Hoạt động xử lý tổchức tín dụng yếu kém của tổchức bảo hiểm tiền

Một phần của tài liệu 0465 giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong việc xử lý tổ chức tín dụng yếu kém luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 28)

tiền gửi

1.2.2.1. Mục tiêu v à nguyên tắc xử lý

Có thể hiểu một cách chung nhất, xử lý tổ chức tín dụng yếu kém trong hoạt động của BHTG là quy trình giải quyết các mối quan hệ về l ợi ích theo các quy đị nh của pháp luật về BHTG, khi một tổ chức tham gia BHTG b ị mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và tổ chức đó bị giải thể bắt buộc hay bị phá sản.

Khi xây dựng chính sách B HTG, các quốc gia luôn quy đ ịnh những biện pháp xử lý đối với việc đổ vỡ ngân hàng. Việc lựa chọn các phuơng pháp xử lý đổ vỡ khác nhau thuờng đuợc dựa trên những mục tiêu hàng đầu của TCBHTG:

- Đảm bảo đuợc mục tiêu cao nhất của chính sách BHTG là bảo vệ quyền l ợi của những nguời gửi tiền;

- Đảm bảo đuợc sự ổn định của hệ thống ngân hàng cũng nhu các tổ chức khác tham gia HTG tránh đổ vỡ dây chuyền;

Từ những mục tiêu cơ bản trên, nguyên tắc x lý tổ chức tín dụng yếu kém có thể kể đến là:

- Chi phí thấp nhất: Đây là nguyên tắc cần đuợc xem xét không chỉ khi thực hiện phuơng án chi trả mà là mọi phuơng án khác khi x lý tổ chức tín dụng. Chi phí thấp nhất tức là nó phải đuợc thực hiện theo huớng dẫn bảo tồn giá tr tài sản của tổ chức b phá sản và giảm thiểu chi phí cho TC HTG. Tuy nhiên, khi xảy ra khủng hoảng mang tính chất hệ thống rất có thể phải tiến hành chi trả nhiều, thậm chí là chi trả toàn bộ để giảm bớt sự căng thẳng và tránh đổ vỡ mang tính hệ thống thì việc thực hiện nguyên tắc chi phí thấp nhất

có thể chưa được xem xét.

- Xử lý thời gian nhanh nhất nhằm trấn an dư luận, không để xảy ra tiêu cực đối với hệ thống.

- Thu hồi tài sản với giá trị cao nhất để có thể bù đắp cho quỹ BHTG. - Hiệu quả: kết hợp giữa phục hồi năng lực tài chính và quản trị ngân hàng với các biện pháp giám sát để đạt được kết quả cao, giúp cho tổ chức sau khi phục hồi tránh được nguy cơ tái yếu kém, phát triển bền vững.

- Chia sẻ thiệt hại công b ằng, mọi thiệt hại của tổ chức BHTG do việc mất khả năng thanh toán của tổ chức tham gia BHTG được chia sẻ công bằng cho các ên liên quan.

- Hài l òng: thực hiện đúng sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên (Nhà nước và các bộ ngành) trên cơ sở kế hoạch chủ động của TCBHTG, từ đó phục vụ tốt các mục tiêu của tổ chức và tăng niềm tin cùng sự hài l ng của dân chúng.

1.2.2.2. Những biện pháp tham gia xử lý tổ chức tín dụng yếu kém của tổ chức bảo hiểm tiền gửi

Khả năng tham gia vào việc chủ động quyết đ nh các iện pháp x lý TCTD yếu kém của Tổ chức BHTG tùy thuộc vào chức năng, quyền hạn và mô hình hoạt động được quy định tại mỗi quốc gia. Sau đây là một số biện pháp x lý phổ biến trên thế giới:

- Hỗ trợ tài chính

Đây là b iện pháp Tổ chức BHTG hỗ trợ tài chính cho ngân hàng b ị mất khả năng thanh toán nợ đến hạn để ngăn ngừa sự đổ vỡ của tổ chức này. Mặc dù hỗ tr tài chính về bản chất không cung cấp một giải pháp giải quyết triệt để những yếu kém của ngân hàng, nhưng iện pháp này rất hữu dụng trong việc ngăn ngừa rủi ro hệ thống phát sinh như rút tiền hàng loạt lan truyền

hoặc ngừng trệ dịch vụ ngân hàng cho số lượng lớn khách hàng. Biện pháp này thường được áp dụng khi:

- Hoạt động của tổ chức tín dụng có thể khôi phục được

- Việc đổ vỡ của tổ chức tín dụng có thể gây ra tác động dây chuyền, ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia

- Chi phí thực hiện được xem là nhỏ nhất trong các phướng án.

