2.1. Quan hệ pháp luật tiêu dùng
2.1.3. Nội dung và đặc điểm của quan hệ pháp luật tiêu dùng
Về bản chất, quan hệ tiêu dùng là quan hệ dân sự [116] được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự, không phải quan hệ thương mại thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Thương mại cho dù quan hệ này có chủ thể là thương nhân và mục đích tham gia vào các quan hệ tiêu dùng là để thỏa mãn các nhu cầu về lợi ích vật chất (quan hệ tài sản) trong đó có mục đích lợi nhuận của thương nhân.
Giống như các quan hệ pháp luật dân sự khác, về cơ bản, quan hệ pháp luật tiêu dùng được thiết lập đảm bảo các nguyên tắc cơ bản đã được đề cập tại Bộ luật Dân sự năm 2005 cụ thể:
- Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận (Điều 4); - Nguyên tắc bình đẳng (Điều 5);
- Nguyên tắc thiện chí, trung thực (Điều 6); - Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự (Điều 7);
- Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp (Điều 8); - Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự (Điều 9);
ích hợp pháp của người khác (Điều 10)
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật (Điều 11) - Nguyên tắc hòa giải (Điều 12)
Tuy nhiên, điểm khác biệt so với các quan hệ pháp luật dân sự thông thường là quan hệ pháp luật tiêu dùng phải đảm bảo hai đặc thù cơ bản như sau:
Thứ nhất, các quy phạm pháp luật tiêu dùng có xu hướng “bất cân xứng” thiên về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Đặc điểm này được kiểm chứng bởi lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật tiêu dùng từ trước tới nay. Xu hướng “bất cân xứng” của pháp luật phản ánh bởi bản chất “bất cân xứng” về vị thế giữa người tiêu dùng và thương nhân trong quan hệ tiêu dùng, được cụ thể bởi theo 05 nhóm: (a) thông tin; (b) tài chính; (c) năng lực đàm phán; (d) năng lực chịu rủi ro và (e) khả năng tiếp cận pháp luật.
a. Bất cân xứng về thông tin.
Vốn dĩ, quyền được thông tin của người tiêu dùng được thừa nhận là một trong các quyền năng cơ bản của người tiêu dùng, được pháp luật quốc tế (Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người tiêu dùng ban hành năm 1985, sửa đổi năm 1999) và pháp luật Việt Nam (Luật BVQLNTD năm 2010) thừa nhận. Quyền năng này là tự nhiên và thiết yếu của người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường [18].
Điều nàyTuy nhiên, xuất phát từ tính chất xã hội của quan hệ tiêu dùng mà người tiêu dùng khó có thể có cơ hội đạt được sự tự do, bình đẳng trong quan hệ với bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ do đặc tính “thông tin bất cân xứng” [46] lại được coi như một thực tế xuất phát từ tính chất xã hội của quan hệ tiêu dùng nơi mà người tiêu dùng khó có thể có cơ hội đạt được sự tự do, bình đẳng trong quan hệ với bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và có vai trò quan trọng trong kinh tế học hiện đại thông qua sự kiện các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz vinh dự nhận giải Nobel kinh tế năm 2001. Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có ít thông tin hơn bên đối tác hoặc có thông tin nhưng thông tin không chính xác. Điều này khiến cho bên có ít thông tin hơn có những quyết định không chính xác khi thực hiện giao
dịch đồng thời bên có nhiều thông tin hơn cũng sẽ có những hành vi gây bất lợi cho bên kia khi thực hiện nghĩa vụ giao dịch. Hai hệ quả phổ biến nhất do thông tin bất cân xứng gây ra là lựa chọn bất lợi (adverse selection) và tâm lý ỷ lại (moral hazard), trong đó:
- Lựa chọn bất lợi là hành động xảy ra trước khi ký kết hợp đồng trong kinh doanh hay tham gia vào quan hệ pháp luật nào đó bên có nhiều thông tin có thể gây tổ hại cho bên ít thông tin hơn
- Tâm lý ỷ lại là hành động của bên có nhiều thông tin hơn thực hiện sau khi ký kết hợp đồng có thể gây tổn hại cho bên có ít thông tin hơn. Sự bất bình đẳng thông tin được nhìn nhận từ hai khía cạnh.
