Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 0262 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại NH công thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 39 - 43)

2.1.1.1. Khái lược quá trình phát triển và hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam

Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập vào ngày 03/07/2009 theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 142/GP-NHNN của Ngân hàng Nhà nước và Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103038874 ngày 03/07/2009 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. NHCT được thành lập trên cơ sở thực hiện cổ phần hóa NHTM nhà nước theo Quyết định số 402/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và được Thống đốc NHNN ký quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996, thành lập lại theo mô hình Tổng công ty.

Ngày 28/12/2008, NHTC đã thực hiện thành công chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng, đổi tên thành Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam. Tại thời điểm chuyển đổi sang mô hình NH TMCP, tổng số cổ phần phát hành cho cổ đông ngoài nhà nước là 121.211.780 cổ phần, chiếm 10,77% vốn điều lệ, trong đó: chào bán cho công chúng là 53.600.000 cổ phần, chào bán cho cán bộ công nhân viên ngân hàng là 20.487.200 cổ phần, chào bán cho tổ chức công đoàn của Ngân hàng là 26.800.000 cổ phần, còn lại 20.324.580 cổ phiếu chào bán cho các đối tác chiến lược.

Lịch sử hình thành và phát triển:

Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập từ 01/07/1988 trên cơ sở Vụ Tín dụng công nghiệp và Vụ Tín dụng thương nghiệp tại NHNN Trung ương và các phòng tín dụng công thương nghiệp tại các tỉnh, thành phố, thị xã, quận huyện. Tháng 10/1990, Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh ngân hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính có hiệu lực thi hành, đánh dấu bước phân định rõ chức năng quản lý của NHNN và chức năng kinh doanh của NHTM. Đến 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đã ký Quyết định số 402 thành lập NHCT, khẳng định NHCT là một NHTM có các thành viên là các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, một pháp nhân hạch toán độc lập. Công tác quản trị và điều hành được đổi mới, thực hiện vai trò quản lý, điều hành tập trung về Trụ sở chính, đồng thời phát huy lợi thế và vai trò chủ động của chi nhánh trong khuôn khổ phân cấp, uỷ quyền của Ban lãnh đạo. Tiếp theo đó, NHCT được thành lập lại theo Quyết định số 402/QĐ-NH5 ngày 27/03/1993 và số 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Ngày 21/09/1996, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 90/TTg quy định chức năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của NHCT theo mô hình TCT 90.

Khi mới thành lập và do phạm vi, đối tượng hoạt động của từng NHTM nên NHCT hoạt động gần như một ngân hàng chuyên doanh với các nghiệp vụ chủ yếu là huy động tiền gửi của khách hàng và cho vay (chủ yếu cho vay các đơn vị quốc doanh). Đối tượng khách hàng của NHCT là những doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trên các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện, du lịch và dịch

thương mại hàng đầu ở Việt Nam. Để có được những thành công với các bước phát triển, tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh cung ứng dịch vụ ngân hàng, phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại, hệ thống công nghệ ngân hàng tiên tiến, có uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế, NHCT cũng trải qua ít nhiều thăng trầm phát triển cùng kinh tế đất nước. NHCT đã góp phần đắc lực trong việc thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trước sức ép của hội nhập kinh tế khu vực, đặc biệt là hội nhập kinh tế toàn cầu.

NHCT có vốn điều lệ ban đầu là 2.100 tỷ VND. Tính đến năm 2009, vốn điều lệ của NHCT là 11.253 tỷ đồng.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

Bộ máy của NHCT là một thể thống nhất gồm Trụ sở chính tại 108 Trần Hưng Đạo - Hà Nội, 01 Sở giao dịch tại Hà Nội và các chi nhánh tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy rằng mô hình quản lý tập trung, thực hiện sự điều hành chỉ đạo tại Trụ sở chính nhưng vẫn phát huy tính tự chủ của mỗi chi nhánh trong khuôn khổ kế hoạch và các cơ chế, quy chế được phân cấp, phân quyền cụ thể. NHCT cung cấp hầu hết các dịch vụ ngân hàng với mạng lưới rộng khắp và tập trung vào các ngành trọng điểm của quốc gia, khu công nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài trụ sở chính và Sở giao dịch, NHCT đến nay đã có 03 đơn vị sự nghiệp, 02 Văn phòng đại diện, 149 chi nhánh, 689 phòng giao dịch, 101 điểm giao dịch tại các trung tâm kinh tế và các khu vực công thương nghiệp phát triển trong cả nước, có quan hệ đại lý với 850 ngân hàng trên khắp toàn cầu và có thể đi bằng điện Swift có gắn mã khoá tới 11.915 ngân hàng và chi nhánh toàn cầu. NHCT còn có các Trung tâm Tin học, Trường Đào

tạo nguồn nhân lực, Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Chứng khoán, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm NHCTVN, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản, đồng thời tham gia 2 liên doanh với nước ngoài là Indovina Bank và Công ty cho thuê tài chính quốc tế (VILC). NHCT còn là đồng sáng lập và là cổ đông chính Công ty Chuyển mạch tài chính quốc gia, là thành viên chính thức của Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội thanh toán viễn thông liên ngân hàng toàn cầu SWIFT, Hiệp hội thẻ Visa, Master, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội các tổ chức tài chính cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC. NHCT có đội ngũ trên 14.000 cán bộ, nhân viên, trong đó, có 486 tiến sĩ, thạc sĩ, hơn 9.000 cử nhân trình độ đại học. Đội ngũ cán bộ, nhân viên thường xuyên được đào tạo lại và tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng trong cơ chế thị trường.

NHCT đã xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống các cơ chế, quy chế vềtổ chức và hoạt động kinh doanh, nghiệp vụ, quản trị điều hành nội bộ.

Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính gồm:

- Hội đồng quản trị (với Bộ máy giúp việc và Ban Kiểm soát);

-Tổng giám đốc;

-Kế toán trưởng; các Phó Tổng giám đốc chuyên trách; và Ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ;

tiêu hướng tới khách hàng, quản lý và hạch toán theo sản phẩm, quản lý và cân đối sản phẩm trong toàn hệ thống. Do vậy, sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm được các nguồn tài nguyên, giảm chi phí chung, chuyên sâu chăm sóc khách hàng, nâng cao chấtlượng phục vụ khách hàng.

Một phần của tài liệu 0262 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại NH công thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w