Vai trò của bảo hiểm tiền gửi

Một phần của tài liệu 0461 giải pháp nâng cao nghiệp vụ giám sát từ xa các NHTM của bảo hiểm tiền gửi VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 25)

Bảo hiểm tiền gửi là sản phẩm của nền kinh tế thị trường nên vai trò của BHTG cũng xuất phát từ chính bản chất của hệ thống tài chính đó là có tính nhạy cảm, lan truyền và xây dựng trên yếu tố niềm tin của khách hàng. Vì vậy BHTG là tổ chức mang sứ mệnh thúc đẩy mối quan hệ giữa người gửi tiền và tổ chức tín dụng, từ đó mang lại hiệu quả lợi ích cho hai bên, điều hòa và phát triển kinh tế. Với ý nghĩa đó, BHTG có các vai trò sau:

- Thứ nhất: BHTG bảo vệ người gửi tiền, chia sẻ rủi ro với các TCTGBHTG.

BHTG sẽ tiến hành việc giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG và an toàn trong hoạt động kinh doanh của các TCTGBHTG. Cụ thể thông qua một loạt các hoạt động chuyên môn như:

+ Cung cấp đầy đủ thông tin về các TCTGBHTG đến công chúng trong chừng mực cho phép;

12

+ Hỗ trợ tối đa các TCTGBHTG gặp rủi ro, đặc biệt là hỗ trợ tài chính nhằm duy trì hoạt động có hiệu quả;

+ Chi trả kịp thời tiền bảo hiểm cho NGT khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm;

+ Tham gia vào quá trình thanh lý tài sản và thu hồi nợ sau khi chi trả tiền bảo hiểm.

Những điều trên cho thấy BHTG là một công cụ tài chính hữu hiệu được hầu hết Chính phủ các nước sử dụng để bảo vệ người gửi tiền trước khủng hoảng đổ vỡ có thể xảy ra với các ngân hàng, cùng với đó củng cố thêm lòng tin của người gửi tiền đối với các ngân hàng đang hoạt động tốt khác.

- Thứ hai: BHTG bảo đảm cho hoạt động ngân hàng ổn định và phát triển,

được thể hiện dưới ba góc độ:

+ Hoạt động BHTG giúp đảm bảo uy tín cho tất cả các ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng với quy mô nhỏ có cơ hội phát triển tốt hơn.

+ Thông qua nghiệp vụ kiểm tra và giám sát của mình, tổ chức BHTG đánh giá kịp thời thực trạng hoạt động của các TCTGBHTG, cảnh báo đến cơ quan chức năng và trong điều kiện cần thiết và được sự đồng ý của Chính phủ, tổ chức BHTG sẽ tham gia vào hoạt động xử lý TCTD khi đổ vỡ như: Chi trả tiền gửi được bảo hiểm; thanh lý tài sản, thu hồi nợ... Như vậy, BHTG không chỉ có vai trò trong việc bảo vệ người gửi tiền mà còn có vai trò quan trọng trong việc quản lý và giải quyết rủi ro.

+ Hoạt động BHTG giúp thúc đẩy, tạo động lực để các ngân hàng có trách nhiệm nâng cao chất lượng hoạt động.

- Thứ ba: BHTG thúc đẩy huy động vốn cho các tổ chức tín dụng.

Tiền gửi tiết kiệm của dân cư là nguồn vốn có nhiều tiềm năng và bền vững, bên cạnh đó hệ thống ngân hàng được xem là kênh huy động vốn và phân phối vốn chủ yếu của nền kinh tế. Yếu tố tâm lý có ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn tổ chức để gửi tiền của người dân, bảo hiểm tiền gửi giúp tạo dựng niềm tin của người gửi tiền đối với TCTD, nâng cao uy tín của tổ chức, thúc đẩy quá trình huy động vốn phục vụ phát triển.

13

- Thứ tư: Bảo hiểm tiền gửi có vai trò quan trọng trong tình huống xảy ra khủng hoảng của các tổ chức TCNH.

Một trong những nguyên nhân gây ra phá sản ngân hàng là để xảy ra hiện tượng người dân rút tiền hàng loạt. Việc phát hiện và xử lý khủng hoảng là công tác chính của BHTG và các quốc gia trên thế giời hiện nay đang thực hiện rất nhiều biện pháp, trong đó việc nâng hạn mức chi trả tiền gửi song song với cung cấp thông tin đầy đủ, chuẩn mực cũng là biện pháp góp phần ngăn ngừa được tình trạng rút tiền đột biến, tạo lập niềm tin nơi người gửi tiền, ổn định hệ thống TCNH.

