Nội dung báo cáo giám sát từ xa các Ngân hàng thương mại của Bảo hiểm

Một phần của tài liệu 0461 giải pháp nâng cao nghiệp vụ giám sát từ xa các NHTM của bảo hiểm tiền gửi VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 72)

Bảo hiểm

tiền gửi Việt Nam

2.2.2.2. Nội dung trong báo cáo giám sát của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

* Về tình hình thực hiện quy địnhBHTG có các nội dung: Số lượng ngân hàng tham gia BHTG, tình hình gửi thông tin báo cáo (báo cáo cân đối tài khoản kế toán

Phương pháp Nội dung Phương pháp xếp hạng Phân tích theo nhóm tương đồng và các chỉ số tài chính Đánh giá rủi ro toàn diện hình dự báo thống 1. Chỉ ra xu hướng vận động của các nhóm,hệ thống N/A1 V V 2 - 2. Xác định rủi ro của các nhóm, hệ thống tổ chức tham gia BHTG trong từng thời kỳ N/A V V - 3. Có khả năng nhận diện, đánh giá rủi ro V V V - 4. Đưa ra những đánh giá có tính dự báo tương lai

V V V -

54

dụng vào công tác giám sát của BHTGVN như: Đề tài "Nghiên cứu ứng dụng về phương pháp đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro các ngân hàng thương mại ở Việt Nam" của ThS. Phạm Bảo Khánh - Phó Tổng giám đốc BHTGVN.

- Các phương pháp giám sát được nghiên cứu áp dụng được thử nghiệm để đưa vào hoạt động: Phương pháp mô hình dự báo thống kê trong quá trình tính thử

nghiệm đã đưa ra được các ngân hàng có xác suất đổ vỡ lớn là các ngân hàng nằm

trong danh sách các ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt và mua lại 0 đồng và

(1) Chỉ ra xu hướng vận động của các nhóm, cũng như toàn hệ thống các tổ chức tham gia BHTG

BHTGVN thực hiện phân nhóm các tổ chức tham gia BHTG theo từng loại hình TCTD tham gia BHTG để thực hiện phân tích, đánh giá theo nhóm: Ngân hàng 1“N/A”: Không áp dụng

55

(ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng thương mại cổ phần...), NHHTX, QTDND, TCTCVM. Ngoài ra, việc phân nhóm đối với mỗi loại hình còn thực hiện căn cứ theo đặc điểm tình hình hoạt động của mỗi loại hình TCTGBHTG như: theo quy mô vốn điều lệ đối với ngân hàng, quy mô nguồn vốn hoạt động đối với QTDND. Riêng đối với loại hình QTDND, việc phân nhóm để thực hiện giám sát còn được thực hiện theo địa bàn quản lý.

Nội dung Báo cáo giám sát đã chỉ ra một số xu hướng đối với toàn hệ thống, nhóm, các nội dung phân tích xu hướng đối với nhóm thực hiện đánh giá về các mục chính theo mô hình giám sát CAMELS gồm: vốn, hoạt động tín dụng, kết quả kinh doanh, thanh khoản.

Với mỗi mục đánh giá Báo cáo giám sát đều thực hiện phân tích tình hình hiện tại và xu hướng vận động của các chỉ tiêu đối với toàn hệ thống, nhóm trong ít nhất 1 năm tính đến thời điểm báo cáo (đánh giá kỳ hiện tại, kỳ liền trước, đầu năm và cùng kỳ năm trước.). Cá biệt đối với các chỉ tiêu như vốn, tài sản, việc xác định xu hướng không chỉ thực hiện trong năm giám sát mà còn được thực hiện trong 3 năm liền kề. (Ví dụ minh họa)

Ví dụ 1: Một số xu hướng chính mà kết quả giám sát từ xa đã xác định trong giai đoạn 2013 - 2017

+ Xu hướng tăng trưởng vốn huy động từ thị trường 1 mà chủ yếu là tập trung ởmảng tiền gửi có kỳ hạn. Báo cáo giám sát giải thích nguyên nhân của xu hướng này là do tâm lý lựa chọn kênh đầu tư an toàn là tiền gửi có kỳ hạn để hưởng mức lãi suất cố định thay cho các kênh đầu tư khác và nỗ lực của các NHTM để thu hút vốn tiền gửi từ người dân.

