Hiện tại B HTGVN chỉ được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để mua trái phiếu chính phủ, tín phiếu NHNN và gửri tiền tại NHNN (Điều 31 Luật B HTG). B HTGVN không được gửri tiền tại TCTD nhà nước như quy định của pháp luật trước đây về BHTG. Quy định và thực tiễn hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ảnh hưởng đến năng lực tài chính của tổ chức BHTG. Khi năng lực tài chính không đủ, tổ chức B HTG không thể tham gia hiệu quả vào quá trình tái cơ cấu các tổ chức tài chính. Vì vậy, để gia tăng nguồn vốn, tổ chức B HTG cần được phép mở rộng hình thức đầu tư vào một số NHTM nhà nước.
Ngoài ra, B HTGVN có thể được phép tham gia vào quá trình tái cơ cấu TCTD thông qua hình thức hỗ trợ cho vay đối với một số NHTM được nhà nước xếp hạng và đánh giá tín nhiệm tham gia trực tiếp vào tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém khác và hình thức hỗ trợ cho vay đối với chính các ngân hàng khỏe mạnh để trực tiếp tái cơ cấu nhằm tăng cường năng lực tài chính. Tổ chức B HTG có thể tham gia hỗ trợ đối với các ngân hàng được xếp hạng tốt và khỏe mạnh để tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém và nâng cao năng lực tài chính cho chính ngân hàng của mình dưới hình thức mua trái phiếu dài hạn. Hình thức mua trái phiếu ngân hàng của tổ chức BHTG được xem như là hỗ trợ vốn vay thông qua các công cụ nợ và chứng khoán nợ.
Khi mua trái phiếu của các NHTM theo chỉ định của NHNN, tổ chức BHTG sẽ gia tăng thêm lợi nhuận ổn định, hiệu quả vì hình thức trái phiếu của các ngân hàng được xếp hạng cao và theo chỉ định của NHNN là khá an toàn. Ngoài việc tham khảo căn cứ đánh giá xếp hạng các ngân hàng của NHNN, tổ chức B HTG có thể tham khảo kết quả xếp hạng tín nhiệm của một
số tổ chức quốc tế như Moody’s, Standard & Poor’s để tối ưu hóa l ợi ích đầu tư vào trái phiếu của các ngân hàng.
Việc nâng cao năng lực tài chính của B HTG Việt Nam chính là một trong những yếu tố then chốt để đảm bảo hiệu quả xử lý đổ vỡ các ngân hàng tại Việt nam. Các biện pháp có thể áp dụng để nâng cao năng lực tài chính của BHTG Việt Nam là:
- Nâng cao năng lực tài chính của B HTG Việt Nam bằng cách yêu cầu Chính phủ phê duyệt, cấp b ổ sung vốn điều lệ cho cơ quan này theo đúng lộ trình phát triển của B HTG.
- Xây dựng các cơ chế cần thiết để B HTG Việt Nam có được quyền sử dụng hạn mức vay vốn từ Kho b ạc Nhà nước để xử lý khi xảy ra khủng hoảng hệ thống.
- Thực hiện an toàn và có hiệu quả công tác đầu tư tài chính của B HTG Việt Nam. B ên cạnh đầu tư thì cần phải có biện pháp quản lý tài chính chặt chẽ, tránh thất thoát, chi tiêu lãng phí.
- Đảm bảo thu phí B HTG đầy đủ đối với các ngân hàng tham gia B HTG để ổn định nguồn thu tài chính qua từng năm. Việc áp dụng thu phí theo mức độ rủi ro của từng tổ chức tham gia B HTG cũng là một cách để tăng cường thêm nguồn lực tài chính cho Quỹ B HTG. Trong trường hợp cần tăng mức phí B HTG để đáp ứng yêu cầu của Quỹ B HTG thì cần tính toán, kiểm tra mức độ chịu đựng (stress test) nhằm đảm bảo việc tăng phí B HTG không tác động nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng.