Giảipháp về nguồn thông tin phục vụ công tác giám sát

Một phần của tài liệu 0461 giải pháp nâng cao nghiệp vụ giám sát từ xa các NHTM của bảo hiểm tiền gửi VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 117)

- Tiếp tục duy trì, cải thiện nguồn thông tin báo cáo của tổ chức tham gia BHTG nhận từ NHNN, đảm bảo quá trình tiếp cận được kịp thời, đầy đủ. - Thường xuyên cập nhật các thông tin kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến hoạt

động của các tổ chức tham gia BHTG. Qua đó, đánh giá hoạt động của các tổ chức

tham gia BHTG trên cơ sở tác động của những nhân tố vĩ mô.

- Dự án Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng (Dự án FSMIMS), trong đó Modul RM (Phân hệ giám sát rủi ro) đã có nội dung thu

thập và

tổng hợp các thông tin ngoài nguồn thông tin từ NHNN phục vụ hoạt động

giám sát.

Dự án đã hoàn thành, tuy nhiên một số hợp phần vẫn chưa phát huy hết chức năng

hỗ trợ người sử dụng như chức năng thiết lập báo cáo, kết xuất dữ liệu hạn

chế. Do

vậy, chưa thể khai thác nguồn thông tin này trong công tác giám sát từ xa của BHTGVN. Vì vậy, đề xuất BHTGVN cần đẩy nhanh tiến độ cập nhật chức năng

cho hợp phần này.

- Khi các hợp phần của Dự án FMIMS được đưa vào sử dụng chính thức, BHTGVN cần có lộ trình và giải pháp cụ thể trong việc đánh giá, khai thác khối

lượng thông tin ngoài nguồn thông tin thu thập được từ NHNN trong hoạt động

giám sát.

- Hiện nay, nguồn thông tin ngoài nguồn do NHNN cung cấp là do BHTGVN chủ động thu thập trên phương tiện thông tin đại chúng. Do đó, thông tin thu thập

92

- Đề xuất cơ chế tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ đặc biệt trong tình huống nguồn vốn của BHTGVN tạm thời không đủ để chi trả theo quy định của Luật BHTG.

- Thực hiện an toàn và có hiệu quả công tác đầu tư tài chính. Bên cạnh đầu tư thì

BHTGVN cần phải có biện pháp quản lý tài chính chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí.

- Thực hiện thu phí BHTG đầy đủ đối với các TCTGBHTG để ổn định nguồn thu

tài chính qua từng năm. Việc áp dụng thu phí phân biệt theo mức độ rủi ro

của từng

TCTGBHTG cũng là một cách để tăng cường thêm nguồn lực tài chính cho Quỹ

BHTG. Trong trường hợp cần tăng mức phí BHTG để đáp ứng yêu cầu của Quỹ

BHTG thì cần tính toán, kiểm tra khả năng chịu đựng (thông qua stress test)

nhằm đảm

bảo việc tăng phí BHTG không tác động nghiêm trọng đến hệ thống TCNH. - Xác định mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn phù hợp nhằm tăng cường năng

lực tài chính và đảm bảo thanh khoản thực hiện kịp thời chính sách BHTG.

3.2.7. Tăng cường phối hợp giữa nghiệp vụ giám sát từ xa và các nghiệpvụ khác vụ khác

Hoạt động giám sát diễn ra trong cả quá trình dài kể từ khi có phát sinh việc tham gia BHTG của tổ chức đến khi tổ chức có quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc chấp thuận thu hồi ngân hàng. Trong quá trình đó, hoạt động giám sát cần sự phối hợp chặt chẽ từ các nghiệp vụ quản lý thu phí, kiểm tra, tham gia KSĐB, thông tin tuyền truyền của BHTGVN để bảo vệ quyền lợi của NGT.

