Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT TỪ XA ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÓ TRỤ SỞ CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 72 - 78)

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIÁM SÁT TỪ XA CỦA NGÂN HÀNG

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Mặc dù đã đạt đuợc một số kết quả nhất định, nhung hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam đối với các NHTM có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội đuợc đánh giá là chua hoàn thiện, đuợc biểu hiện:

- Giám sát từ xa chưa đưa ra được nhiều cảnh báo rủi ro, cảnh báo sớm, kịp thời cho các NHTM CP có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội

Cảnh báo rủi ro là hoạt động đòi hỏi NHNN Việt Nam đua ra đuợc danh sách va số luợng các NHTM đuợc cảnh báo là nằm ngoài xu huớng biến động chung của hệ thống hoặc có những biểu hiện bất thuờng cần đuợc điều tra, xem xét và làm rõ.

Cảnh báo sớm giúp cho NHTM nói riêng cũng nhu hệ thống NHTM tránh đuợc những rủi ro mang tính hệ thống...

Tuy nhiên, hiện nay hoạt động giám sát của NHNN Việt Nam đối với 14 ngân hàng trên vẫn chỉ mang tính theo dõi, giám sát một cách riêng lẻ đối với từng NHTM, số liệu đuợc cập nhật chua có tính xác thực. Do đó tổng hợp để thấy đuợc các xu huớng chung của cả hệ thống ngân hàng trong từng lĩnh vực hoạt động ngân hàng vẫn còn là hạn chế của hoạt động giám sát. Chính vì

vậy, việc đánh giá xu hướng chung và phát hiện ra các trường hợp nằm ngoài xu hướng trong hoạt động của hệ thống, đặc biệt là phải cảnh báo sớm đang là những việc mà hoạt động giám sát của NHNN cần hoàn thiện.

- Nội dung giám sát chưa đầy đủ và toàn diện

Mặc dù, hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng bước đầu đã có những chuyến biến tích cực về nội dung giám sát, theo đó nội dung giám sát đã được mở rộng theo hướng tiếp cận dần với phương pháp giám sát dựa trên rủi ro. Tuy nhiên, với yêu cầu trong giám sát hoạt động của Ngân hàng thương mại ngày nay không chỉ dừng lại ở giám sát và đánh giá các loại rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt, mà phải giám sát và đánh giá được khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng đó thì nội dung giám sát của Thanh tra NHNN hiện tại vẫn chưa đầy đủ.

Ngoài ra, nội dung giám sát của NHNN Việt Nam hiện nay cũng chưa toàn diện do các nội dung giám sát chưa được tổng hợp và đánh giá tổng thể đối với toàn hệ thống ngân hàng. Điều này giải thích cho việc NHNN Việt Nam mới chỉ thực hiện theo dõi các NHTM mà chưa thực sự giám sát theo đúng nghĩa đối với các NHTM này.

- Chưa quyết liệt trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các NHTM CP có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội trong công tác giám sát và xử lý sau giám sát.

Việc xử phạt vi phạm của thanh tra,giám sát đối với Ngân hàng thương mại chưa thực sự nghiêm, còn tâm lý nể nang. Trong quá trình giám sát, nhiều trường hợp các sai phạm nhỏ thường bị bỏ qua. Khi phát hiện cảnh báo, do tâm lý nể nang, quen biết nên nhiều tình tiết bị giảm nhẹ. Có trường hợp vi phạm tương đối rõ ràng và quan trọng, Thanh tra giám sát kiến nghị Thống đốc NHNN Việt Nam và Hội sở NHTM xử lý cán bộ đối với một số lãnh đạo của ngân hàng nhưng đã không thực hiện được. Có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó cũng do giám sát chưa kiên quyết bảo vệ quan điểm khi đưa ra quyết định của mình.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan

- Phương pháp giám sát chưa rõ ràng.

