Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ tíndụng

Một phần của tài liệu 0430 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung hạn và dài hạn tại NH hợp tác xã VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 114)

Đối với ngân hàng, hay với bất kỳ tổ chức kinh tế nào trong xã hội thì yếu tố con nguời là vô cùng quan trọng, đóng vai trò quyết định trong mọi hoạt động nghiệp vụ. Trong hoạt động cho vay trung- dài hạn, yếu tố con nguời thể hiện rõ nét nhất ở các cán bộ tín dụng- nguời trực tiếp thẩm định dự án và thực hiện hoạt động cho vay. Việc xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp có chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt phải đuợc tiến hành kể từ khâu tuyển chọn và đào tạo cán bộ.

> Tuyển chọn cán bộ

- Đối với cán bộ chua có kinh nghiệm: tuyển chọn cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp, có tinh thần học hỏi, khả năng tiếp thu nhanh, có phẩm chất đạo đức tốt. Mặc dù kiến thức trong truờng học và trên sách vở không hoàn toàn giống với thực tế, nhung đây là nền tảng, là cơ sở để cán bộ có khả năng tiếp thu và hoàn thành tốt công việc, hiểu rõ bản chất của công việc, từ đó có thể nhanh chóng bắt kịp và thực hiện công việc hiệu quả cả về số luợng và chất luợng.

- Đối với cán bộ đã có kinh nghiệm: Với những cán bộ có kinh nghiệm, việc tuyển chọn không chỉ dựa trên số năm công tác, số vị trí đã trải qua mà phụ thuộc vào khả năng làm việc, tuơng tác trong công việc, những kiến thức và kinh nghiệm xử lý tình huống, thái độ làm việc cũng nhu tu cách đạo đức, có nhu vậy mới nâng cao đuợc hiệu quả công việc nói chung và hiệu quả tín dụng trung- dài hạn nói riêng.

> Đào tạo cán bộ

Công tác đào tạo cán bộ là một công tác quan trọng, việc đào tạo bao gồm đạo tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, quy trình quy chế, sản phẩm, kỹ năng và cả tư cách đạo đức. Để nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, Co-opBank cần:

- Tổ chức lớp học nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên

Hình thức tổ chức giảng dậy tập trung bao gồm lý thuyết chính về thẩm định tín dụng, các quy định mới của pháp luật về hoạt động kinh tế, hoạt động ngân hàng, phương pháp dự báo và thực hành xử lý các tình huống đề ra. Trong khoá học có thể kết hợp nhiều nội dung cùng một lúc, nội dung học phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như mục tiêu quản lý chung của hệ thống; các học viên đều là nhân viên trong hệ thống Co-opBank nên trong thời gian học tập các học viên sẽ có điều kiện gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm giữa các vùng miền mang tính chất đặc thù trong giải quyết công việc; Thông qua lớp học lãnh đạo cấp cao của Co-opBank có thể nghe ý kiến phản ánh của các học viên về thực trạng công tác quản lý tín dụng tại các đơn vị một cách cụ thể hoặc những vướng mắc của cơ chế nội bộ cần được tháo gỡ.

- Định kỳ tổ chức hội thi nghiệp vụ trong toàn hệ thống

Co-opBank nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ theo định kỳ 2 - 3 năm một lần, theo từng nghiệp vụ trong đó chú trọng nghiệp vụ cho vay và kiểm soát, quản lý sau cho vay. Việc tổ chức hội thi sẽ dấy lên phong trào tự học tập, nghiên cứu tại các Chi nhánh và mỗi cá nhân trong toàn hệ thống. Nội dung Hội thi nên khuyến khích mạnh các sáng kiến mới, ý tưởng hay, những kinh nghiệm tốt để từ đó các đơn vị tham gia sẽ có điều kiện học tập và ứng dựng vào thực tiễn tại đơn vị.

- Kết quả đạt được sau khi thực hiện giải pháp đó là:

+Học viên sẽ nắm được quy trình phân tích tín dụng và rủi ro tín dụng một cách toàn diện trên nhiều khía cạnh khác nhau như qui trình cho vay, phân tích báo cáo tài chính, thẩm định dự án, và quản lý danh mục cho vay từ đó định hình phương án quản lý đối với từng nhóm đối tượng khách hàng cụ thể;

khía cạnh phi tài chính có ảnh hưởng đến khả năng cho vay và trả nợ vay của khách hàng như thẩm định kế hoạch kinh doanh, phân tích ngành, phân tích vĩ mô và dự báo khả triển vọng về lĩnh vực khách hàng xin vay;

+ Học viên sẽ có được các kỹ năng cần thiết, tự tin hơn, khéo léo hơn trong việc tiếp xúc, tư vấn khách hàng và sử lý các tình huống xảy ra, giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khoản vay.