Nguyên tắc và tiêu chuẩn hỗ trợ

- B ình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ và minh bạch tiêu chuẩn, thủ tục trong quá trình giải ngân;

- Tối đa hóa hiệu quả của hoạt động hỗ trợ: một số các yếu tố sẽ được quy đ nh cụ thể trong các điều khoản và điều kiện của h p đồng vay hỗ tr như yêu cầu các hoạt động đầu tư của tổ chức xin vay phải an toàn, hiệu quả, chi phí cho hoạt động hỗ trợ phải thấp nhất so với các giải pháp khác, lãi suất thu được từ khoản vay hỗ trợ sẽ được chuyển toàn bộ vào quỹ hỗ trợ;

- Khôi phục hoạt động ngân hàng một cách nhanh chóng: trong hồ sơ đề nghị hỗ trợ phải đưa ra đề án cải tổ hoặc phương án tái cơ cấu ngân hàng hoặc ký kết b ản ghi nhớ về phục hồi hoạt động như BHTG Hàn Quốc đã thực hiện;

- Khoản cho vay hỗ trợ không được vượt quá số tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG mất khả năng thanh toán, có nguy cơ xảy ra đột biến rút tiền gửri.

Các hình thức hỗ trợ

Tổ chức BHTG có thể thực hiện HTTC theo các hình thức:

- (1) Cho vay trực tiếp tổ chức mất khả năng thanh toán, có nguy cơ đột biến rút tiền g i;

- (2) Bảo lãnh cho các khoản vay;

- (3) Mua l ại các khoản nợ của ngân hàng có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

- Mua lại và tiếp nhận nợ (P&A)

Theo giải pháp này, các tổ chức hoạt động tốt hoặc những nhà đầu tư tư nhân sẽ mua một phần hoặc tất cả tài sản của ngân hàng đổ vỡ và nhận một phần hoặc toàn bộ các khoản nợ của ngân hàng đó. Quy trình này đư ợc thực hiện bởi các cơ quan quản lý và thường kèm theo việc rút giấy phép kinh doanh của ngân hàng, đồng thời thay đổi cổ đông và bộ máy quản lý cũ. Khảo sát của IADI (2005) cho thấy P &A thường được giao cho các tổ chức BHTG đảm trách và được sử dụng nhiều nhất trong 10 năm gần đây.

Nghiệp vụ mua và tiếp nhận (P &A) bao gồm các loại giao dịch có thể được cơ cấu theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu của cơ quan B HTG, chính phủ và những bên liên quan khác. Có 4 loại giao dịch P &A phổ biến đã được FDIC và một số hệ thống B HTG trên thế giới sử dụng, đó là:

P&A cơ bản

Các tài sản trong giao dịch này được chuyển cho tổ chức mua chỉ giới hạn trong phạm vi danh mục tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt. Các khoản nợ được “gánh vác” thường chỉ bao gồm phần tiền gửi được bảo hiểm. Giá cuối cùng là giá được chấp thuận bởi cả tổ chức mua và tổ chức BHTG.

P&A khoản cho vay

Ngoài danh mục tiền mặt và tương đương tiền mặt, tổ chức mua sẽ mua một phần danh mục cho vay của tổ chức đư c mua, đôi khi ch gồm các khoản cho vay trả góp. Tổ chức mua có thể mua hoặc không mua các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên.

P&A chia sẻ lỗ

Thay vì án một số hoặc toàn ộ tài sản cho tổ chức mua với giá chiết khấu thì tổ chức BHTG có thể đồng ý chia sẻ khoản lỗ trong tương lai mà tổ chức mua phải gánh chịu đối với nhóm tài sản. Các tài sản được chia sẻ lỗ

thường là các khoản cho vay thương mại, các khoản cho vay bất động sản thương mại và các b ất động sản thuộc sở hữu của ngân hàng sẽ bị chào bán trên thị trường.

P&A toàn bộ ngân hàng

Cơ cấu P&A toàn bộ ngân hàng là kết quả của việc nỗ lực thu hút các tổ chức tài chính khác mua tối đa tài sản của các tổ chức tham gia BHTG b ị mất khả năng thanh toán. Các tổ chức tham gia đấu thầu được yêu cầu đấu giá toàn b ộ các tài sản của tổ chức bị mất khả năng thanh toán trên cơ sở giá chiết khấu. Hình thức bán này có thể mang lại một số l ợi ích như: những khách hàng đi vay được tiếp tục phục vụ tại địa phương bởi tổ chức mua; giảm thiểu chi phí chào bán của tổ chức BHTG, trong khi tổ chức này không phải chị u bất kỳ một trách nhiệm tài chính nào khác đối với tổ chức mua; cuối cùng, giao d ch này giúp giảm thiểu số lư ng tài sản của tổ chức chào án phải thanh lý.

