Nội dung giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi

Một phần của tài liệu 0461 giải pháp nâng cao nghiệp vụ giám sát từ xa các NHTM của bảo hiểm tiền gửi VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 30 - 35)

17

dụ như: vốn, tài sản, kết quả kinh doanh, thanh khoản...). Cần chú ý đến các xu hướng

biến động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động đối với nhóm, hệ thống tổ chức tham gia BHTG. Khung AMPIs theo khuyến nghị của IMF dựa trên đánh giá của sáu

nhóm chỉ tiêu tổng hợp (về an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản lý lành mạnh, thu nhập và lợi nhuận, thanh khoản, tính nhạy cảm với rủi ro) có thể cung cấp thông tin liên quan đến xu hướng rủi ro trong nhóm các ngân hàng và ngành ngân hàng nói chung. Các chỉ tiêu có nguồn gốc từ bảng cân đối của từng ngân hàng riêng lẻ và thông

tin tài chính khác, sau đó được tổng hợp và sử dụng để xác định xu hướng mang tính hệ

thống và điểm yếu của các ngân hàng riêng lẻ. Trong thực tế, hầu hết giám sát viên sử

dụng các nhóm chỉ tiêu tổng hợp trên để đánh giá xu hướng rủi ro trong nhóm ngân hàng và ngành ngân hàng (theo Hướng dẫn chung về phát hiện sớm và can thiệp kịp thời cho hệ thống BHTG, IADI, tháng 6/2013).

- Đưa ra những giải thích phù hợp cho xu hướng biến động của các nhóm, hệ thống thông qua việc phân tích và đánh giá các yếu tố tác động đến xu hướng tăng trưởng, vận động của các chỉ tiêu tài chính nhóm, hệ thống tổ chức tham gia BHTG. Các yếu tố tác động có thể bao gồm yếu tố vĩ mô, yếu tố vi mô, yếu tố thị trường.v.v.

1.2.2.2. Xác định rủi ro của các nhóm, hệ thống tổ chức tham gia BHTG

Phân tích tình hình hiện tại và xác định các rủi ro, mức độ tập trung rủi ro trong nhóm, hệ thống tổ chức tham gia BHTG. Các vấn đề phân tích có thể về vốn, tài

sản, chất lượng tín dụng, mức độ tập trung tín dụng, khả năng sinh lời, thanh khoản. thông qua việc sử dụng các nhóm chỉ tiêu an toàn phù hợp và hướng tới một mục tiêu

Rủi ro/tên tổ chức KDI

C CDIC PDIC PIDM IDIC DPA

Vốn x x x

Chất lượng tài sản x x x

Hiệu quả hoạt động x x x

18

sinh lời, thanh khoản và trạng thái ngoại tệ. Hoặc nhiều quốc gia đã sử dụng bộ chỉ tiêu

xếp hạng CAMELS như là một công cụ giám sát lành mạnh cho khu vực ngân hàng. Trên thực tế, theo IADI, đa số các cơ quan giám sát ngân hàng cũng như các tổ

chức BHTG đều sử dụng kết hợp nhiều phương pháp định tính và định lượng để xác định tổ chức yếu kém và rủi ro mang tính hệ thống, có thể đe dọa sự lành mạnh tài chính của tổ chức tham gia BHTG.

1.2.2.3. Nhận diện, đánh giá rủi ro phát sinh từ các tổ chức tham gia BHTG

- Cần đánh giá sự tuân thủ về các quy định pháp luật liên quan tới an toàn hoạt động ngân hàng và các yêu cầu pháp lý khác (BCBS, 2012) một cách thận

trọng đối

với từng tổ chức tham gia BHTG nhằm phát hiện tổ chức chưa tuân thủ hoặc

có xu

hướng không đáp ứng được các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng. - Cần phân tích, nhận diện, đánh giá xem loại rủi ro mà tổ chức tham gia

BHTG

đang đối mặt và lập hồ sơ rủi ro của tổ chức tham gia BHTG. Điều này nhằm

giúp tổ

chức BHTG có các biện pháp cảnh báo kịp thời giúp các tổ chức tránh khỏi

các nguy

cơ dẫn đến đổ vỡ gây mất an toàn hệ thống hoặc có những hành động khắc

phục và

hành động giám sát cần thiết. Đặc biệt, tổ chức BHTG cần nhận diện và đánh

giá được

các rủi ro tiềm ẩn.Thườngcác rủi ro chính mà các tổ chức BHTG phát hiện

được thông

19

Bảng 1.2: Một số loại rủi ro được phát hiện thông qua hoạt động giám sát của một số tổ chức BHTG thuộc khu vực Châu Á

Rủi ro thanh khoản x x x x x

Rủi ro tín dụng x x x x x

Rủi ro quản trị x x x

Khả năng thanh toán x x

Rủi ro thị trường x

Rủi ro tỷ giá x

Rủi ro hoạt động x x

(Nguồn: Kết quả khảo sát một số tổ chức BHTG của BHTGVN năm 2018 và tổng hợp tài liệu nghiên cứu của một số tổ chức BHTG khác) - Cần chú ý đến những yếu tố thay đổi bất thường hoặc liên tục và tìm ra nguyên nhân/giải thích cho sự thay đổi đó khi phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG. Một số yếu tố cần chú ý khi đánh giá tổ chức tham gia bảo BHTG như: suy giảm mức vốn, lợi nhuận suy giảm, phát triển nhanh, sự suy giảm về chất lượng tài sản, mất kiểm soát trong kinh doanh, các vấn đề về thanh khoản,

không đáp ứng được các yêu cầu về quản lý, gian lận và rủi ro đạo đức, quản trị rủi ro

kém, thường xuyên không tuân thủ các quy định pháp luật về ngành và quy định hiện hành khác... (IADI, 2013).

20

- Dựa trên hồ sơ rủi ro của từng tổ chức tham gia BHTH và kết hợp sử dụng công cụ, kỹ thuật giám sát phù hợp để đưa ra những đánh giá, dự báo tương

lai về hồ

sơ rủi ro hoặc xu hướng về rủi ro của tổ chức tham gia BHTG (theo nguyên

tắc 8, tiêu

chí 2 giám sát ngân hàng hiệu quả của ủy ban Basel), điều này bao gồm cả

việc dự báo

khả năng đổ vỡ trong tương lai của một tổ chức.

- Đánh giá môi trường hoạt động, điều kiện kinh tế vĩ mô, vi mô có thể ảnh hưởng đến hồ sơ rủi ro hoặc tình hình của tổ chức tham gia BHTG trong

tương lai.

Theo các nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel (BCBS,

2012), khi

đánh giá hồ sơ rủi ro của từng ngân hàng, cần tổng hợp thêm dữ liệu về

ngành, dữ liệu

về xu hướng (vd: môi trường kinh tế, xu hướng kinh doanh, rủi ro của ngành ngân

hàng, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, cho vay..) và các đánh giá giám

sát khác

(thâm hụt ngân sách, cho vay trực tiếp và đầu tư, chế độ quy định,..) để hỗ trợ trong

việc phân tích và đánh giá hồ sơ rủi ro của tổ chức.

Nhìn chung, một hệ thống giám sát từ xa hiệu quả yêu cầu tổ chức BHTG cần phải phát triển và duy trì sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động cũng như có đánh giá tương

lai về hồ sơ rủi ro của từng tổ chức và nhóm tổ chức, đồng thời cả hệ thống tổ chức tham gia BHTG.

Một phần của tài liệu 0461 giải pháp nâng cao nghiệp vụ giám sát từ xa các NHTM của bảo hiểm tiền gửi VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w