Vì vậy, các phòng, ban nghiệp vụ tại Trụ sở chính và các Chi nhánh BHTGVN cần nâng cao hiệu quả làm việc, phân công chi tiết các nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc nắm bắt, xử lý thông tin, thực hiện tốt nhiệm vụ ngay từ khi

93

- Đầu mối tham mưu xây dựng kế hoạch và triển thực hiện công tác giám sát chuyên sâu đối với TCTGBHTG có nguy cơ phát sinh NVCT; cung cấp tình hình,

kết quả giám sát cho Ban lãnh đạo, phòng QLTP&CT, phòng Kiểm tra, phòng Tham gia KSĐB, Chi nhánh BHTGVN khi có yêu cầu;

- Phòng giám sát cần nghiên cứu để đưa ra các chỉ tiêu cảnh báo phù hợp (đặc biệt là trong theo dõi, giám sát thường xuyên tình hình hoạt động, biến động

số dư

tiền gửi của các TCTGBHTG) để kết quả giám sát là thông tin đầu vào hữu hiệu

nhằm xây dựng kế hoạch chi trả; thực hiện chi trả có hiệu quả.

(2) Phòng QLTP&CT

- Đầu mối, tham mưu xây dựng, đề xuất cải tiến cơ chế hoạt động và hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ chi trả thống nhất trên toàn hệ thống;

- Đầu mối, phối hợp với phòng Tham gia KSĐB và Chi nhánh BHTGVN để tổng hợp Phương án chi trả đối với TCTGBHTG của toàn hệ thống (cả trước

và sau

khi phát sinh NVCT);

- Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ đề xuất cơ cấu và nhân sự phù hợp tham gia Đoàn kiểm tra, Hội đồng thẩm định phương án chi trả, Đoàn chi trả, Ban

chỉ đạo

khi phát sinh NVCT;

- Phối hợp với phòng Thông tin tuyên truyền để thực hiện công tác tuyên truyền và Phương án chi trả;

- Phối hợp với các phòng có liên quan giải quyết những vấn đề phát sinh trong và sau quá trình chi trả.

(3) Phòng Kiểm tra

- Đầu mối tham mưu xây dựng cơ chế nghiệp vụ kiểm tra, kiểm tra chuyên sâu, triển khai thực hiện thống nhất trên toàn hệ thống;

94

và số tiền bảo hiểm; xác định những trường hợp có vướng mắc, nghi ngờ để đề xuất biện pháp xử lý phù hợp, làm cơ sở xây dựng phương án chi trả;

- Căn cứ vào hồ sơ lưu tại đơn vị được kiểm tra và các hồ sơ kiểm tra trước khi phát sinh NVCT, Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, xác định chính xác danh sách

người được BHTG và số tiền bảo hiểm được chi trả, trên cơ sở đó xây dựng

phương án

chi trả. Trong đó, những nội dung đã được đối chiếu, kiểm tra, xác minh trong giai

đoạn trước khi phát sinh NVCT đã rõ ràng, chính xác thì không cần kiểm tra. Những

nội dung chưa rõ ràng, chưa chính xác thì phải tiến hành kiểm tra lại, chú ý

những nội

dung, số liệu có biến động, phát sinh mới sau thời điểm kiểm tra trước.

(4) Phòng Tham gia KSĐB và thu hồi tài sản

- Đầu mối tham mưu xây dựng cơ chế nghiệp vụ tham gia vào quá trình KSĐB của BHTGVN đối với TCTGBHTG được KSĐB, đặc biệt đối với TCTGBHTG

được KSĐB có nguy cơ phát sinh NVCT trên toàn hệ thống;

- Phát hiện sớm TCTGBHTG được KSĐB có nguy cơ phát sinh NVCT;

- Triển khai và hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ tham gia KSĐB đối với các TCTGBHTG được KSĐB và có nguy cơ phát sinh NVCT trên toàn hệ thống; - Phối hợp với phòng QLTP&CT xây dựng Phương án chi trả trước khi phát

sinh NVCT;

(5) Phòng Thông tin tuyên truyền

- Đầu mối, phối hợp với phòng QLTP&CT, phòng Tham gia KSĐB, Chi nhánh BHTGVN xây dựng và thực hiện công tác tuyên truyền trước, trong,

sau chi

trả theo quy định và Phương án chi trả;

95

- Phát hiện sớm TCTGBHTG được KSĐB do Chi nhánh quản lý có nguy cơ phát sinh NVCT;

- Xây dựng phương án trả tiền bảo hiểm trước và sau khi phát sinh NVCT đối với TCTGBHTG do Chi nhánh quản lý;

- Phối hợp với phòng Thông tin tuyên truyền thực hiện công tác tuyên truyền trước, trong, sau chi trả và Phương án chi trả được phê duyệt đối với TCTGBHTG

do Chi nhánh quản lý;

- Thành lập và thực hiện nhiệm vụ Đoàn kiểm tra, Đoàn chi trả đối với TCTGBHTG do Chi nhánh quản lý theo quy định;

- Tham gia Ban chỉ đạo chi trả và thực hiện các công việc khác có liên quan đến công tác chi trả theo quy định và yêu cầu của BHTGVN.