+ Xu hướng tăng trưởng tín dụng ở một số quý đạt được nhờ chính sách hạ lãi suất của NHNN nhằm “phá băng” cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ tiếp cận với nguồn vốn vay phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh (Báo cáo giám sát quý 3/2013). Thêm vào đó, tăng trưởng tín dụng ở các quý cuối năm thường sẽ tăng cao hơn do nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân sẽ tăng cao, do đó hệ thống NHTM vẫn sẽ có điều kiện thuận lợi để mở rộng cấp tín dụng

56

cho nền kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao, hoặc quá thấp, hoặc không phù hợp với định hướng tăng trưởng tín dụng của NHNN đều cần phải lưu ý. Có thể kể đến như: Trong quý 4/2013 có 28 ngân hàng cần lưu ý do có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao đột biến. Tiếp đó, đến quý 1/2014, BHTGVN tiếp tục cảnh báo 17 ngân hàng có tốc độ tín dụng tăng cao và đến quý 2/2014, có 16 ngân hàng được BHTGVN cảnh báo...

Việc cảnh báo về tốc độ tăng trưởng tín dụng là một trong các cảnh báo quan trọng mà BHTGVN đưa ra và nhắc nhở ngân hàng về việc kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, do theo quy định BHTGVN không có chế tài xử lý hay răn đe các ngân hàng về vấn đề này nên việc giám sát chỉ tập trung vào nhắc nhở và kiến nghị NHNN có phương án giải quyết.

+ Xu hướng tăng tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn

Việc giám sát tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn là một trong các các chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc giám sát của BHTGVN. BHTGVN đã giám sát chặt chẽ các tổ chức TGBHTG có tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn 10%, tổ chức tham gia BHTG có tỷ lệ nợ xấu cao hơn 3%, ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nợ xấu hoặc nợ quá hạn cao, ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn diễn biến xấu theo thời gian. Đối với xu hướng này được thực hiện xuyên suốt trong các kỳ của báo cáo giám sát đối với tổ chức tham gia BHTG.

+ Xu hướng tăng trưởng thu nhập của tổ chức tham gia BHTG

BHTGVN đã giám sát và cảnh báo các tổ chức tham gia BHTG làm ăn thua lỗ và có lỗ lũy kế. Các ngân hàng này đều bị đưa vào diện cần và đặc biệt lưu ý của BHTGVN.

(Nguồn: Thống kê báo cáo thường niên các năm của BHTGVN)

(2) Xác định rủi ro của các nhóm, hệ thống tổ chức tham gia BHTG trong từng thời kỳ.

Thường xuyên theo dõi và chỉ ra một số rủi ro gây mất an toàn đối với toàn hệ thống, nhóm như vốn, tài sản, thanh khoản hay tính liên kết trong hệ thống ngân

Trên cơ sở xác định các rủi ro, BHTGVN đưa ra cảnh báo tới NHNN và theo

dõi thường xuyên, định kỳ trong Báo cáo giám sát. Nội dung giám sát cũng chỉ ra một số xu hướng quan trọng hoặc các biến động bất thường về mặt chỉ tiêu tài chính

của các ngân hàng và đi kèm với việc đưa ra các đề xuất, kiến nghị với NHNN để

chú ý đến việc kiểm tra, kiểm soát chặt các ngân hàng này.

Ví dụ 3: Minh họa một số rủi ro biến động bất thường về mặt chỉ tiêu tài chính của các ngân hàng và đi kèm với việc đưa ra các đề xuất, kiến nghị tới

57

hàng thương mại trong báo cáo giám sát. (Ví dụ minh họa)

Ví dụ 2: Minh họa một sô rủi ro phát hiện tại các Báo cáo giám sát giai đoạn 2013 - 2017

Biểu đồ 2.3 : Chất lượng tín dụng và nợ xấu từ 2013 đến 2019

200.000 150.000 100.000 50.000 3,50 3,00 2,50 2,00 1,50 1,00 0,50 Nợ xấu (tỷ đồng) Dự’ phòng rủi ro tín dụng (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (%)

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

+ Rủi ro thanh khoản được nêu ra, cảnh báo tại một số Báo cáo giám sát do có sự chênh lệch tăng trưởng tín dụng so với vốn huy động.

Một số ngân hàng khác có sự tăng, giảm mạnh về vốn huy động. Việc không chủ động được nguồn vốn huy động thường là nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng. Ngoài ra, không dự đoán được xu hướng biến động của dòng tiền ra và vào cũng khiến cho ngân hàng hạn chế các khoản tín dụng cho vay trung và dài hạn có thể mang lại lợi nhuận cao.

