trung - dài hạn
Mỗi ngân hàng có một chính sách tín dụng riêng của mình, đó là tổng thể các quy định, quy chế áp dụng cho các khách hàng có hoạt động vay vốn tại ngân hàng. Xây dựng chính sách cho vay tùy thuộc theo khẩu vị rủi ro, chiến lược kinh doanh của ngân hàng và thường xuyên được cập nhật, thay đổi, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng trong từng thời kỳ. Chính sách tín dụng hợp lý, khoa học sẽ đem lại hiệu quả trong hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động toàn ngân hàng nói chung.
Để nâng cao hiệu quả tín dụng trung- dài hạn, Co-opBank phải xây dụng hệ thống văn bản đồng bộ, có hệ thống tạo hành lang chung cho hoạt động tín dụng, cụ thể như sau:
Ban hành, hướng dẫn đầy đủ kịp thời các văn bản có liên quan đến hoạt động tín dụng để thực hiện đúng theo quy định của Co-opBank và của NHNN;
Luôn luôn cập nhật để hoàn thiện các văn bản, chính sách, quy trình quy chế để phù hợp với từng đối tượng khách hàng và từng thời kỳ;
Cập nhật liên tục các văn bản nội bộ liên quan đến công tác tín dụng để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, tuân thủ đúng quy trình ban hành văn bản, sự phù hợp về nội dung giữa các văn bản trong hệ thống nội bộ ngân hàng;
Triển khai, xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, theo đúng quy định của pháp luật và thực tế hoạt động của ngân hàng.
Cụ thể, chính sách cho vay cần được xây dựng theo hướng sau:
Về chính sách lãi suất: trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì Co-opBank xây dựng tùy thuộc vào uy tín của khách hàng, tính khả thi của hoạt động vay vốn và độ an toàn của món vay. Trên cơ sở đó, chính sách lãi suất ưu đãi hoặc lãi suất linh hoạt cần được áp dụng cho những khách hàng có lịch sử trả nợ tốt. có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có dự án sử dụng vốn vay khả thi cũng như có tài sản đảm bảo thích hợp. Ngoài ra như nhóm khách hàng mới cũng có những chính sách lãi suất ưu đãi nhằm thu hút khách hàng.
- về chính sách khách hàng: xây dựng chính sách khách hàng là điều cần thiết trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng với nhau như hiện nay nhằm giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới theo hướng đa dạng hóa thành phần từ cá nhân đến tổ chức kinh tế để vừa mở rộng thị phần, vừa phân tán rủi ro. Để thực hiện tốt chính sách khách hàng, Co-opBank đã thực hiện 1 số việc sau :
+ Chuyển đổi cơ cấu khách hàng theo hướng tích cực để xóa bỏ tình trạng bị động vào một số lượng khách hàng nhất định. Cần tiến hành phân loại khách hàng theo các tiêu chí như: tiền gửi thanh toán, chất lượng tiền vay. ..để áp dụng giá vốn huy động phù hợp, có chính sách động lực đối với khách hàng lớn.
+ Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý của từng nhóm khách hàng để hoàn thiện chính sách huy động vốn kết hợp lãi suất và chính sách chăm sóc khách hàng cho phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm tăng tính ổn định của nguồn vốn.
+ Thường xuyên tiến hành trao đổi, tham khảo, đóng góp ý kiến giữa ngân hàng và khách hàng để có thể tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và ngân hàng cũng như giúp ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn.
+ Xây dựng chính sách giá khép kín nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng kết hợp nhiều sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt nam như: dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ ngân quỹ,...
+ Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ ngân hàng. Đây là biện pháp hiệu quả trong việc thu hút và sử dụng vốn của ngân hàng, qua đó cũng nâng cao năng lực của ngân hàng. Chất lượng phục vụ bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan đến khách hàng chẳng hạn như là: thủ tục giấy tờ gọn nhẹ, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, tư vấn cho khách hàng hiệu quả, phong cách, thái độ giao tiếp tốt để làm vừa lòng khách hàng, nơi giao dịch sạch sẽ, thuận tiện,.
- Về chính sách sản phẩm tín dụng: sự đa dạng của sản phẩm tín dụng của các NHTM hiện nay thì Co-opBank cần cố gắng ra mắt nhiều sản phẩm hơn nữa kết hợp với đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, mở rộng quy mô tín dụng để góp phần nâng
cao hiệu quả tín dụng.
- về chính sách đối với tài sản đảm bảo: tài sản đảm bảo là nguồn thu thứ cấp để thu hồi vốn khi có rủi ro xảy ra, vì vậy cần phải có quy định cụ thể hơn về việc định giá tài sản đảm bảo chẳng hạn nhu việc xác định giá trị tài sản đảm bảo cần khách quan, có khả năng chuyển nhuợng, có đủ điều kiện pháp lý và tính khả mại. Co-opBank cần thuờng xuyên theo dõi tài sản đảm bảo, nắm bắt thông tin về tài sản đảm bảo, nếu có biến động lớn thì cần xem xét định giá lại tài sản. Đồng thời, cần thuờng xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị truờng và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác trong việc xử lý tài sản đảm bảo và kết hợp các biện pháp bảo hiểm tài sản thế chấp mà nguời thụ huởng là ngân hàng.