Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT TỪ XA ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÓ TRỤ SỞ CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 88 - 94)

3.3. CÁC KIẾN NGHỊ

3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ

3.3.2.1 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hệ thống giám sát ngân hàng

Hệ thống luật pháp phục vụ cho công tác giám sát còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động giám sát trong giai đoạn hiện nay. Do đó, việc hoàn thiện môi trường pháp luật đủ sức điều chỉnh các quan hệ tiền tệ, tín dụng, ngân hàng là một đòi hỏi khách quan hiện nay. Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động giám sát ngân hàng, bảo đảm để bộ phận giám sát ngân hàng có đủ quyền lực cần thiết khi thực hiện nhiệm vụ khi thma gia

giám sát các TCTD. Bên cạnh việc xây dựng các luật, Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn có liên quan để tạo tính đồng bộ, nhất quán và hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; tiến hành rà soát, bổ sung, chỉnh sửa cơ chế, chính sách và các văn bản phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, đặc biệt là các cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Theo quy định hiện nay, đã quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng tuy nhiên để cho hoạt động giám sát ngân hàng hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng, thống nhất từ trên xuống dưới như một thể hữu cơ, không bị chồng chéo, gây kém hiệu quả thì Chính phủ cần hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về giám sát ngân hàng, hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng và xây dựng Luật giám sát ngân hàng để giảm bớt xung đột về mặt pháp lý, tạo cho Cơ quan TTGSNH có đủ quyền lực cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn hệ thống ngân hàng và bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD.

Về lâu dài, cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động giám sát ngân hàng để xây dựng hệ thống thể chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin hiện đại, hoàn thiện, hướng tới chuẩn mực mới, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước của NHNN và tạo thuận lợi cho các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả.

Sớm ban hành Nghị định mới thay thế nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng vì đã lỗi thời, không đủ sức răn đe các TCTD vi phạm. Cần quy định tăng mức xử phạt và tăng thẩm quyền xử phạt cho Thanh tra NHNN, bổ sung thêm các vi phạm của TCTD trong hoạt động giám sát.

đổi một số điều của Nghị định 26/2014/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc ngân hàng nhà nuớc là tiền đề tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.

3.3.2.2 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước với các đơn vị, cơ quan chức năng có liên quan trong trao đổi, cung cấp thông tin liên quan trong quá trình thanh tra, giám sát ngân hàng

Hệ thống tài chính phát triển lành mạnh, bền vững, ổn định là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc phát triển kinh tế đất nuớc, là mục tiêu chính của nhiều quốc gia. Để đạt đuợc mục tiêu này, hệ thống giám sát tài chính đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo môi truờng phát triển thuận lợi và lành mạnh cho các định chế tài chính. Do đó, việc cải tổ, nâng cấp thậm chí thay đổi hệ thống TTGS tài chính phù hợp hơn là đòi hỏi hết sức cấp bách đối với các quốc gia và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu huớng thay đổi này.

Theo quy định hiện nay, Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam, Bộ tài chính và Ủy ban giám sát tài chính quốc gia có chức năng giám sát hệ thống tài chính, ngân hàng . Tuy nhiên, sự phối hợp giữa NHNN, Bộ Tài chính và Ủy ban giám sát tài chính quốc gia còn nhiều hạn chế trong việc giám sát đối với các TCTD. Điều này có nghĩa rằng sự an toàn, ổn định của từng khu vực thị truờng tài chính cũng nhu toàn bộ thị trường tài chính dễ bị tổn thương do Ngân hàng nhà nước không thể kiểm soát được toàn bộ các rủi ro của thị trường tài chính. Sự tổn thương của khu vực nào đó trên thị trường tài chính, đặc biệt là hệ thống các TCTD đều có khả năng lan tỏa đến khu vực còn lại của thị trường tài chính.