NHNN VN đang muốn thay đổi phương pháp giám sát hoạt động ngân hàng nhằm theo kịp với những thay đổi và phát triển của hệ thống ngân hàng. Thời điểm trước, phương pháp giám sát mà NHNN thực hiện chủ yếu là phương pháp giám sát đối với các NHTM. Tuy nhiên, phương pháp này hiện nay tỏ ra không còn hiệu quả đối với một hệ thống ngân hàng đã gia tăng cả về số lượng, quy mô và loại hình. Việc xác định một phương pháp giám sát phù hợp đang được đặt ra đối với NHNN VN, hiện nay sau sự ra đời của Thông tư 08/2017/TT-NHNN; NHNN VN hướng đến đổi mới phương pháp giám sát sang phương pháp giám sát rủi ro, tuy nhiên rõ ràng tiến độ thực hiện còn rất chậm khiến cho việc thống nhất trong phương pháp giám sát còn chưa rõ ràng.

- Chế độ thông tin báo cáo còn thiếu và chưa đầy đủ và tính xác thực chưa cao

Trước năm 2017, việc tiếp nhận thông tin số liệu báo cáo từ các NHTM rất hạn chế, việc thường xuyên phải khai thác số liệu từ văn bản giấy cũng như khá ít nguồn dữ liệu đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giám sát ngân hàng

Năm 2017, với sự ra đời của hệ thống báo cáo điện tử mang tính thống nhất và được triển khai rộng rãi phần nào đã nâng tầm hoạt động giám sát. Tuy nhiên chế độ thông tin báo cáo của các NHTM đối với NHNN vẫn còn chưa kịp thời, thiếu, chưa đầy đủ và tính xác thực của các báo cáo chưa cao. Mặt khác, hệ thống bảng biểu tại báo cáo điện tử vẫn còn hạn chế vì vậy để có số liệu mang tính tổng quát đôi khi cán bộ giám sát vẫn phải khai thác từ báo cáo giấy điều này ảnh hướng lớn đến hiệu quả giám sát.

- Trình độ cán bộ giám sát chưa chuyên nghiệp, nguồn nhân lực còn thiếu:

Đối với việc giám sát 14 NHTM có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội chủ yếu được giám sát từ Cục thanh tra, giám sát ngân hàng TP Hà Nội (Cục I) thuộc Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng; các cán bộ của Cục I chủ yếu

được đào tạo các nghiệp vụ thanh tra tại chỗ, do giai đoạn trước yêu cầu của thanh tra là thanh tra tính tuân thủ của các NHTM. Do vậy, các kiến thức chuyên môn về hoạt động giám sát từ xa liên quan đến tổng hợp phân tích dữ liệu tổng thể, dự đoán và cảnh bảo tình hình chưa được phổ biến và đào tạo có tính chuyên nghiệp đối với các cán bộ. Ngoài ra, công tác giám sát vẫn chưa đảm bảo được công việc đào tạo đội ngũ kế cận và đào tạo các cán bộ trẻ.

Hiện nay, với chủ trương tinh gọn bộ máy của Đảng và Nhà nước nên số lượng cán bộ làm công tác giám sát không được bổ sung trong nhiều năm qua; việc phải xử lý số lượng công việc ngày càng nhiều, tính chất công việc có mức độ rủi ro cao khiến cho công tác giám sát không tránh khỏi nhiều sai sót do nguồn nhân lực còn rất hạn chế; mỗi cán bộ phải xử lý khối lượng công việc tương đối lớn.

- Cơ cấu tổ chức của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng chưa hoàn thiện:

Mô hình hiện tại còn nhiều hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến công tác giám sát từ xa như sau:

+ Các đơn vị chuyên môn tại Trụ sở chính Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng hiện nay được thành lập, giao thực hiện từng khâu trong hoạt động quản lý nhà nước, công tác giám sát đối với các TCTD (tổ chức bộ máy theo chiều ngang) nên khi cần có đầy đủ thông tin về một Tổ chức tín dụng hay NHTM để đánh giá/ tham mưu xử lý các vấn đề liên quan đến TCTD cần có sự phối hợp, chia sẻ, cung cấp thông tin/xin ý kiến tham gia xử lý của nhiều đơn vị. Việc nhiều đơn vị tham gia xử lý, trong đó có hiều nhiệm vụ khó xác định được đơn vị đầu mối, dẫn đến đùn đẩy, không làm hết trách nhiệm, không có đơn vị nào chịu trách nhiệm chính.... Do đó làm tăng thời gian xử lý công việc; khó theo dõi giám sát hiệu quả; vì vậy cần xem xét, rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị chuyên môn thuộc Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.