Việc trao đổi nghiệp vụ giữa các phòng chuyên môn nghiệp vụ giúp cho quá trình

trao đổi thông tin được cập nhật dễ dàng, phối hợp giải quyết các khó khăn với phòng

đầu mối là phòng QLTP&CT tạo điều kiện cho quy trình chi trả được rút ngắn hơn và

đảm bảo tính hiệu quả trước và trong quá trình chi trả cho người gửi tiền.

3.3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

- Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin giữa NHNN và BHTGVN trong việc trao đổi kết quả giám sát và các tổ chức tham gia BHTG. Đề xuất NHNN có các

văn bản

phản hồi về kết quả giám sát của BHTGVN và các biện pháp xử lý đối với

các tổ

chức tham gia BHTG được BHTGVN báo cáo cảnh báo NHNN.

- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động BHTG. Đặc biệt là xem xét và có hướng dẫn cụ thể trong việc chỉnh sửa bổ sung

96

tình huống phát sinh nhằm bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn.

- Hoàn thiện văn bản nghiệp vụ quy định và hướng dẫn về an toàn trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn quốc tế để tạo điều kiện cho hoạt động giám sát

các tổ

chức tham gia BHTG nói chung và tổ chức tham gia BHTG nói riêng.

- Đề xuất NHNN nghiên cứu, xem xét việc xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin hiệu quả giữa NHNN, BHTGVN với các cơ quan có chức năng giám sát như:

Bộ tài

chính, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Ủy ban chứng khoán. Về dài hạn, Xây

dựng khung pháp lý cho việc thực hiện xây dựng mạng an toàn tài chính quốc gia

và quy định rõ về hợp tác và trao đổi thông tin giữa các bộ phận của mạng an toàn

tài chính với các thành viên chính gồm NHNN, BHTGVN, Bộ tài chính, Ủy ban

giám sát tài chính quốc gia, Ủy ban chứng khoán.

3.3.2. Đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

- Nâng cao nhận thức về việc tuân thủ đúng các quy định về chế độ thông tin báo cáo và minh bạch thông tin về tình hình hoạt động của tổ chức. Các tổ

97

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Giám sát là hoạt động cốt lõi không thể thiếu của BHTGVN vì vậy luôn cần nâng cao chất lượng và hoàn thiện về phương pháp để quản lý chặt chẽ hơn, có cái nhìn toàn diện hơn về hệ thống ngân hàng. Trong chương 3, tác giả đã trình bày những giải pháp để nâng cao chất lượng giám sát của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong đó tập trung đến các yếu tố về con người, hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo phục vụ cho các kết luận, phân tích giám sát. Bên cạnh đó, chương 3 cũng trình bày về phương pháp hoàn thiện hệ thống giám sát từ xa áp dụng các phương pháp chuẩn mực quốc tế, cũng như ứng dụng các công nghệ, phần mềm hiện đại, từ đó hoàn thiện hệ thống đánh giá ngân hàng, theo dõi được sát sao và hiệu quả các tổ chức tín dụng có vấn đề. Để hoàn thiện được hệ thống giám sát từ xa còn rất nhiều vấn đề cần khắc phục nên vẫn cần phải bám sát và học hỏi theo kinh nghiệm từ quốc tế và ứng dụng thực tiễn và tình hình tài chính ngân hàng tại Việt Nam.

