. Z ZZZr = ; x 100<% (17) trong t
x 100% (1.15) ∑lai nhuận thu được trong một thời ky
1.3.2 Nhân tố khách quan
+ Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng
- Mức độ tín nhiệm của khách hàng: độ tín nhiệm của khách hàng được đánh giá dựa trên các tiêu chí: mối quan hệ lâu dài với ngân hàng, uy tín, thương hiệu của khách hàng, năng lực và trình độ quản lý, sự am hiểu trong hoạt động kinh doanh, quan hệ tín dụng lành mạnh và sòng phẳng, tình hình
tài chính, dự án có hiệu quả và khả thi.
- Năng lực tài chính của khách hàng: thể hiện ở vốn tự có, hệ số nợ, khả năng thanh toán nhanh, khả năng sinh lãi,... Tiềm lực của doanh nghiệp càng cao thì khả năng trả nợ càng lớn, từ đó là cơ sở để phát triển hoạt động
tín dụng.
- Tính khả thi của dự án: Dự án khả thi là dự án đáp ứng được yêu cầu của thị trường, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước. Dự
29
dụng và quản lý vốn như thế nào sau khi ngân hàng cho vay. Việc doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích hay không sẽ quyết định đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
+ Các quy định pháp lý có liên quan của Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan trực tiếp điều hành hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước ban hành các chính sách, quy định làm cơ sở hướng dẫn các hoạt động của ngân hàng thương mại. Các quy định, chính sách mà Ngân hàng Nhà nước ban hành hướng dẫn các ngân hàng thương mại hoạt động phù hợp với thực tiễn sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn. Tuy nhiên, những quy định tỏ ra bất cập, chưa hợp lý sẽ làm giảm chất lượng tín dụng trung và dài hạn.
Một quốc gia có một nền chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Trong hoạt động tín dụng, việc tuân thủ đúng những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật là rất quan trọng và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Môi trường pháp lý không chỉ tác động đến hoạt động của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay mà ngân hàng cấp cho doanh nghiệp.
+ Môi trường kinh tế
Nền kinh tế là một hệ thống gồm nhiều hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại. Hoạt động của ngân hàng thương mại có thể được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của Ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng trung và dài hạn.
Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng. Một nền kinh tế ổn định, tỷ lệ lạm phát vừa phải
30
sẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lượng cao. Các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường ổn định thì có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn. Từ đó mà có thể trả vốn và lãi cho ngân hàng. Ngược lại khi nền kinh tế biến động thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng.
Đối với Việt Nam cách đây vài năm khi nền kinh tế trước giai đoạn suy thoái thì cầu về tín dụng của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.. là rất lớn để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình của mình. Nhưng trong giai đoạn kinh tế suy thoái mạnh từ 2011 đến nay đặc biệt là năm 2012 thì nhu cầu về tín dụng đặc biệt là các doanh nghiệp giảm nhiều hơn so với năm 2011. Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì tỷ lệ doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh trong năm 2012 chỉ đạt 33. Con số này thấp hơn nhiều so với mức 47% của 2011 và trung bình trên 70% của các năm trước. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu tín dụng sẽ giảm và dẫn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng cũng sẽ giảm xuống về doanh số cũng như lợi nhuận. Đây là minh chứng rõ nét nhất về tầm ảnh hưởng của môi trường kinh tế đối với hoạt động tín dụng trung và dài hạn.
31