Trong quý 2/2016, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân của hệ thống ngân hàng là 5,65%. Với tốc độ tăng trưởng hàng quý như hiện nay, mục tiêu tăng trưởng cả năm từ 18-20% có thể đạt được. Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu này, hoạt

động tín dụng của từng ngân hàng cần tăng trưởng ổn định và bền vững. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng một số ngân hàng vẫn cho thấy sự thiếu ổn định, tăng giảm khá mạnh. Những ngân hàng có tốc độ tín dụng tăng mạnh trong khi huy động không kịp

tăng trưởng tương ứng có khả năng sẽ dẫn đến thiếu hụt thanh khoản. Những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp dễ dẫn đến dư thừa thanh khoản, ảnh

NHNN

+ Mức độ tập trung vốn lớn ở 4 ngân hàng lớn nhất toàn hệ thống. Điều này có thể tiềm ẩn 2 rủi ro lớn nếu một trong các ngân hàng này xảy ra vấn đề: thứ nhất, vấn đề của một ngân hàng sẽ tác động rất lớn đến cả hệ thống; thứ hai, rủi ro “too- big-to-save”, do quy mô quá lớn của các ngân hàng này sẽ khiến việc cứu trợ hết sức khó khăn. Vì thế, việc giám sát, kiểm tra các ngân hàng lớn cần được thực hiện hết sức chặt chẽ, nghiêm túc để tránh những tác động lớn đến cả hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung (Báo cáo giám sát quý 3/2013, quý 4/2017).

+ Số liệu nợ xấu của một số tổ chức tham gia BHTG có biến động tăng đột biến. BHTGVN kiến nghị NHNN kiểm tra, thanh tra vấn đề nợ xấu của các tổ chức tham gia BHTG này để có biện pháp xử lý phù hợp, tránh ảnh hưởng xấu tới cả hệ thống.

(3) Có khả năng nhận diện, đánh giá rủi ro của tổ chức gia BHTG

Kết quả của công tác giám sát từ xa đối với từng tổ chức tham gia BHTG là nhận diện, đánh giá những rủi ro trong hoạt động ngân hàng và thực tế BHTGVN đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm an toàn trong hoạt động ngân hàng như: quy mô nguồn vốn, vốn huy động, vốn vay, thị phần của các ngân hàng, quy mô tín dụng, chất lượng tín dụng, tình hình thu nhập - chi phí của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, BHTGVN còn giám sát theo các nhóm ngân hàng, theo quy mô vốn điều lệ, theo loại hình sở hữu. Mặt khác, BHTGVN còn đặc biệt giám sát chặt chẽ các ngân hàng cần lưu ý, đó là các ngân hàng mà BHTGVN đánh giá mức độ rủi ro cao

Năm Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Tỷ lệ đầu tư, mua sắm TSCĐ > 50% Vốn cấp I Giới hạn góp vốn mua cổ phần > 40% Lỗ lũy kế/(Vốn điều lệ + Các quỹ dự trữ) >50% 2013 N/A 2 4 N/A 2014 13 5 4 7 2015 18 5 4 16 2016 17 9 4 17 2017 9 4 4 16 2018 2 1 1 16

2019 N/A N/A N/A 10

59

dựa trên số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng về vốn, chất lượng tín dụng, hoạt động đầu tư góp vốn mua cỏ phần, quy định về tỷ lệ đầu tư, mua sắm tài sản cố định.

Các ngân hàng cần lưu ý được BHTGVN chia thành 3 nhóm: nhóm 1 (mức độ rủi ro rất nghiêm trọng - các ngân hàng này vi phạm hầu hết các chỉ tiêu về giới hạn an toàn), nhóm 2 (mức độ nghiêm trọng - ngân hàng có ít nhất 1 chỉ tiêu vi phạm nghiêm trọng mức độ an toàn), nhóm 3 (có rủi ro - các ngân hàng có mức độ rủi ro cao hơn không nhiều so với quy định về tỷ lệ an toàn).

Bảng 2.3: Một số vi phạm về an toàn trong hoạt động của ngân hàng giai đoạn 2013 - 2019

Năm 3201 4201 2015 2016 2017 2018 2019 Ngân hàng TMCP Đông Á Cảnh báo Cảnh báo Cảnh báo BKSĐ KSĐ B BKSĐ BKSĐ Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương Cảnh báo Cảnh bảo Cảnh báo KSĐ B BKSĐ BKSĐ BKSĐ Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí toàn cầu

Cảnh báo Cảnh báo Cảnh báo KSĐ B BKSĐ BKSĐ BKSĐ Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam Cảnh báo Cảnh báo Cảnh báo KSĐ B KSĐ B KSĐ B KSĐ B

(Nguôn: Bảo hiêm tiên gửi Việt Nam)

Trong các Báo cáo giám sát định kỳ, BHTGVN đã chỉ ra được các ngân hàng cần lưu ý (đặc biệt ở mức nghiêm trọng và mức rất nghiêm trọng) để kiến nghị, đề xuất với NHNNVN có biện pháp xử lý trong nội bộ. Đồng thời, các đơn vị cần lưu ý được xác định, BHTGVN thực hiện các biện pháp xử lý trong hệ thống. Các ngân hàng cần lưu ý thường được BHTGVN cảnh báo từ ít nhất 1 năm trước đó.