Để hoạt động giám sát ngân hàng có hiệu quả, Chính phủ cần sớm thiết lập một cơ chế phối hợp hoạt động và trao đổi thông tin hiệu quả giữa các cơ

quan chủ chốt: NHNN, Bộ Tài chính, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, và Ủy ban giám sát tài chính quốc gia. Cơ chế phối hợp này sẽ giúp các cơ quan thanh tra giám sát tài chính không bị chồng chéo công việc, đảm bảo giám sát tốt hơn các tổ chức đa ngành. Có nhu vậy mới xác định rõ chức năng, trách nhiệm, nghĩa vụ của các đơn vị, cơ quan trong việc cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thuộc trách nhiệm đuợc giao phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát ngân hàng.

KẾT LUẬN

Hoạt động của các NHTM CP có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội không ngừng phát triển và có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội của Hà Nội nói riêng và của đất nước nói chung. Vì sự an toàn hệ thống tài chính và sự tăng trưởng ổn định kinh tế vĩ mô của cả nước nói chung và của Hà Nội nói riêng, sự tồn tại của hoạt động giám sát ngân hàng là không thể thiếu, vô cùng quan trọng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia là một tất yếu.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, bám sát phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành được các nhiệm vụ:

- Nghiên cứu và phân tích các vấn đề lý luận về hoạt động giám sát và công tác giám sát với các NHTM.

- Làm rõ được thực trạng về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước đối với các NHTM CP có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội. Từ đó phân tích, đánh giá hoạt động giám sát những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của nó.

- Để đáp ứng yêu cầu và phát huy hơn nữa vai trò của công cụ giám sát ngân hàng trong việc nâng cao vai trò quản lý của NHNN trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Luận văn đã đề xuất được một số các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám sát đối với các NHTM CP có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội. Những giải pháp và biện pháp của luận văn có ý nghĩa về mặt thực tiễn và phù hợp với tình hình hoạt động của Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

- Luận văn cũng mạnh dạn đưa ra những kiến nghị đề xuất đối với Quốc Hội và Chính phủ để hỗ trợ cho hoạt động giám sát được nâng cao hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

Sự lựa chọn đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế iiHoan thiện công tác giám sát từ xa đối với các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính trên địa bàn TP Hà Nội ” với mong muốn vừa nghiên cứu, học tập lý luận về hoạt động giám sát vừa áp dụng vào công tác thực tiễn của bản thân.

Do kiến thức còn hạn chế và thời gian, kinh nghiệm thực tế không nhiều nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, rất mong nhận đuợc ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô, bạn bè, đồng nghiệp... quan tâm đến đề tài để đề tài đuợc hoàn thiện hơn. Xin đuợc gửi đến lời cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy, huớng dẫn nhiệt tình trong thời gian qua qua, đặc biệt là thầy giáo TS Hoàng Việt Trung đã giúp đỡ tác giả hoàn thành đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ, Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của thanh tra,giám sát ngân hàng, Hà Nội

2. Chính phủ, Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, Hà Nội

3. Chính phủ, Quyết định 35/QĐ-TTg ngày 12/06/2014 của Thủ tướng chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam, Hà Nội

4. Ngân hàng nhà nước, Thông tư 08/2017/TT-NHNN ngày 01/8/2017 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng

5. Ngân hàng nhà nước, Thông tư 35/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội

6. Hoàng Xuân Quế (2002), Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. ThS. Nguyễn Thị Minh Huệ, Thực trạng hoạt động giám sát của ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với Ngân hàng thương mại, Tạp chí Ngân hàng số 21, tháng 11/2009.

8. ThS. Hoàng Đình Thắng, Phương pháp kết hợp thanh tra, giám sát tuân thủ với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng,

Tạp chí Ngân hàng số 6, tháng 3/2011.

9. ThS. Nguyễn Thị Minh Huệ, Hoàn thiện hoạt động giám sát của ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với Ngân hàng thương mại, Tạp chí Ngân hàng số 22, tháng 11/2009.

10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật NHNN Việt nam,

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT TỪ XA ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÓ TRỤ SỞ CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 88 - 94)