Nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động của ngân hàng, nó quyết định sự thành công của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng, dịch vụ cho khách hàng. Nhận thức được tầm quan trọng và đặc tính ổn định, lâu dài của nguồn vốn dân cư, hoạt động huy động vốn cá nhân luôn được SHB chú trọng với việc cho ra đời hàng loạt sản phẩm tiện ích đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm rút dần, tiết kiệm online, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm siêu khuyến mại và những đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi,... Tùy theo nhu cầu gửi tiền của khách hàng về số tiền, kỳ hạn, lãi suất, điều kiện rút gốc linh hoạt cũng như nhu cầu về vốn của ngân hàng trong từng thời kỳ mà SHB cung cấp những loại hình tiền gửi khác nhau với các chương trình khuyến mại đặc biệt nhằm thu hút khách hàng.
Nhìn bảng số liệu ở bảng 2.2 ta có thể thấy, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng khá ổn định qua các năm. Mức tăng trưởng cao nhất là 25% vào năm 2013. Do năm 2012 chi nhánh phải trải qua một quá trình khó khăn
trong quá trình sát nhập Habubank vào SHB. Từ năm 2013, chi nhánh đã ổn định hoạt động và duy trì mức tăng trưởng 18%.
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn bằng VND
của chi nhánh khá thấp (1,2%) do bối cảnh kinh tế cũng như khó khăn trong giai đoạn sau sát nhập. Tuy nhiên, từ 2013 đến 2016 tốc độ tăng trưởng huy động vốn dân cư cuối kỳ của SHB Hàn Thuyên không ngừng tăng lên một cách đáng kể. Trong năm 2014, vốn huy động từ dân cư đạt 1300 tỷ đồng, tăng 286 triệu đồng so với năm 2013, chiếm 44.3% tổng huy động. Năm 2013-2014 kinh tế Việt Nam bắt đầu có sự hồi phục, lạm phát được duy trì ở mức thấp 6,04% so với mục tiêu 7-8%; lãi suất có xu hướng giảm thấp và ổn định, không còn tình trạng chạy đua lãi suất phức tạp như những năm trước. Đến năm 2015, SHB Hàn Thuyên đã tiếp tục củng cố mà mở rộng cơ sở khách hàng của mình. Tổng huy động vốn dân cư đạt 1716 tỷ đồng, tăng 32% so với thời điểm cuối năm 2014, chiếm 49% tổng vốn huy động của chi nhánh. Sang năm 2016 kinh tế Việt Nam có những điểm sáng trong điều hành chính sách, cải cách hành chính mạnh mẽ, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Những yếu tố này giúp hoạt động huy động vốn của SHB Hàn Thuyên có thêm cơ hội đạt được những kết quả nhất định, huy động từ khách hàng đạt 4046 triệu đồng, và huy động dân cư đạt gần 1937 tỷ đồng, chiếm 47,87%.
Việc gia tăng huy động từ khách hàng chủ yếu là vì SHB Hàn Thuyên đã thành công trong việc huy động từ khách hàng cá nhân. Tính đến ngày 31/12/2016 tổng huy động bán lẻ của chi nhánh tăng 12% so với cuối năm 2015. Tuy nhiên, xét về lợi thế hiện tại và địa bàn hoạt động, mạng lưới giao dịch, kết quả trên vẫn chưa xứng tầm với khả năng của chi nhánh.
(Nguồn: Báo cáo hoạt động Kinh doanh 2012-2016)
Biểu đồ 2.1 Diễn biến huy động vốn dân cư của SHB Hàn Thuyên
- Về cơ cấu huy động vốn cá nhân:
Tỷ trọng tiền gửi VND trong tổng huy động vốn cá nhân liên tục tăng. Ngược lại với xu thế tăng tỷ trọng tiền gửi VND, tốc độ tăng trưởng tiền gửi ngoại tệ có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do giai đoạn này,NHNN liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động, quy định trần lãi suất cho vay đối với một số đối tượng ưu tiên, duy trì tỷ giá ổn định tạo điều kiện hấp dẫn cho khách hàng khi nắm giữ nội tệ.
- Về kỳ hạn:
Cơ cấu kỳ hạn tiền gửi có sự chuyển biến tích cực khi tỷ lệ tiền gửi dài hạn tăng mạnh do lãi suất linh hoạt hấp dẫn và tâm lý gửi tiền dài hạn có lợi hơn khi lãi suất có xu hướng giảm của khách hàng.
- về sản phẩm huy động vốn
Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vẫn được đánh giá là sản phẩm chủ đạo trong danh mục huy động tiền gửi của SHB. Đây là sản phẩm truyền thống và cũng là sản phẩm được SHB Hàn Thuyên tập trung huy động với mức lãi suất cạnh tranh và các sản phẩm đa dạng như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm rút dần, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm online...
- Chính sách của ngân hàng
Để thu hút tiền gửi dân cư, ngoài việc không ngừng cải tiến sản phẩm SHB Hàn Thuyên còn sử dụng các biện pháp như:
+ Sử dụng các công cụ về lãi suất như áp dụng chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với lãi suất thị trường; các chương trình khuyến mại hấp dẫn.
+ Thực hiện chính sách marketing nhằm phân tích, theo dõi dự báo thị trường từ đó cung ứng các sản phẩm ra thị trường dần từng bước thực hiện việc khuyếch trương thương hiệu
+ Chú trọng đến việc nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách hàng, cũng như chất lượng dịch vụ, thực hiện chương trình hiện đại hoá Ngân hàng với mục đích tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng.