Tổ chức BHTG Mỹ (FDIC) là tổ chức BHTG đầu tiên được thành lập trên thế giới, chính thức đi vào hoạt động từ năm 1934. Đ ến nay FDIC đã và đang đóng góp vai trò tích cực trong mạng an toàn tài chính Mỹ. Hoạt động theo mô hình giảm thiểu rủi ro, FDIC rất coi trọng việc bảo vệ người gửri tiền, cả trong ngắn hạn thông qua các chính sách B HTG và dài hạn thông qua các chương trình giáo dục và phổ biến kiến thức tài chính ngân hàng. FDIC là mô hình được nhiều nước trên thế giới tham khảo để xây dựng và cải tiến hệ thống BHTG.
Quy trình xử lý
đưa ra quyết định hướng xử lý. FDIC được chỉ đị nh là cơ quan tiếp nhận và chịu trách nhiệm xử lý với mục tiêu là giảm thiểu tối đa chi phí. Phương pháp xử lý được sử dụng phổ biến là P&A, chi trả, ngân hàng bắc cầu.
Trong những năm gần đây, P&A là biện pháp chủ yếu được FDIC áp dụng. Ngay sau khi có quyết đị nh của các cơ quan có thẩm quyền, FDIC được chỉ định là người tiếp nhận và chịu trách nhiệm xử lý tài sản nhằm thu hồi một cách nhanh nhất với giá trị tối đa có thể. FDIC tiến hành soạn thảo hợp đồng mua b án và sang nhượng cho ngân hàng thứ b a. Ngân hàng này sẽ tiếp quản các khoản tiền gửi và toàn bộ tài sản của ngân hàng bị xử lý. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp xử lý này là khách hàng vẫn có thể thực hiện các giao dịch bình thường. Trong trường hợp chưa có ngân hàng nào đứng ra mua lại, FDIC s dụng nghiệp vụ ngân hàng ắc cầu để tái cơ cấu và quản lý hoạt động của ngân hàng đổ vỡ cho đến khi có ngân hàng mua lại.
Cơ sở pháp lý
Xây dựng hành lang pháp lý cũng là một yếu tố quan trọng giúp FDIC thực hiện quá trình x lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trách nhiệm và quyền hạn của FDIC được quy đ ịnh chặt chẽ tại (1) Luật BHTG liên bang, (2) Luật cải tổ FDIC, (3) Luật cải cách, thu hồi và thực thi các tổ chức tài chính, (4) Luật ưu tiên người gửi tiền quốc gia, (5) Luật giảm điều chỉnh các dịch vụ tài chính, (6) Luật ổn định kinh tế khẩn cấp, (7) Luật phá sản liên bang. Hệ thống luật vững chắc tạo cơ sở pháp lý cho FDIC thực hiện hoạt động của mình.
Nguồn vốn xử lý
Sau hơn 80 năm hoạt động, FDIC đã xây dựng được một nguồn vốn vững chắc, đảm bảo năng lực tài chính để thực hiện các nghiệp vụ của mình. Quỹ BHTG của FDIC được hình thành từ thu phí B HTG và lãi đầu tư, với số dư ước tính hiện tại lên đến 52 tỷ USD. Tỷ lệ số dư quỹ BHTG trên tổng số tiền được bảo hiểm của FDIC luôn đảm bảo ở mức 1,15% đến 1,5% theo quy
đ ịnh tại luật BHTG Mỹ.
Kinh nghiệm xử lý tổ chức tín dụng yếu kém
- Hạn mức bảo hiểm là số tiền FDIC thực hiện chi trả cho người gửi tiền khi Tổ chức tham gia BHTG b ị phá sản hay mất khả năng thanh toán. Hạn mức chi trả được FDIC điều chỉnh linh hoạt và kịp thời theo tình hình kinh tế. Ví dụ: Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009, FDIC tạm thời vay tối đa 500 tỷ USD từ ngân sách để đảm bảo nguồn vốn chi trả cho người gửri tiền tại hàng loạt ngân hàng đổ vỡ. Ngoài ra, FDIC đã tăng hạn mức chi trả tiền gửi từ 100.000 USD/người gửri tiền lên 250.000 USD/người gửi tiền để giữ vững niềm tin của người dân đối với thị trường tài chính trong thời kỳ khủng hoảng.
FDIC luôn sát cánh cùng Cục Dự trữ liên bang và B ộ Tài chính Mỹ trong các kế hoạch giải cứu ngân hàng, mua lại tài sản xấu để cứu vãn hệ thống tài chính. Có thể nói, với vai trò và chức năng của mình, FDIC thực sự là một mắt xích quan trọng trong hệ thống an toàn tài chính Mỹ.
- Cách thức tiến hành và xử lý đổ vỡ ngân hàng của FDIC. Khi tổ chức tham gia BHTG b ị phá sản, FDIC được chỉ định làm người tiếp nhận và chị u trách nhiệm xử lý tài sản nhằm thu hồi một cách nhanh nhất với giá trị tối đa có thể. Ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền ra lệnh đóng cửa ngân hàng, FDIC tiến hành soạn thảo hợp đồng mua b án và chuyển nhượng cho ngân hàng thứ ba. Ngân hàng này sẽ tiếp quản các khoản tiền gửi và một phần hoặc toàn bộ tài sản ngân hàng đổ vỡ. Khách hàng vẫn có thể giao dị ch bình thường thông qua việc ký phát séc,...
Nguyên nhân thành công của FDIC:
Thứ nhất, trước những hoang mang của người gửi tiền tại các ngân hàng bị mất khả năng thanh toán, nhờ quy trình xử lý các vụ đổ vỡ nhanh chóng, kịp thời đã dập tắt sự hoang mang của công chúng;
Thứ hai, cơ sở pháp lý cho hoạt động BHTG của Mỹ rất vững chắc;
Thứ ba, nguồn tài chính và cơ chế huy động đa dạng, kịp thời xử lý khi có sự kiện đổ vỡ xảy ra.