- Ngân hàng bắc cầu

Theo IADI, Ngân hàng bắc cầu là “một ngân hàng được thành lập tạm thời và hoạt động với mục đích mua tài sản và nhận trách nhiệm nợ của ngân hàng b ị đổ vỡ đến tận khi giải pháp xử lý cuối cùng có thể được hoàn thành”.

Thuật ngữ “Ngân hàng bắc cầu” đầu tiên được ra đời tại Mỹ trong Luật Ngân hàng cạnh tranh bình đẳng (CEB A) vào năm 1987 nhằm hỗ trợ hoạt động xử lý các ngân hàng lớn và phức tạp có nguy cơ đổ vỡ. FDIC đã được giao thẩm quyền thiết lập các ngân hàng bắc cầu tại CEBA và lần đầu tiên ngân hàng bắc cầu được thiết lập là vào tháng 10 năm 1987. FDIC đã 10 lần thực hiện thẩm quyền ngân hàng b ắc cầu để giải quyết 114 ngân hàng b ị đổ vỡ với số tổng số tài sản là 89,9 tỷ USD thông qua 32 ngân hàng b ắc cầu từ 1987 đến năm 1994. Tuy ngân hàng bắc cầu chỉ xử lý được 10% số ngân hàng đổ vỡ, nhưng tổng tài sản của các ngân hàng này chiếm tới 45% tổng số tài

sản của tất cả các ngân hàng đổ vỡ.

Ngân hàng bắc cầu được thiết lập nhằm góp phần ổn định tài chính và duy trì niềm tin của người gửi tiền bởi vì ngân hàng bắc cầu kéo dài thời gian cho việc tiếp thị ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ và tìm ra giải pháp xử lý tốt nhất cho những ngân hàng này, giúp duy trì hoạt động ngân hàng trong khi chiến lược xử lý cuối cùng được xác định và góp phần duy trì giá trị của ngân hàng bị đổ vỡ.

Cơ sở pháp lý

Việc thành lập và điều hành hoạt động của ngân hàng bắc cầu thường được quy đị nh bởi Luật B HTG hoặc Luật Ngân hàng và thường được giao cho tổ chức B HTG đảm nhận. Tại Nhật Bản, thẩm quyền thành lập ngân hàng bắc cầu được quy định tại khoản 2, điều 50, Luật BHTG [DIJC, 2001, tr.18]. Luật Ngân hàng và Luật BHTG của Đài Loan cũng quy định thẩm quyền thành lập và điều hành Ngân hàng bắc cầu. Việc đề cử Chủ tịch hội đồng quản tr và an điều hành ngân hàng ắc cầu thường thuộc thẩm quyền của tổ chức BHTG, như CDIC chẳng hạn.

Chuyển giao hoạt động

Mặc dù cũng chưa có thời gian chuẩn mực cho việc thẩm định và chuyển giao hoạt động kinh doanh ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ, nhưng với một số quốc gia thời gian việc thẩm định có thể mất từ 1 hoặc 2 tháng và ngân hàng bắc cầu gánh vác các hoạt động vào ngày chuyển giao tài sản nợ và tài sản có. Các tài sản có lành mạnh và những khoản tiền g i thuộc đối tư ng ảo hiểm đư c ngân hàng ắc cầu tiếp nhận.

Ngân hàng bắc cầu thường hoạt động trong khoảng 3 năm như Mỹ và Nhật B ản, có thể kéo dài thêm 1 năm như trường hợp của Hàn Quốc và sẽ đư c giải tán trong trường h p kết thúc thời gian hoạt động, sáp nhập hoặc chuyển giao hoặc tiếp quản hoạt động.

Tuy nhiên, ngân hàng bắc cầu là giải pháp thuờng ít đuợc sử dụng vì ảnh huởng tiêu cực đối với công chúng và chi phí hoạt động cho ngân hàng VUCrt quá dự kiến ban đầu. Việc sử dụng ngân hàng bắc cầu có xu huớng trở thành lối mò n hơn là bắc cầu và kéo dài thời gian xử lý không cần thiết (2-3 năm). Ngoài ra, có thể cần trợ giúp về vốn và thanh khoản và chi phí duy trì hoạt động của ngân hàng nên chi phí cho giải pháp này thuờng lớn. Khảo sát của IADI (2005) cho thấy biện pháp này không đuợc sử dụng phổ biến trong gần 1 thập kỷ qua do những hạn chế đề cập ở trên.

- Chi trả tiền bảo hiểm

Đây là b iện pháp đuợc hệ thống B HTG áp dụng khi các tổ chức tham gia BHTG b ị đóng cửa và thanh lý, sau đó rút lui có trật tự khỏi hệ thống và hoạt động ngân hàng. Tổ chức BHTG thực hiện nghĩa vụ chi trả cho nguời gửi tiền với số tiền nằm trong hạn mức bảo hiểm. Theo một cuộc khảo sát của IADI năm 2005, đây là biện pháp phổ biến thứ 2 khi thực hiện xử lý TCTD yếu kém. Tuy nhiên thUờng đU c áp dụng ở các Tổ chức BHTG nhỏ và có ảnh hUởng không nhiều đến hệ thống tài chính quốc gia.

