Mục tiêu phát triển dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng thương mại cổ

Một phần của tài liệu 0510 giải pháp phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh hàn thuyên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 80 - 82)

CHI NHÁNH HÀN THUYÊN

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển dịch vụ bán lẻ của Ngân hàngthương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội chi nhánh Hàn Thuyên thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội chi nhánh Hàn Thuyên

3.1.1 Mục tiêu phát triển dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng thương mại cổphần Sài Gòn- Hà Nội phần Sài Gòn- Hà Nội

Đẩy mạnh phát triển hoạt động NHBL với đối tượng khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình được SHB xác định là một nội dung chiến lược, là hoạt động cốt lõi của ngân hàng . Nội dung chiến lược này xuất phát từ xu thế hội nhập quốc tế, yêu cầu thực tế khách quan, hoạt động NHBL sẽ góp phần cải thiện cơ cấu thu nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, phân tán và hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống SHB theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Mục tiêu chiến lược của là trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và tầm nhìn đến năm 2020 trở thành một tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế với hạ tầng công nghệ hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, mạng lưới rộng trên toàn quốc và quốc tế nhằm mang đến cho đối tác và khách hàng các sản phẩm dịch vụ đồng bộ, tiện ích với chi phí hợp lý, chất lượng dịch vụ cao. Mục tiêu cụ thể:

- Thị phần: Có thị phần và quy mô dịch vụ bán lẻ hàng đầu Việt Nam. - Quy mô hoạt động: đứng trong nhóm 5 NHBL có quy mô lớn nhất Việt Nam về tín dụng bán lẻ, huy động vốn dân cư và hoạt động thẻ. Nền khách hàng bán lẻ chiếm khoảng 5% dân số vào năm 2018 và chiếm khoảng 7% dân số Việt Nam vào năm 2020.

- Hiệu quả hoạt động: Nâng cao tỷ trọng thu nhập từ hoạt động kinh doanh bán lẻ trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đạt trên 30% vào năm 2018 và 35% vào năm 2020.

- Khách hàng: Khách hàng bán lẻ của SHB được xác định là cá nhân, hộ gia đình và hộ sản xuất kinh doanh. Khách hàng bán lẻ mục tiêu của SHB gồm: khách hàng dân cư (cá nhân, hộ gia đình) có thu nhập cao và thu nhập trung bình khá trở lên, khách hàng hộ sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, gia công, chế biến, nuôi trồng, xuất nhập khẩu...

- Địa bàn mục tiêu: Các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3 và loại 4 (nơi tập trung nhiều khách hàng bán lẻ có tiềm năng phát triển).

- Sản phẩm: Cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm, dịch vụ chuẩn, đa dạng, đa tiện ích, theo thông lệ, chất lượng cao, dựa trên nền công nghệ hiện đại và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Đối với các sản phẩm, dịch vụ truyền thống: nâng cao chất lượng và tiện ích thông qua cải tiến quy trình nghiệp vụ, đơn giản hoá thủ tục giao dịch và thân thiện với khách hàng. Đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại: phát triển nhanh trên cơ sở sử dụng đòn bẩy công nghệ hiện đại. Lựa chọn tập trung phát triển một số sản phẩm chiến lược, mũi nhọn như: tiền gửi, thẻ, e- banking, tín dụng tiêu dùng, tín dụng nhà ở, tín dụng hộ sản xuất kinh doanh.

- Kênh phân phối: Phát triển theo hướng thân thiện, tin cậy, dễ tiếp cận và hiện đại đối với khách hàng nhằm cung ứng kịp thời, đầy đủ, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích NHBL tới khách hàng. Kênh phân phối truyền thống (chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm) xây dựng thành các trung tâm tài chính hiện đại, tăng đủ số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động; Kênh phân phối hiện đại (Internet banking, mobile banking, ATM, Contact Center...) tiếp tục phát triển trên cơ sở nền công nghệ hiện đại, phù hợp và theo hướng trở thành kênh phân phối chính đối với một số sản phẩm bán lẻ

(thấu chi, tiêu dùng tín chấp, thanh toán...). Hợp tác với các đối tác là các đại lý: mở rộng để phát triển kênh cung cấp sản phẩm dịch vụ tới khách hàng một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu 0510 giải pháp phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh hàn thuyên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w