Trong quan hệ tiêu dùng, đó là sự bất bình đẳng giữa các chủ thể của thị trường như người bán, người mua. Giữa các chủ thể tham gia thị trường thì việc trông chờ những người bán, cung cấp dịch vụ tự nguyện cung cấp thông tin, minh bạch khả năng và hoạt động của mình là sự duy ý chí. Họ chỉ làm điều đó khi nhà nước có sự can thiệp trong đó can thiệp hữu hiệu nhất là bằng công cụ pháp luật. Nhưng xét cho cùng không thể trông chờ toàn bộ vào nhà nước mà nhà nước nhiều khi làm việc đó do sức ép của xã hội dân sự và đôi khi nhờ xã hội dân sự nhà nước mới có thông tin. Người dân tiếp nhận thông tin nhiều khi không phải là những thông tin “thô” mà đã qua “bộ lọc” của Chính phủ và nhiều người cảm thấy yên tâm và tuyệt đối tin tưởng vào “bộ lọc” này. Nhưng trong thực tế không ít người muốn tự sàng lọc lấy thông tin vì họ muốn dùng khả năng đánh giá của mình hơn là những “bộ lọc” đó. Những thông tin dạng thô này nhiều khi lại đáp ứng được nhu cầu của đa dạng các đối tượng. Xã hội dân sự dưới dạng các tổ chức như các hội từ thiện, các hiệp hội, các công đoàn, các nhóm tương trợ, các phòng trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sư…. sẽ đem đến sự đa dạng về thông tin cho các đối tượng có nhu cầu khác nhau. Qua đó sẽ thiết lập thế quân bình trong thông tin khi mà nhà nước không muốn hoặc không thể cung cấp thông tin cho xã hội. Mặt khác đây cũng là nguồn thông tin hữu ích cho nhà nước làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và pháp luật của nhà nước. Một xã hội mà mọi
quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng được bảo vệ là một xã hội mà mối quan hệ ba bên giữa Nhà nước - Thương nhân - Người dân được đảm bảo bởi một hệ thống thông tin đa chiều, đầy đủ và chính xác.
Mối quan hệ về thông tin liên quan tới hàng hóa, dịch vụ
Chỉ khi không còn bất đối xứng về thông tin, thì người tiêu dùng mới có đầy đủ quyền lựa chọn hàng hóa, dịch vụ phù hợp với mục đích của mình, đồng thời một thị trường cạnh tranh lành mạnh mới được hình thành. Nói về vai trò của thông tin đối với thị trường, TS Lê Đăng Doanh cho rằng “Lừa đảo không phải là bản chất của “mua mua bán bán” của kinh tế thị trường như có người vẫn lớn tiếng lên án. Lừa đảo xuất hiện ở bất cứ đâu có bất đối xứng thông tin” [114]. Thực tế cho thấy sự bất bình đẳng thông tin là lí do phát sinh các khuyết tật của thị trường như: lừa đảo, trái với các quy luật thị trường, méo mó thị trường, cạnh tranh không lành mạnh… và đương nhiên người tiêu dùng là đối tượng chịu hậu quả đầu tiên và nặng nề nhất. Trước tình trạng bất bình đẳng thông tin giữa các chủ thể của thị trường thì nhà nước với công cụ pháp luật sẽ thực hiện vai trò điều tiết xã hội, lành mạnh hóa thị trường thông qua những quy định về quyền nghĩa vụ thông tin của các bên, các quy định phạt vi phạm nghĩa vụ thông tin… Trong khi đó, vai trò thông tin bổ trợ của xã hội dân sự sẽ góp phần khỏa lấp những khoảng trống về thông tin mà nhà nước không đảm đương được. Thông tin về thị trường từ xã hội dân sự cũng là những thông tin mà người ta có thể kiểm chứng một cách cụ thể nhất.
