3.2.9.1. Nâng cao vai trò của công tác kiểm toán nội bộ ngân hàng
Công tác kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm toán, có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm toán cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.
Để nâng cao vai trò của công tác kiểm toán nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung và tín dụng trung- dài hạn nói riêng, Co-opBank cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Bổ sung những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng cho phòng kiểm toán nội bộ. Và tiêu chuẩn đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ cần phải có là: có phẩm chất trung thực,ý thức chấp hành pháp luật và sự nhìn nhận khách quan; có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ; và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tối thiểu là 02 năm;
- Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng, có thể tăng cường cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra;
- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng kiểm toán nội bộ. Vì hiện nay, có những cán bộ thực hiện kiểm tra mà dù đã được đào tạo, có trình độ cao nhưng chưa có kinh nghiệm làm tín dụng trên thực tiễn. Trong đó, phải đào tạo đạo đức nghề nghiệp để cán bộ kiểm toán nội bộ trong quá trình tác nghiệp phải thực hiện vô tư, tránh tình trạng cả nể và chưa thực sự góp ý thẳng;
- Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm toán, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm toán;
- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra;
- Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ cần được thường xuyên tự đánh giá bởi vì việc này sẽ có tác dụng phòng ngừa rủi ro và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý rủi ro của ngân hàng;
- Luân chuyển cán bộ kiểm toán theo định kì để việc kiểm toán khách quan hơn.
3.2.9.2. Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô và
mở rộng mạng lưới ngân hàng
Một phần khá lớn rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất phát từ việc thiếu thông tin hoặc tiếp nhận thông tin không chính xác từ khách hàng, xử lý thông tin thị trường còn sơ sài, làm giảm hiệu quả tín dụng nói chung và tín dụng trung- dài hạn nói riêng. Ngoài ra, hệ thống cung cấp thông tin tín dụng của Co-opBank và của Ngân hàng Nhà nước đang hoạt động hiệu quả chưa cao vì thông tin cung cầp chỉ thuần túy là những con số mà thiếu những nhận định chuyên môn, những dự báo đáng tin cậy.
Vì vậy, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam nên thành lập Bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô, bộ phận này sẽ dựa trên tất cả các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để làm định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, chiến lược khách hàng và chiến lược
đầu tư vốn tín dụng của mình. Bộ phận này sẽ tiến hành phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, địa bàn nông thôn và thành thị để trên cơ sở đó ngân hàng có thể thực hiện các gải pháp mở rộng tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững.
Mở rộng mạng lưới ngân hàng bán lẻ tại những địa bàn có tiềm năng phát triển kinh tế, khu du lịch, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp sản phẩm tín dụng với các sản phẩm tiện ích khác trong lĩnh vực huy động vốn, tài trợ thương mại, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử để hình thành các sản phẩm trọn gói cho một khách hàng hoặc nhóm khách hàng, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài về mặt mạng lưới, khả năng tiếp cận, hiểu biết và chăm sóc khách hàng.
3.2.9.3. Xây dựng và phát triển văn hóa giao dịch mang dấu ấn riêng
Có thể nói chưa bao giờ các ngân hàng lại chăm lo, xây dựng hình ảnh cho mình đến vậy. Qua giao tiếp với khách hàng, hình ảnh nhân viên ngân hàng phản ánh hình ảnh của Ngân hàng. Một sự không thoả mãn của khách hàng sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Ngân hàng và ngược lại hình ảnh đẹp về một Ngân hàng sẽ được thừa nhận và truyền bá nếu nhân viên làm hài lòng khách hàng.
