Để tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung- dài hạn nói riêng một cách hiệu quả, trong thời gian tới, NHNN phải có những biện pháp quản lý, huớng dẫn các ngân hàng, cụ thể nhu sau:
- Khẩn truơng hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống văn bản pháp quy có đủ khuôn khổ cho việc thực hiện tốt Luật NHNN, Luật các TCTD v.v.. đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, năng động. Đổi mới phuơng thức, thủ tục tín dụng theo huớng tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có phuơng án, có dự án khả thi đuợc vay vốn ngân hàng;
- Tăng cuờng hoạt động thanh tra, kiểm soát các Ngân hàng. Mục tiêu công tác thanh tra của Nhà nuớc là phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý kịp thời vi phạm trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Trọng tâm thanh tra của NHNN trong lĩnh vực tín dụng là: việc kiểm tra việc chấp hành các quy định về cấp tín dụng, bảo lãnh về cấp L/C nhập hàng trả chậm; kiên quyết xử lý những khuyết điểm đã đuợc xác định cụ thể qua kết quả kiểm tra. Kết hợp tốt công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ
máy thanh tra từ TW xuống cơ sở. Ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của Ủy ban Basel;
- Thuờng xuyên tổ chức các khóa học và những buổi hội thảo để nghe đóng góp ý kiến của các Ngân hàng thuơng mại về những văn bản chính sách mà Ngân hàng nhà nuớc đua ra, để hoàn thiện hơn nữa những văn bản, chính sách này, phù hợp với thực tế hoạt động của Ngân hàng thuơng mại;
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC). Những thông tin liên quan đến hoạt động của các ngân hàng, của các khách hàng có quan hệ tín dụng cần đuợc công bố công khai, chính xác để các tổ chức tín dụng có thể khai thác đuợc. Muốn nhu vậy, NHNN cần quy định bắt buộc các ngân hàng thực hiện các chế độ báo cáo chính xác và thuờng xuyên hơn nữa. Đồng thời định kỳ NHNN sẽ tiến hành đánh giá xếp loại chất luợng tín dụng của các khách hàng có du nợ một cách khách quan. Ngoài ra, để đảm bảo nguồn thông tin đuợc chính xác, cập nhật, CIC cần loại bỏ bớt những bộ phận trung gian;
- Xây dựng, ban hành hệ thống chỉ tiêu báo cáo đồng bộ dành cho các ngân hàng, cách thức thực hiện và thời gian thực hiện để nắm bắt đuợc kịp thời tình hình hoạt động của các ngân hàng, hoạt động kiểm soát rủi ro và giảm thiểu thời gian tuơng tác giữa NHNN và hệ thông các ngân hàng;
- Rà soát lại các văn bản quy trình, quy định áp dụng cho NHNN và các ngân hàng tránh hiện tuợng chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế gây khó khăn trong việc vận hành, áp dụng và triển khai;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị truờng mua bán nợ, thị truờng bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu và phân tán rủi ro, giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, nâng cao hiệu quả tín dụng.