Thực trạng giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng biện pháp hành chính

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay (Trang 66 - 67)

Như trình bày tại Chương I, đối với tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân, để tiến tới việc thực hiện các phương thức giải quyết tranh chấp như thay thế (thương lượng, hòa giải, trọng tài) hay tố tụng tòa án, người tiêu dùng thường sẽ lựa chọn một trong số các phương thức khiếu nại được quy định trong pháp luật chuyên ngành được biết tới như: (i) khiếu nại vụ việc cạnh tranh (Điều 58 Luật Cạnh tranh); (ii) tố cáo hoặc yêu cầu xử lý hành chính, hình sự về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ); (iii) khiếu nại đòi bồi thường đối với hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Điều 64 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa); (iv) khiếu nại đòi bồi thường đối với hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm (Điều 9.1 Luật An toàn thực phẩm). Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với việc thực thi quyền khiếu nại cũng như tính tích cực và chủ động tham gia quá trình giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng chính nằm ở sự bất cân xứng về vị thế (bao gồm 05 nội dung như đã trình bày). Chính những yếu thế này khiến cho kết quả giải quyết tranh chấp bị bóp méo, không đạt đươc sự cân bằng về lợi ích giữa người tiêu dùng với thương nhân, càng tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ tiêu dùng. Mặt khác, quyền khiếu nại, tố cáo và đòi bồi thường của người tiêu dùng trong trường hợp thương nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ vi phạm những nghĩa vụ theo quy định pháp luật cũng chỉ mới được ghi nhận về quyền, trình tự khiếu nại ra sao và quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ như thế nào vẫn chưa có những quy định hướng dẫn rõ ràng.

Điều đáng ghi nhận là vai trò giải quyết khiếu nại tiêu dùng của các tổ chức, hiệp hội được đề cao trong thời gian trở lại đây. Các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên toàn quốc mỗi năm giải quyết được hàng ngàn vụ với tỉ lệ thành công là từ 80-82%, một số hội như Hải Phòng, Hà Tĩnh, Kiên Giang tỉ lệ giải quyết thành

công lên đến 90%. Trong 6 tháng đầu năm 2013, 47 Hội trên toàn quốc giải quyết được 457 vụ việc khiếu nại phức tạp, tỷ lệ thành công là 80,96%.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w