Phương châm “khách hàng là thượng đế” phải được Ngân hàng quán triệt đến từng cán bộ, nhân viên. Xây dựng văn hóa Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam với cung cách làm việc nghiêm túc, lịch sự, thân thiện nhằm tạo ra sự tín nhiệm, yêu mến của khách hàng. Đặc biệt là cần áp dụng chính sách chấm điểm đối với nhân viên thông qua số lượng, chất lượng công việc và ý kiến nhận xét của khách hàng (thư góp ý) trong từng tháng, từng quý, có cơ chế thưởng phạt rõ ràng. Từ đó ý thức phục vụ khách hàng của nhân viên sẽ được nâng cao, nhân viên sẽ phải vận động nhiều hơn, chăm sóc khách hàng nhiệt tình, năng động hơn nữa để có được số lượng và chất lượng công việc theo kế hoạch được giao.
Cho vay trung-dài hạn cung cấp nguồn vốn lớn cần thiết cho các hộ sản xuất, doanh nghiệp mở rộng sản xuất, mua mới dây chuyền thiết bị. Tuy nhiên, không
phải khách hàng nào cũng hiểu cặn kẽ sản phẩm vay, những điều kiện cần và đủ để đuợc vay cũng nhu những rủi ro và cơ hội mang lại. Sự bất đối xứng thông tin này, một mặt khiến không ít khách hàng ngần ngại tiếp xúc các dịch vụ cho vay trung- dài hạn của Ngân hàng, mặt khác cũng có thể khiến Ngân hàng mất đi không ít khách hàng tiềm năng. Do đó, sự huớng dẫn tận tình, rõ ràng của nhân viên ngân hàng sẽ khiến cho khách hàng hiểu và hợp tác với Ngân hàng.
Nếu một ngân hàng có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong cả nghiệp vụ và phong cách giao dịch, kỹ năng giao tiếp tốt, có kiến thức sản phẩm dịch vụ, có lòng yêu nghề, có nhiệt huyết...và quan trọng nhất là có tinh thần hợp tác cao, điều này sẽ để lại ấn tuợng tốt đẹp trong lòng khách hàng trong hiện tại cũng nhu trong tuơng lai.
3.2.9.4. Áp dụng tiến bộ công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng
Công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển và hỗ trợ con nguời trong rất nhiều lĩnh vực, tiết kiệm đuợc thời gian, sức lực cũng nhu đẩy mạnh nâng cao năng suất lao động. Hệ thống công nghệ thông tin đem đến sự chính xác, nhận định khách quan, chuẩn hóa những nhu cầu của con nguời đuợc thiết lập ngay từ lúc đầu. Trong ngân hàng, hệ thống công nghệ thông tin luôn đuợc đổi mới, cập nhật để nâng cao chất luợng dịch vụ, đẩy mạnh quá trình cung cấp giải pháp cũng nhu tăng độ chính xác, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng.
Với những ngân hàng sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, các giao dịch đang ghi nhận chính xác, báo cáo có độ tin cậy cao, do vậy giúp cán bộ ngân hàng giảm bớt thời gian tuơng tác hệ thống, cung cấp thông tin số liệu thuờng xuyên, từ đó có thể sớm phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình theo dõi số liệu. Mọi số liệu thông tin đuợc trình bày khoa học, kịp thời sẽ đua ra đuợc cái nhìn tổng quát, từ đó có thể đánh giá phần nào tình hình của khách hàng. Nói đến hoạt động tín dụng trung- dài hạn, hệ thống công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ rất nhiều trong công tác xuất dữ liệu về dòng tiền, quá trình giao dịch, kỳ trả nợ, tình hình trả nợ, chi tiết các số du tín dụng của khách hàng, kế hoạch kiểm tra sau vay định kỳ, theo dõi giá trị tài sản đảm bảo...
Tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hiện nay đang trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống core banking, chuyển đổi dữ liệu từ mini core sang, tuy nhiên do mới triển khai nên hệ thống còn nhiều bất cập. Đối với mỗi khách hàng, cán bộ kinh doanh phải tự theo dõi dòng tiền, kỳ hạn thay đổi lãi suất, kỳ hạn trả nợ hay những thời gian định kỳ phải thực hiện công tác định giá lại tài sản, kiểm tra sau vay, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.