1. TCTD Imt đầu được cấp phép hoạt động 3. TCTD bị chain (lút hoạt động 2. TCTD đang hoạt động

BHTG tham gia XIt Iy TCTD bi đ ỗ v ở thõng qua m t ộ SO bi n phapệ nhu h tr tai chinh,ổ ợ thanh Iap ngân hang băc c u. chi tià ti nầ ẻ gùi (tu ọc bão Itiem

BHTG th c hién ki mự ẻ tra. giam sát thuong xuyén. (tua ra cành bao kip thoi, tham gia ta cm trúc hè thòng∣ ι ngán hang

BHTG tham gia thám đinh đi u kiên đu cề ọ cáp phep ho t (tòngạ cùa TCTD

Sơ đồ 1.1: Vai trò của BHTG trong chu kì hoạt động của TCTD 1.1.4. Các mô hình hoạt động của bảo hiểm tiền gửi

Hiện nay ở BHTG của các nước trên thế giới đang tồn tại ba mô hình hoạt động phổ biến, cụ thể: mô hình chuyên chi trả, mô hình chi trả có quyền hạn mở rộng, mô hình giảm thiểu rủi ro. Cho đến nay, những mô hình này vẫn chỉ là quy ước của từng nước và chưa có một tiêu chuẩn hoàn thiện nào cho từng mô hình.

14

Mô hình này còn được gọi là hệ thống BHTG hẹp. Theo đó, tổ chức BHTG được thành lập chỉ với mục tiêu duy nhất là thực hiện chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền khi TCTGBHTG bị rủi ro phá sản. Các quốc gia đang phát triển và có tổ chức BHTG quy mô nhỏ thường ưu tiên áp dụng mô hình này vì nó thỏa mãn được mục tiêu chính sách công đó là: Khẳng định cam kết của Chính phủ đối với công chúng về tiền gửi của họ thông qua cơ quan chuyên trách là tổ chức BHTG; Bảo vệ cho những người gửi tiền "nhỏ" thông qua cơ chế bồi thường, chi trả. Chức năng chính của BHTG theo mô hình chuyên chi trả bao gồm: thu phí, quản lý quỹ, tuyên truyền chính sách và chi trả cho người gửi tiền.

Tuy nhiên mô hình này cũng tồn tại nhiều hạn chế đó là bị giới hạn quyền hạn ở phạm vi chi trả cho người gửi tiền nên việc giám sát hoạt động của TCTGBHTG hay quản lý rủi ro thường không hiệu quả, mô hình này cũng đòi hỏi nguồn thông tin đầy đủ và có nguồn lực tài chính đủ mạnh để kịp thời chi trả nếu xảy ra rủi ro, điều này là rất khó đối với các tổ chức BHTG mới thành lập có nguồn lực tài chính hạn chế.

(2) Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng

Với mô hình này, ngoài chức năng chính là thực hiện chi trả thì tổ chức BHTG còn được trao thêm một số quyền hạn mở rộng khác như: Hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn trong thanh toán; theo dõi và dự báo rủi ro đối với các TCTGBHTG; tham gia xử lý nợ và thu hồi tài sản đối với TCTGBHTG bị phá sản. Đối với việc tăng thêm quyền hạn này giúp làm tăng thêm các mục tiêu cần đạt được của Chính phủ trong điều hành chính sách công như hạn chế rủi ro, bình ổn giá cả, tránh đổ vỡ hệ thống hoặc khủng hoảng tài chính, gia tăng niềm tin của công chúng.

(3) Mô hình giảm thiểu rủi ro

Đây được xem là mô hình tiên tiến và phổ biến nhất được nhiều nước trên thế giới sử dụng tính đến thời điểm hiện tại. Tổ chức BHTG theo mô hình giảm thiểu rủi ro có các thẩm quyền nhằm bảo vệ tốt nhất người gửi tiền, đánh giá giám sát rủi ro đảm bảo ổn định cho hệ thống tài chính và tham gia vào việc kiến thiết hệ thống

15

tài chính ngân hàng. Mô hình này cũng có thể hỗ trợ tài chính cho các TCTGBHTG gặp khó khăn thanh khoản như: chi trả bảo hiểm, tính và điều chỉnh mức phí bảo hiểm, đánh giá rủi ro, áp dụnng mức phí theo rủi ro, giám sát rủi ro, đóng vai trò trong giải quyết đổ vỡ ngân hàng và chủ động xử lý với nguyên tắc chi phí tối thiểu, cụ thể:

- Quyền được chấp thuận hay chấm dứt BHTG đối với TCTGBHTG theo nguyên tắc và quy định pháp luật của từng quốc gia;

- Hoạt động độc lập và được đảm bảo năng lực tài chính; - Quyền kiểm tra, giám sát, xử lý các TCTGBHTG yếu kém; - Quyền được chia sẻ và truy cập thông tin.