Ở chiều ngược lại, thông tin của xã hội dân sự cũng tác động ngược cho cộng đồng thương nhân. Các nhà buôn có lẽ quan tâm nhiều đến nhu cầu, mong muốn và các động thái của thị trường từ chính khách hàng, hiệp hội người tiêu dùng hơn là
Nhà nước
Thương nhân Xã hội dân sự (Tổ
chức, hiệp hội..) Thông tin
các thông tin chính thống của nhà nước để điều chỉnh hoạt động của mình. Thực tế cho thấy, trong các quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với thương nhân, người tiêu dùng luôn ở thế thụ động, hạn chế về thông tin và năng lực kiểm chứng chất lượng, giá trị thật của hàng hóa và dịch vụ được cung cấp trong khi bên bán,/bên cung ứng dịch vụ luôn ở thế chủ động về nguồn hàng, kiểm soát được chất lượng, thông tin sản phẩm trước khi tới tay người tiêu dùng. Với tính chất ban đầu của quan hệ dân sự là bình đẳng, tự do thỏa thuận, chính sự bất đối xứng về vị thế giữa các chủ thể trong quan hệ tiêu dùng là điều kiện và tiền đề để pháp luật điều chỉnh quan hệ tiêu dùng có những quy định để duy trì sự cân bằng lợi ích. Điều này được thể hiện ở nhiều quy định với mục đích đảm bảo tốt hơn quyền của người tiêu dùng như: quyền được lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, quyền được hoàn trả hàng hóa và yêu cầu bồi thường…
b. Bất cân cứng về năng lực tài chính.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp phản ánh: người tiêu dùng có quyền lợi bị xâm phạm luôn phải đứng trước việc lựa chọn theo đuổi việc khiếu nại, đòi bồi thường thậm chí khởi kiện với rủi ro rất lớn về tài chính (từ khi bắt đầu tới khi giải quyết vụ việc, không cần biết kết quả) hoặc từ bỏ lợi ích liên quan do hạn chế về tài chính. Điều này đã xảy ra ở Thành phố TP Hồ Chí Minh khi một nhóm NTD đã từ bỏ quyền khởi kiện của mình chỉ vì tòa án nhân dân cấp quận/huyện không thừa nhận việc miễn tạm ứng án phí [1].
c. Bất cân xứng về năng lực đàm phán.
Trong 12 nguyên tắc ghi nhận từ Điều 4 đến Điều 12 thuộc Chương II Bộ luật Dân sự năm 2005, nguyên tắc “tự do thỏa thuận” và “bình đẳng” được coi là những nguyên tắc xương sống điều chỉnh quan hệ dân sự, trong đó có mua bán hàng hóa tiêu dùng. Khi người tiêu dùng bị xâm phạm về lợi ích bởi hàng hóa mua tiêu dùng, năng lực hạn chế về tài chính, thông tin và tâm lý sẽ khiến cho người tiêu dùng rơi vào trạng thái hoang mang, dễ dàng thỏa hiệp khi đàm phán với chủ thể thương nhân. Điều này thực tế được thương nhân cung ứng hàng hóa tận dụng khá triệt để để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan tới hàng hóa, dịch vụ khuyết tật. Thoạt nhìn có thể coi các tranh chấp này được giải quyết một cách đúng đắn, nhanh
gọn và đạt được sự thỏa mãn về lợi ích giữa các bên nhưng thực tế người tiêu dùng bị đặt vào tình huống không có lựa chọn thương lượng quyền lợi và lợi ích không được bảo toàn ngay ở giai đoạn đàm phán lợi ích.
d. Bất cân xứng về khả năng chịu rủi ro.
Cũng giống như bất cân xứng về thông tin và năng lực đàm phán, yếu thế về khả năng chấp nhận rủi ro của người tiêu dùng đơn lẻ là rõ ràng nếu không có một năng lực tài chính đủ mạnh, một tổ chức đại diện đủ uy tín để đứng ra bảo vệ quyền lợi. Khả năng chấp nhận rủi ro thấp sẽ tạo nên sự “lép vế” của người tiêu dùng trong giai đoạn thương lượng, hòa giải ban đầu từ đó hình thành tâm lý “kẻ yếu” chấp thuận ở vị thế thấp. Khả năng chịu rủi ro thấp có thể coi vừa là tiền đề cũng vừa là hệ quả yếu thế của người tiêu dùng trước thương nhân khi có tranh chấp tiêu dùng phát sinh cần được giải quyết.
e. Bất cân xứng về khả năng tiếp cận pháp luật.