98

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG ngày càng phức tạp và đối mặt nhiều với các rủi ro tiềm ẩn thì vai trò của hoạt động giám sát từ xa ngày càng được khẳng định trong việc góp phần quan trọng bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền. Trên cơ sở chức năng, vai trò của BHTGVN và các nghiên cứu về hoạt động giám sát từ xa của tổ chức BHTG, đề tài "Giảipháp nâng cao nghiệp vụ Giám sát từ xa các ngân hàng thương mại của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam" đã đạt được những kết quả như sau:

Một là: Tác giả đã nghiên cứu hệ thống hóa một cách cụ thể những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức BHTG và hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam, các vấn đề về hoạt động giám sát từ xa của tổ chức BHTG nhằm bảo vệ quyền và lợi ích người gửi tiền: Yêu cầu về nội dung, thời gian thực hiện giám sát từ xa và yêu cầu về cơ chế phối hợp trong hoạt động giám sát từ xa của BHTG trên cơ sở các khuyến nghị của Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI), Ủy ban giám sát ngân hàng (Basel) và thực tiễn hoạt động của các tổ chức BHTG quốc tế.

Hai là: Trên cơ sở lý thuyết về nghiệp vụ giám sát từ xa của BHTG, tác giả đã đánh giá, phân tích những kết quả và hạn chế trong hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN thông qua các tiêu chí cụ thể từ kinh nghiệm thực tiễn của tác giả về việc triển khai hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN và thông qua các báo cáo thường niên của BHTGVN các năm. Đồng thời đánh giá nguyên nhân, kết quả đạt được và hạn chế từ các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giám sát từ xa của BHTGVN.

Ba là: Từ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế được chỉ ra, đưa ra một số giải pháp chung và giải pháp cụ thể để hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa của BHTGVN. Đồng thời đề xuất các giải pháp thực hiện và các kiến nghị đối với NHNN, tổ chức tham gia BHTG.

99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm, Hà Nội.

2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2008), Vai trò của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt

Nam trong việc bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an sinh xã hội, Hà Nội. 3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2016), Quyết định số 807/QĐ-BHTG ban hành

Quy

chế chi trả tiền gửi, ban hành ngày 19/10/2016, Hà Nội.

4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2016), Hướng dẫn số 1316/HD-BHTG hướng dẫn

thực hiện chi trả tiền gửi, ban hành ngày 20/12/2016, Hà Nội.

5. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2017), Quyết định số 2252/QĐ-BHTG ban hành Quy chế thông tin báo cáo về tiền gửi, ban hành ngày 15/12/2017, Hà Nội. 6. Nguyễn Xuân Bắc (2017), Hoạt động chi trả bảo hiểm tiền gửi của Chi

nhánh

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Tài

chính -

Ngân hàng, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.

7. Chính phủ (1999), Nghị định số 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi, ban hành

ngày 01/9/1999, Hà Nội.

8. Chính phủ (1999), Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg về việc thành lập Bảo hiểm

tiền gửi Việt Nam, ban hành ngày 09/11/1999, Hà Nội.

9. Chính phủ (2005), Nghị định số 109/2005/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một

số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về bảo

100

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 34/2016/TT-NHNN quy định

việc cung cấp thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bảo hiểm tiền gửi

Việt Nam, ban hành ngày 28/12/2016, Hà Nội.

14. Nguyễn Đăng Quân (2018), Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn các ngân hàng thương mại”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện Hàn

lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.

15. Liên Hương - Hải Yến (2016), “Những thay đổi trong nguyên tắc chi trả bảo hiểm tiền gửi hiệu quả và khuyến nghị với Việt Nam”, trang thông tin điện tử của

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

16. Nguyễn Thị Kim Oanh (2016), “Việt Nam: Công cụ bảo hiểm tiền gửi hiệu

quả cần

được phát huy tối đa”, trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

17. Quốc hội (2012), Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13, ban hành ngày 18/6/2012, Hà Nội.

18. Quốc hội (2017), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14, ban hành ngày 20/11/2017, Hà Nội.

19. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1394/2013/QĐ-TTg về thành lập BHTGVN và Quy định chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN, ban hành ngày 13/8/2013, Hà Nội.

20. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1395/2013/QĐ-TTgphê duyệt

Một phần của tài liệu 0461 giải pháp nâng cao nghiệp vụ giám sát từ xa các NHTM của bảo hiểm tiền gửi VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w