữ liệu về đối tượng giám sát ngân hàng sau khi thu thập ở bước 1 gồm: kiểm tra tính chính xác của thông tin trên bảng cân đối tài khoản kế toán, báo cáo tài chính căn cứ theo nguyên tắc hạch toán, kế toán; so sánh, đối chiếu các tài liệu, thông tin,
dữ liệu thu thập đuợc với các dữ liệu lịch sử (số du cuối tháng truớc với số đầu tháng này) để phát hiện các truờng hợp có biến động bất thuờng; so sánh, đối chiếu tài liệu, thông tin, dữ liệu với tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hoạt động tiếp xúc với đối tuợng giám sát ngân hàng (biên bản các buổi làm việc trực tiếp,văn bản giải trình và hồ sơ tài liệu) nhằm đảm bảo tính nhất quán. Kiểm tra các tài khoản lạ (mã số tài khoản không đúng quy định của NHNN). Nếu phát hiện sai sót phải tiến hành tra soát với NHTM và yêu cầu NHTM sửa ngay để đảm bảo nguồn dữ liệu chính xác khi thực hiện giám sát;
Bước 3: Thực hiện phân tích, đánh giá
Từ số liệu đã tập hợp theo nội dung trên, hàng tháng/quý cán bộ giám sát thực hiện phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động ngân hàng của các TCTD. Nội dung phân tích gồm: Sự thay đổi của nguồn vốn, sử dụng vốn, về nợ quá hạn, kết quả kinh doanh và việc chấp hành các tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh.
Cán bộ giám sát phân tích, đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật, đánh giá rủi ro (chủ yếu là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản) của toàn hệ thống, từng nhóm ngân hàng và từng ngân hàng.
Ở buớc này, việc phân tích dữ liệu chủ yếu đuợc thực hiện thủ công, mang tính chất mô tả số liệu, chua sử dụng phần mềm hay mô hình phân tích.
Bước 4: Kết luận, khuyến nghị
Dựa trên kết quả (buớc 3) của từng đơn vị đuợc phân công phụ trách, cán bộ giám sát đua ra các đánh giá, nhận định, xác định những vấn đề cần chú trọng, đua ra kiến nghị, kết luận về hoạt động và việc tuân thủ các quy định pháp luật của các TCTD; định kỳ hàng quý (trừ quý 4), hàng năm và đột xuất khi có yêu cầu của Thống đốc, lập báo cáo giám sát an toàn vi mô (giám sát đối với từng đối tuợng riêng lẻ) trình lãnh đạo phê duyệt.
01/12/2017) quy trình giám sát từ xa đối với 14 Ngân hàng TMCP có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội được thực hiện như sau:
Bước 1: Bộ phận giám sát từ xa tiến hành thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến ngân hàng, các nguồn thông tin có thể lấy từ báo cáo định kỳ của
ngân hàng, từ các tổ chức nghiên cứu về hoạt động ngân hàng như các tổ chức về thống kê, phân tích, hoặc từ các phương tiện thông tin đại chúng...
Giai đoạn này chủ yếu thu thập thông tin từ 14 Ngân hàng TMCP sau đó rà soát thông tin thu thập từ 14 Ngân hàng TMCP về tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của báo cáo. Qua quá trình rà soát, cán bộ giám sát sẽ có biện pháp xử lý phù hợp.
Đối với các dữ liệu nhận được qua quá trình rà soát khi phát hiện số liệu tăng, giảm bất thường, Thông qua phản hồi từ ngân hàng, cán bộ giám sát hiểu rõ nguyên nhân của sự tăng hoặc giảm bất thường này hoặc yêu cầu gửi lại dữ liệu (nếu có sai sót). Tuy nhiên, rà soát thông tin chủ yếu thực hiện thủ công, chỉ dựa trên sự biến động bất thường của số liệu, nên đôi khi các sai sót, đặc biệt là các gian lận vẫn chưa được cán bộ giám sát phát hiện hoặc phát hiện kịp thời.
Bước 2: Bộ phận giám sát phân tích, đánh giá về đối tượng giám sát ngân hàng theo 2 hình thức bao gồm giám sát an toàn vi mô và giám sát an