Sau khi hoàn thành khóa học và tham gia các kỳ thi nghiệp vụ, kỳ vọng học viên sẽ có sự nhìn nhận tổng quát về tình hình kinh tế xã hội để lựa chọn khách hàng hoặc lĩnh vực cho vay phù hợp, đồng thời nâng cao kỹ năng thẩm định tính khả thi của phương án, dự án. Từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc nói chung và hiệu quả quản lý hoạt động cho vay trung- dài hạn toàn hệ thống Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

3.2.7. Tăng cường công tác quản lý nợ và giải quyết nợ quá hạn

> Trong công tác quản lý nợ

- Thanh tra chất lượng tín dụng định kỳ hoặc đột xuất dựa trên những tiêu chuẩn cụ thể về chấp hành các thủ tục quy chế cho vay, chức năng nghiệp vụ của cá nhân, các bộ phận trong việc quản lý nợ, phân loại đánh giá các khoản nợ theo các khoản nợ tổn thất khác nhau;

- Đánh giá chất lượng tín dụng thông qua kiểm tra trên cơ sở quy định có liên quan đến cho vay thu nợ nhằm vạch ra những điểm mạnh, yếu, những vướng mắc trong quá trình thực hiện để đề ra giải pháp;

- Các cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn nhất định, có khả năng đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như của ngân hàng.

> Đối với công tác xử lý nợ quá hạn

Chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung dài hạn nói riêng được

thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng. Hiện tại tỷ lệ nợ quá hạn của Co- opBank

thấp hơn so với các ngân hàng khác, giải quyết tốt công tác nợ quá hạn sẽ giúp cho ngân

năng duy trì sản xuất kinh doanh và có ý thức trả nợ ngân hàng thì ngân hàng có thể giải quyết theo huớng:

+ Ngân hàng có thể tiếp tục cho vay hoặc hỗ trợ cho các doanh nghiệp có điều kiện tổ chức lại, phát triển kinh doanh để có khả năng tài chính thanh toán nợ cho ngân hàng;

+ Ngân hàng huớng dẫn, tu vấn cho nguời vay trên nhiều khía cạnh: Huớng sản xuất kinh doanh, thị truờng, sản phẩm. Nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu hồi lợi tức ở nguời vay hoặc ra hạn cấp thêm tín dụng để tăng sức mạnh tài chính cho doanh nghiệp;

+ Nếu doanh nghiệp thua lỗ trong kinh doanh là do nguyên nhân bất khả kháng nhu thiên tai dịch bệnh. Ngân hàng có thể giảm bớt một phần hoặc toàn bộ lãi phạt quá hạn cho bên vay.

- Đối với các khoản nợ quá hạn chắc chắn không có khả năng thu hồi thì không còn cách nào khác ngân hàng phải xiết nợ và xử lý các tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Ngân hàng có thể khai thác tài sản thế chấp theo huớng:

+ Những tài sản nào có thể bán với mức giá chấp nhận đuợc thì bán ngay để thu hồi vốn cho ngân hàng, giá có thể thấp hơn dự kiến nghĩa là ngân hàng bị thua lỗ chút ít nhung tính về mặt lâu dài thì không thiệt hại về tài sản vì không mất chi phí quản lý không mất nhiều công sức khai thác;

+ Với những tài sản xiết nợ không bán đuợc ngay cần phải phân loại, đánh giá từng tài sản để có biện pháp khai thác kịp thời và hữu hiệu nhất;

- Các khoản nợ quá hạn do nguời vay chết, mất tích, doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc khách hàng cố tình chây ỳ, có hành vi lừa đảo. Những biện pháp xử lý có thể là:

+ Thông báo và để khách hàng tự bán tài sản thế chấp để lấy tiền trả nợ hoặc yêu cầu nguời bảo lãnh thanh toán;

+ Nếu khách hàng thiếu thiện chí trong việc xử lý nợ một cách tự nguyện tiến hành kê biên và phát mại tài sản thế chấp. Việc phát mại thực hiện theo phuơng châm

+ Đối với các tài sản thế chấp có giá trị lớn, khó phát mại thì ngân hàng có thể tự

khai thác để thu hồi nợ bằng cách cho thuê có thời hạn, cho thuê mua, dùng làm tài sản

góp vốn vào các liên doanh để khai thác chung với những doanh nghiệp tin cậy; + Dùng áp lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật, chủ yếu là cành sát kinh tế, chính quyền địa phuơng, để ép các đối tuợng có hành vi lừa đảo phải thu xếp nguồn trả nợ;

+ Khởi kiện những nguời vay hoàn toàn không có thiện chí trả nợ, tẩu tán tài sản hoặc muu toan tuyên bố phá sản để trốn nợ.

3.2.8. Xây dựng chiến lược Maketing ngân hàng

Trong điều kiện áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng nhu hiện nay, có thể nói Marketing là một công cụ cực kỳ quan trọng giúp ngân hàng nắm bắt đuợc nhu cầu của khách hàng đồng thời đua những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng đúng lúc và đúng chỗ. Trong thời gian qua, Co-opBank cũng đã quan tâm đến hoạt động Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung cũng nhu hoạt động cho vay trung- dài hạn nói riêng, mặc dù kết quả thu đuợc còn nhiều hạn chế, chua đáp ứng đuợc yêu cầu của thực tế.