Nguyên tắc chi trả

Điều này đề cập ở nguyên tắc số 15 trong bộ tài liệu tham vấn “Các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả “ đuợc ban hành vào tháng 11/2014. Cụ thể nhu sau:

"Hệ thống bảo hiểm tiền gửi cần được hoàn trả tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền một cách nhanh chóng nhằm đóng góp vào sự ổn định tài chính. Cần khởi động quá trình chi trả cho người gửi tiền thuộc đối tượng bảo hiểm tiền gửi một cách rõ ràng và minh bạch “ [ 15, tr39].

Việc chi trả một cách nhanh chóng, k p thời có tác động rất lớn tới tâm lý của nguời gửi tiền, ngăn chặn những hiện tuợng dây chuyền có thể xảy ra, xây dựng lại l ng tin vào hệ thống tài chính. ên cạnh đó, sự chính xác, minh

bạch đảm bảo quyền l ợi cho người gửi tiền và Tổ chức BHTG, ngăn chặn được hành vi lừa đảo, trục l ợi từ bảo hiểm.

Nguồn chi trả

Hầu hết các quốc gia áp dụng hình thức đóng góp trước, hình thành từ phí B HTG. Tuy nhiên trong những trường hợp cần thiết, năng lực tài chính của Tổ chức BHTG không đảm bảo, một số nguồn vốn vay hoặc hỗ trợ từ Chính phủ có thể được xem xét đến.

Hình thức chi trả

Việc chi trả do Tổ chức BHTG tiến hành hoặc ủy quyền cho một TCTD khác, b ằng tiền mặt hoặc chuyển tiền vào tài khoản. Đối với Tổ chức BHTG, sẽ thực hiện chi trả bằng tiền mặt đến người gửri tiền, tuy nhiên hình thức này có rất nhiều hạn chế so với việc TCTD sẽ chuyển tiền vào tài khoản, chẳng hạn như tính an toàn, giảm thiểu chi phí nhận tiền, dễ dàng trong việc theo dõi, kiểm soát,...

1.3. KINH NGHIỆM XỬ LÝ TỔ CHỨC TÍN DỤNG YẾU KÉM TẠI MỘT SỐ TỔ CHỨC BHTG TRÊN THẾ GIỚI

1.3 . 1. Xử lý tổ chức tín d ụ ng y ếu ké m c ủ a FDIC

Tổ chức BHTG Mỹ (FDIC) là tổ chức BHTG đầu tiên được thành lập trên thế giới, chính thức đi vào hoạt động từ năm 1934. Đ ến nay FDIC đã và đang đóng góp vai trò tích cực trong mạng an toàn tài chính Mỹ. Hoạt động theo mô hình giảm thiểu rủi ro, FDIC rất coi trọng việc bảo vệ người gửri tiền, cả trong ngắn hạn thông qua các chính sách B HTG và dài hạn thông qua các chương trình giáo dục và phổ biến kiến thức tài chính ngân hàng. FDIC là mô hình được nhiều nước trên thế giới tham khảo để xây dựng và cải tiến hệ thống BHTG.

Quy trình xử lý

đưa ra quyết định hướng xử lý. FDIC được chỉ đị nh là cơ quan tiếp nhận và chịu trách nhiệm xử lý với mục tiêu là giảm thiểu tối đa chi phí. Phương pháp xử lý được sử dụng phổ biến là P&A, chi trả, ngân hàng bắc cầu.

Trong những năm gần đây, P&A là biện pháp chủ yếu được FDIC áp dụng. Ngay sau khi có quyết đị nh của các cơ quan có thẩm quyền, FDIC được chỉ định là người tiếp nhận và chịu trách nhiệm xử lý tài sản nhằm thu hồi một cách nhanh nhất với giá trị tối đa có thể. FDIC tiến hành soạn thảo hợp đồng mua b án và sang nhượng cho ngân hàng thứ b a. Ngân hàng này sẽ tiếp quản các khoản tiền gửi và toàn bộ tài sản của ngân hàng bị xử lý. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp xử lý này là khách hàng vẫn có thể thực hiện các giao dịch bình thường. Trong trường hợp chưa có ngân hàng nào đứng ra mua lại, FDIC s dụng nghiệp vụ ngân hàng ắc cầu để tái cơ cấu và quản lý hoạt

Một phần của tài liệu 0465 giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong việc xử lý tổ chức tín dụng yếu kém luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w