(3) Đưa ra những đánh giá có tính dự báo tương lai về các TCTD

Nội dung giám sát từ xa đã đưa ra được những đánh giá có tính dự báo tương 60

lai về các vấn đề cần lưu ý đối với tổ chức tham gia BHTG. Dựa vào kết quả giám sát và các dự báo rủi ro BHTG đã xây dựng hồ sơ dấu hiệu cảnh báo và tiến hành cảnh báo tới NHNN đối với các đơn vị có vi phạm và được xếp loại vào nhóm 1 - nhóm rủi ro cao.

Ví dụ 4: Minh họa một số đánh giá có tính dự báo tương lai

Việc giám sát tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn là một trong các các chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc giám sát của BHTGVN. BHTGVN đã giám sát chặt chẽ cáctổ chức tham gia BHTG có tỷ lệ nợ quá hạn cao lớn hơn 10%, tỷ lệ nợ xấu cao hơn 3% và các tổ chức tham gia BHTG có tốc độ tăng trưởng nợ xấu hoặc nợ quá hạn cao, có tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn diễn biến xấu theo thời gian.

+ Chênh lệch thu nhập - chi phí

BHTGVN đã giám sát và cảnh báo rất nhiều tổ chức tham gia BHTG làm ăn thua lỗ và có lỗ lũy kế. Các tổ chức tham gia BHTG này đều bị đưa vào diện cần và đặc biệt lưu ý của BHTGVN.

(Nguồn: Báo cáo thường niên BHTGVN năm 2018)

BHTGVN đã nghiên cứu, bước đầu thử nghiệm ứng dụng mô hình Probability of Default (PD) để dự báo xác suất đổ vỡ của các ngân hàng dựa trên một số chỉ tiêu vĩ mô và vi mô: Tổng tiền tiết kiệm bằng VNĐ,Vốn huy động thị trường 2, Lợi nhuận trước thuế, Nợ quá hạn, Nguồn vốn chủ sở hữu, VHĐ thị trường 1/Nguồn vốn huy động, Nợ xấu/Tổng dư nợ, Lạm phát của quý trước, FDI thời điểm hiện tại và Giá trị xuất khẩu. Từ đó, dựa trên số liệu thu thập được, BHTGVN đã đưa ra danh sách các ngân hàng có rủi ro đổ vỡ cao trong một số quý.

Ví dụ 5: Minh họa kết quả chạy thử mô hình để ước tính xác suất đổ vỡ của ngân hàng tại một số kỳ giám sát

+ Quý 3/2017: Có 8 ngân hàng có xác suất đổ vỡ lớn hơn 50%, trong đó có 05 ngân hàng có xác suất đổ vỡ 100% bao gồm: Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu khí toàn cầu, Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bảo Việt. (Báo cáo giám sát quý 3/2017)

+ Quý 4/2017: Có 4 ngân hàng có xác suất đổ vỡ 100% bao gồm: Ngân hàng Thông qua công tác cảnh báo đã chỉ rõ cho đơn vị thấy vi phạm phát sinh, ảnh

hưởng đến uy tín, sự an toàn, lành mạnh trong hoạt động, giúp các đơn vị nhìn nhận một cách khách quan những tồn tại và sớm có biện pháp chỉnh sửa khắc phục để phát triển tốt hơn. Thông qua việc phát hiện sai phạm sớm, BHTG kết hợp với NHNN cùng các cơ quan truyền thông đưa ra những thông tin phù hợp, đúng đắn về tình hình hoạt động của những ngân hàng sai phạm nhằm củng cố niềm tin người dân và ổn định xã hội. Nội dung giám sát các tổ chức tham gia BHTG được xây dựng trên cơ sở các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng và các tỷ lệ rủi

Một phần của tài liệu 0461 giải pháp nâng cao nghiệp vụ giám sát từ xa các NHTM của bảo hiểm tiền gửi VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w