+ Tại địa bàn Hà Nội nơi có Cục thanh tra, giám sát ngân hàng TP Hà Nôi chịu trách nhiệm chính về công tác giám sát từ xa, giám sát an toàn vi mô đối với 14 ngân hàng TMCP có trụ sở chính nêu trên; tuy nhiên chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước Viêt Nam Chi nhánh TP Hà Nội (sau đây gọi là Chi nhánh Hà Nội) cũng là quản lý nhà nước trên địa bàn TP Hà Nội nhưng Chi nhánh Hà Nội không được giao nhiệm vụ thanh tra, giám sát nên các thông tin có liên quan đến hoạt động ngân hàng đều tiếp nhận từ Cục thanh tra, giám sát ngân hàng thông qua việc thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng nhà nước Việt nam Chi nhánh Hà Nội. Vai trò quản lý nhà nước trên địa bàn cũng như theo dõi giám sát đối với các NHTM trên địa bàn nói chung và 14 NHTM có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng trở nên mờ nhạt, không bao quát hết được; Chính vì vậy mô hình Cơ quan thanh tra giám sát mới cần chuyển giao nhiệm vụ thanh tra, giám sát đặc biệt là nhiệm vụ giám sát an toàn vi mô đối với các Ngân hàng rên địa bàn TP Hà Nội cho Chi nhánh Hà Nội đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, từ Trung ương đến địa phương.

b. Nguyên nhân khách quan

- Chưa có sự phối hợp của các tổ chức thanh tra, giám sát, kiểm toán khác:

Công tác giám sát tổng thể nói chung vẫn chưa xây dựng được một hệ thống hợp tác giữa Ngân hàng trung ương và các cơ quan giám sát có liên quan, chia sẻ các thông tin phù hợp giữa các cơ quan chính thức, cả trong nước và ngước ngoài chịu trách nhiệm về sự an toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính; sự hợp tác này cần được hỗ trợ bởi những cơ chế bảo vệ tính bảo mật của những thông tin giám sát và đảm bảo là các thông tin này chỉ được sử dụng cho các mục đích có liên quan tới việc giám sát hiệu quả các tổ chức có liên quan.

Do NHTM vẫn chịu ảnh hưởng tâm lý từ giai đoạn trước là chịu sự thanh tra của NHNN về sự tuân thủ các quy định luật pháp về hoạt động ngân hàng. Do vậy, các NHTM vẫn cho rằng hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước là một hoạt động mang tính kiểm tra, và xử phạt đối với những ngân hàng không chấp hành các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, tâm lý của NHTM thường mang tính chất đối phó với các hoạt động thanh tra giám sát của NHNN.

- Khả năng đáp ứng yêu cầu thông tin của Ngân hàng thương mại còn hạn chế:

Cũng xuất phát từ tâm lý và nhận thức nêu trên, mà thông thường các NHTM không tự giác đối với việc cung cấp thông tin cho bộ phận thanh tra của NHNN. Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam cũng chưa xây dựng được hệ thống quản lý thông tin và quản trị dữ liệu một cách hoàn thiện và hiệu quả trong nội bộ ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nhìn chung, công tác giám sát từ xa đối với 14 NHTM CP có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội trong những năm qua đã thu được những kết quả nhất định, đảm bảo cho các NHTM trên địa bàn hoạt động an toàn, hiệu quả. Qua gíam sát đã phát hiện được khá nhiều các tồn tại, sai phạm từ đó giúp các NHTM xử lý, khắc phục và hạn chế được các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Chất lượng hoạt động của các NHTM có nhiều chuyển biến tích cực, dư nợ đầu tư cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng vững chắc, nợ quá hạn và nợ xấu giảm, kinh doanh ổn định và có lãi. Mặc dù vậy, công tác giám sát vẫn còn những điểm hạn chế và bất cập dẫn đến hiệu quả của hoạt động giám sat đối với các NHTM còn nhiều hạn chế. Những vấn đề đó đòi hỏi NHNN nói chung và Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng nói riêng phải có giải pháp nhằm tăng cường hoạt động giám sát đối với các NHTM CP có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT TỪ XA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI NHTMCP CÓ TRỤ

SỞ CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI

3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG TMCP CÓ TRỤ SỞ CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT ĐẾN NĂM 2025

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT TỪ XA ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÓ TRỤ SỞ CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 72 - 78)