Như vậy, các tổ chức BHTG theo mô hình giảm thiểu rủi ro được xem là có đầy

đủ các chức năng của một hệ thống BHTG hoàn chỉnh. Mô hình này đã giải quyết được những hạn chế của các mô hình khác như tăng thẩm quyền cho tổ chức BHTG đặc biệt là trong vấn đề giám sát an toàn tài chính, quản lý rủi ro của hệ thống tài chính.

Cũng nhờ những tính năng vượt trội đó nên mô hình giảm thiểu rủi ro được áp dụng phổ biến nhất và được nhiều nước trên thế giới áp dụng nhất hiện nay.

1.2. NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT TỪ XA CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI1.2.1. Khái niệm giám sát từ xa các ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm giám sát từ xa các ngân hàng thương mại

1.2.1.1. Khái niệm giám sát từ xa

Có nhiều khái niệm về giám sát, tuy nhiên tựu chung lại có thể hiểu: "Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý".

Tại Việt Nam, thuật ngữ "giám sát ngân hàng" được hiểu là một trong những chức năng của các cơ quan có thẩm quyền nhằm theo dõi hoạt động và đưa ra cảnh báo sớm đối với các ngân hàng có hoạt động không lành mạnh để từ đó có phương hướng giải quyết hiệu quả. Giám sát ngân hàng được chia làm nhiều hoạt động như:

16

chế thực thi các chính sách sửa chữa kịp thời. Tại một số quốc gia, thuật ngữ này còn được hiểu như các hoạt động: "thu thập, xử lý thông tin tín dụng, đánh giá và xếp hạng tổ chức tín dụng, bảo vệ người sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố".

Tóm lại, "giám sát từ xa là một trong những nghiệp vụ chính của BHTG hoạt động dựa trên quá trình theo dõi, phân tích, đánh giá thực hiện quy định về BHTG, tình hình hoạt động và mức độ rủi ro của tổ chức tham gia BHTG dựa trên nguồn thông tin từ các tổ chức này và các nguồn thông tin khác, từ đó đưa ra các cảnh báo, đề xuất biện pháp chấn chỉnh, giúp cho tổ chức tham gia BHTG hoạt động đúng pháp luật, an toàn và hiệu quả".

1.2.1.2. Giám sát từ xa các ngân hàng thương mại của BHTG.

Thông tư 08/2017/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có định nghĩa: "Giám sát

ngân hàng là hoạt động của đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời các rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan". Trong trường hợp giám sát an toàn vĩ

mô, giám sát ngân hàng cũng bao hàm các hoạt động như: thu thập và xử lý thông tin

tín dụng, đánh giá và xếp hạng tổ chức tín dụng, bảo vệ người sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố,...

Như vậy, có thể thấy "giám sát ngân hàng là việc các cơ quan trong mạng an toàn tài chính theo dõi hoạt động của ngân hàng, phân tích, đánh giá rủi ro mà ngân

hàng có thể gặp phải, và đưa ra các cảnh báo cho các ngân hàng, nhằm đảm bảo sự an toàn, ổn định của các ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung".

17

dụ như: vốn, tài sản, kết quả kinh doanh, thanh khoản...). Cần chú ý đến các xu hướng

biến động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động đối với nhóm, hệ thống tổ chức tham gia BHTG. Khung AMPIs theo khuyến nghị của IMF dựa trên đánh giá của sáu

nhóm chỉ tiêu tổng hợp (về an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản lý lành mạnh, thu nhập và lợi nhuận, thanh khoản, tính nhạy cảm với rủi ro) có thể cung cấp thông tin liên quan đến xu hướng rủi ro trong nhóm các ngân hàng và ngành ngân hàng nói chung. Các chỉ tiêu có nguồn gốc từ bảng cân đối của từng ngân hàng riêng lẻ và thông

tin tài chính khác, sau đó được tổng hợp và sử dụng để xác định xu hướng mang tính hệ

thống và điểm yếu của các ngân hàng riêng lẻ. Trong thực tế, hầu hết giám sát viên sử

dụng các nhóm chỉ tiêu tổng hợp trên để đánh giá xu hướng rủi ro trong nhóm ngân hàng và ngành ngân hàng (theo Hướng dẫn chung về phát hiện sớm và can thiệp kịp thời cho hệ thống BHTG, IADI, tháng 6/2013).