Thực tế Việt Nam hay các nước đang phát triển khác, hạn chế về khả năng tiếp cận các công cụ pháp lý đủ mạnh, đủ tin cậy trong quá trình giải quyết tranh chấp của công dân đơn lẻ là điều có thể khẳng định. Một phần nguyên nhân khác nằm ở năng lực hệ thống pháp luật chưa cho phép (hoặc không đủ) để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận dù bất cứ điều kiện, hoàn cảnh xã hội và năng lực tài chính khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Trước những yếu tố bất cân xứng trong quan hệ tiêu dùng, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động giải quyết tranh chấp sẽ bổ sung các quy định can thiệp vào quyền tự do của bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, hay nói như khẳng định của PGS.TS Nguyễn Như Phát “không có sự tự do và bình đẳng trong quan hệ pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng” [44]. Hay có thể hiểu, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động giải quyết tranh chấp sẽ áp dụng có chọn lọc, bổ sung một số nguyên tắc cơ bản của luật dân sự truyền thống để phù hợp với đặc tích “bất cân xứng”.
Thứ hai,pháp luật điều chỉnh quan hệ tiêu dùng là một lĩnh vực pháp luật rộng lớn, chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác nhau có sự
tương hỗ lẫn nhau.
Khác với nhiều lĩnh vực pháp luật khác, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội. Do đó, một văn bản pháp luật không thể điều chỉnh tất cả các lĩnh vực, mà phải sử dụng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh. Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của hầu hết các nước trên thế giới đều cho thấy điều này. Như tại Nhật Bản, ngoài Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn có gần 30 Luật chuyên ngành khác liên quan đến hoạt động bảo vệ người tiêu dùng như Luật hợp đồng tiêu dùng, Luật Giao dịch thương mại đặc định, Luật Vệ sinh thực phẩm, Luật Chú thích sản phẩm, Luật Khuyến khích các tổ chức phi lợi nhuận, Luật Bảo vệ thông tin cá nhân, Luật Bình ổn giá, Luật bán hàng trả góp… Thực tiễn hoạt động lập pháp và lập quy liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay cũng diễn ra tương tự. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này hiện nay có thể liệt kê bên cạnh Luật BVQLNTD mới được ban hành phải kể tới như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Khám, chữa bệnh, Luật Cạnh tranh, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật An toàn thực phẩm, Luật Viễn thông, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Quảng cáo, Pháp lệnh Đo lường, Pháp lệnh Giá... Đấy là chưa kể tới số lượng các văn bản quy phạm hướng dẫn Luật cũng như các quy định hướng dẫn cụ thể của từng địa phương về vấn đề này. Với tính chất rộng lớn của lĩnh vực pháp luật này, việc pháp điển hóa và thống nhất các văn bản điều chỉnh trong một văn bản duy nhất là không thể. Một sản phẩm từ khâu sản xuất tới tay người tiêu dùng phải đảm bảo tuân thủ quy định tại văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp quan hệ tiêu dùng là Luật BVQLNTD, còn phải phù hợp các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn sản xuất (Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật), chất lượng hàng hóa (Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa), an toàn vệ sinh thực phẩm (Luật An toàn vệ sinh thực phẩm), quảng cáo (Luật Quảng cáo), cạnh tranh (Luật Cạnh tranh), giao dịch dân sự (Bộ luật Dân sự)…
Điểm khác biệt cơ bản nhất trong phương pháp điều chỉnh giữa Luật gốc về quyền lợi người tiêu dùng và các Luật bổ trợ là nội dung điều chỉnh của các quy định bổ trợ được xây dựng theo hướng can thiệp vào quy trình sản phẩm từ
khi sản xuất để đạt được mục đích bảo vệ người tiêu dùng, còn luật gốc sẽ cung cấp những công cụ pháp lý đặc biệt và ưu tiên hơn cho người tiêu dùng để bảo vệ