Vì vậy, Co-opBank cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này theo huớng sau:

- Củng cố và quảng bá thuơng hiệu đến nhiều đối tuợng khách hàng, tiếp tục nâng cao vị thế của Co-opBank trên thị truờng;

- Xác định đuợc thị truờng, nhóm khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu của ngân hàng là gì từ đó có những chính sách Marketing thích hợp để khai thác một cách có hiệu quả;

- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chiến luợc nhằm đua những sản phẩm mới đến với các đối tuợng khách hàng cũng nhu việc nắm bắt nhu cầu mới của khách hàng để có kế hoạch tiếp tục phát triển, hoàn thiện những sản phẩm mới hơn;

- Sử dụng nhiều phuơng pháp khác nhau để tiếp cận nhu cầu của khách hàng trong đó đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp cho khách hàng thông tin đầy đủ, rõ

hợp với việc tư vấn cho khách hàng nên sử dụng sản phẩm nào là thích hợp và khách hàng được lợi gì khi sử dụng sản phẩm đó;

- Tạo lập nhiều kênh để khách hàng thu nhận thông tin cần thiết: quảng cáo, tiếp thị qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc bằng tờ rơi được trình bày bắt mắt, cô đọng, dễ hiểu và khoa học;

- Thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát ý kiến của khách hàng để tự đánh giá một cách nghiêm túc những mặt mạnh cũng như rút kinh nghiệm mặt còn hạn chế. Từ đó, không ngừng nâng cao chất lượng cũng như tính tiện ích của sản phẩm nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.

3.2.9. Một số giải pháp hỗ trợ khác

3.2.9.1. Nâng cao vai trò của công tác kiểm toán nội bộ ngân hàng

Công tác kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm toán, có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm toán cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.

Để nâng cao vai trò của công tác kiểm toán nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung và tín dụng trung- dài hạn nói riêng, Co-opBank cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Bổ sung những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng cho phòng kiểm toán nội bộ. Và tiêu chuẩn đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ cần phải có là: có phẩm chất trung thực,ý thức chấp hành pháp luật và sự nhìn nhận khách quan; có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ; và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tối thiểu là 02 năm;

- Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng, có thể tăng cường cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra;

- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng kiểm toán nội bộ. Vì hiện nay, có những cán bộ thực hiện kiểm tra mà dù đã được đào tạo, có trình độ cao nhưng chưa có kinh nghiệm làm tín dụng trên thực tiễn. Trong đó, phải đào tạo đạo đức nghề nghiệp để cán bộ kiểm toán nội bộ trong quá trình tác nghiệp phải thực hiện vô tư, tránh tình trạng cả nể và chưa thực sự góp ý thẳng;

- Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm toán, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm toán;

- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra;

- Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ cần được thường xuyên tự đánh giá bởi vì việc này sẽ có tác dụng phòng ngừa rủi ro và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý rủi ro của ngân hàng;

- Luân chuyển cán bộ kiểm toán theo định kì để việc kiểm toán khách quan hơn.

3.2.9.2. Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô và

mở rộng mạng lưới ngân hàng

Một phần khá lớn rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất phát từ việc thiếu thông tin hoặc tiếp nhận thông tin không chính xác từ khách hàng, xử lý thông tin thị trường còn sơ sài, làm giảm hiệu quả tín dụng nói chung và tín dụng trung- dài hạn nói riêng. Ngoài ra, hệ thống cung cấp thông tin tín dụng của Co-opBank và của Ngân hàng Nhà nước đang hoạt động hiệu quả chưa cao vì thông tin cung cầp chỉ thuần túy là những con số mà thiếu những nhận định chuyên môn, những dự báo đáng tin cậy.

Vì vậy, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam nên thành lập Bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô, bộ phận này sẽ dựa trên tất cả các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để làm định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, chiến lược khách hàng và chiến lược

đầu tư vốn tín dụng của mình. Bộ phận này sẽ tiến hành phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, địa bàn nông thôn và thành thị để trên cơ sở đó ngân hàng có thể thực hiện các gải pháp mở rộng tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững.

Mở rộng mạng lưới ngân hàng bán lẻ tại những địa bàn có tiềm năng phát triển kinh tế, khu du lịch, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp sản phẩm tín dụng với các sản phẩm tiện ích khác trong lĩnh vực huy động vốn, tài trợ thương mại, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử để hình thành các sản phẩm trọn gói cho một khách hàng hoặc nhóm khách hàng, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài về mặt mạng lưới, khả năng tiếp cận, hiểu biết và chăm sóc

Một phần của tài liệu 0430 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung hạn và dài hạn tại NH hợp tác xã VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w