- Đưa ra những giải thích phù hợp cho xu hướng biến động của các nhóm, hệ thống thông qua việc phân tích và đánh giá các yếu tố tác động đến xu hướng tăng trưởng, vận động của các chỉ tiêu tài chính nhóm, hệ thống tổ chức tham gia BHTG. Các yếu tố tác động có thể bao gồm yếu tố vĩ mô, yếu tố vi mô, yếu tố thị trường.v.v.

1.2.2.2. Xác định rủi ro của các nhóm, hệ thống tổ chức tham gia BHTG

Phân tích tình hình hiện tại và xác định các rủi ro, mức độ tập trung rủi ro trong nhóm, hệ thống tổ chức tham gia BHTG. Các vấn đề phân tích có thể về vốn, tài

sản, chất lượng tín dụng, mức độ tập trung tín dụng, khả năng sinh lời, thanh khoản. thông qua việc sử dụng các nhóm chỉ tiêu an toàn phù hợp và hướng tới một mục tiêu

Rủi ro/tên tổ chức KDI

C CDIC PDIC PIDM IDIC DPA

Vốn x x x

Chất lượng tài sản x x x

Hiệu quả hoạt động x x x

18

sinh lời, thanh khoản và trạng thái ngoại tệ. Hoặc nhiều quốc gia đã sử dụng bộ chỉ tiêu

xếp hạng CAMELS như là một công cụ giám sát lành mạnh cho khu vực ngân hàng. Trên thực tế, theo IADI, đa số các cơ quan giám sát ngân hàng cũng như các tổ

chức BHTG đều sử dụng kết hợp nhiều phương pháp định tính và định lượng để xác định tổ chức yếu kém và rủi ro mang tính hệ thống, có thể đe dọa sự lành mạnh tài chính của tổ chức tham gia BHTG.

1.2.2.3. Nhận diện, đánh giá rủi ro phát sinh từ các tổ chức tham gia BHTG

- Cần đánh giá sự tuân thủ về các quy định pháp luật liên quan tới an toàn hoạt động ngân hàng và các yêu cầu pháp lý khác (BCBS, 2012) một cách thận

trọng đối

với từng tổ chức tham gia BHTG nhằm phát hiện tổ chức chưa tuân thủ hoặc

có xu

hướng không đáp ứng được các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng. - Cần phân tích, nhận diện, đánh giá xem loại rủi ro mà tổ chức tham gia

BHTG

đang đối mặt và lập hồ sơ rủi ro của tổ chức tham gia BHTG. Điều này nhằm

giúp tổ

chức BHTG có các biện pháp cảnh báo kịp thời giúp các tổ chức tránh khỏi

các nguy

cơ dẫn đến đổ vỡ gây mất an toàn hệ thống hoặc có những hành động khắc

phục và

hành động giám sát cần thiết. Đặc biệt, tổ chức BHTG cần nhận diện và đánh

giá được

các rủi ro tiềm ẩn.Thườngcác rủi ro chính mà các tổ chức BHTG phát hiện

được thông

19

Bảng 1.2: Một số loại rủi ro được phát hiện thông qua hoạt động giám sát của một số tổ chức BHTG thuộc khu vực Châu Á

Rủi ro thanh khoản x x x x x

Rủi ro tín dụng x x x x x

Rủi ro quản trị x x x

Khả năng thanh toán x x

Rủi ro thị trường x

Rủi ro tỷ giá x

Rủi ro hoạt động x x

(Nguồn: Kết quả khảo sát một số tổ chức BHTG của BHTGVN năm 2018 và tổng hợp tài liệu nghiên cứu của một số tổ chức BHTG khác) - Cần chú ý đến những yếu tố thay đổi bất thường hoặc liên tục và tìm ra

Một phần của tài liệu 0461 giải pháp nâng cao nghiệp vụ giám sát từ xa các NHTM của bảo hiểm tiền gửi VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w