doanh nghiệp lớn và những kết quả đạt được
Chất lượng sản phẩm dịch vụ luôn có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Nhận thức rõ điều đó, NHCT luôn chú trọng tới việc quản lý chất lượng. Chính vì vậy, dự án xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 (Dự án) đã ra đời. Sau khi đạt được những thành công nhất định trong giai đoạn 1 với việc triển khai tại Trụ sở chính, Chi nhánh Hà Nội, Chi nhánh Ba Đình, năm 2009, NHCT bắt đầu triển khai giai đoạn 2 của Dự án. Xét về trình độ công nghệ, NHCT là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động. Máy móc thiết bị hiện đại được trang bị đầy đủ tới các khâu, các mặt nghiệp vụ. Các công nghệ hiện đại được từng bước hoàn thiện và nâng cao như hệ thống đường truyền dữ liệu tốc độ cao đảm bảo sự thông suốt của cả hệ thống, các chương trình phần mềm quản lý thường xuyên được nâng cấp nên đảm bảo tính an toàn và bảo mật của hệ thống, đội ngũ cán bộ được đào tạo có trình độ, tự viết được các chương trình phục vụ công tác của từng nghiệp vụ.
Về tinh thần thái độ của cán bộ công nhân viên: NHCT đã xây dựng được các chuẩn mực văn hóa doanh nghiệp thống nhất từ trụ sở chính xuống các chi nhánh. Đây là tiền đề tạo ra các chuyển biến về phong cách ứng xử, thái độ phục vụ trong đội ngũ cán bộ với khách hàng, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh doanh và dịch vụ với chất lượng cao. Tuy vậy, đôi lúc vẫn có tình trạng cửa quyền, ban ơn, chưa thực sự hết lòng vì khách hàng, chưa tuân theo những quy chế, quy trình
nghiệp vụ nên còn để xảy ra một số hiện tượng tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của NHCT.
NHCT đã tích cực triển khai các sản phẩm dịch vụ mới và bước đầu đã tạo uy tín và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng DNL. Một số sản phẩm chính như: Dịch vụ thanh toán tiền điện và cước viễn thông điện lực bằng thẻ ATM của NHCT đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên; Sản phẩm tiền gửi thanh toán hưởng lãi suất bậc thang, tính tự động trên hệ thống INCAS đối với DNL; Dịch vụ làm đại lý thu cước cho Công ty Viễn thông quân đội (Viettel); Sản phẩm giám sát việc thanh toán và giải ngân vốn cho các dự án lớn; Sản phẩm quản lý vốn tập trung cho TCT Xăng dầu Việt Nam; Tham gia đấu thầu Dự án phát triển năng lượng tái tạo (REDP) do Ngân hàng thế giới tài trợ, Bộ Công thương là cơ quan chủ quản. Việc tham gia dự án này sẽ đem lại cho NHCT những lợi ích nhất định, không chỉ là vấn đề NHCT sẽ có được một nguồn vốn đầu tư dài hạn, ổn định mà còn có cơ hội nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia nước ngoài trong việc quản lý khoản vay, nâng cao năng lực và kỹ năng thẩm định các dự án ....
Phòng KHDNL đã làm đầu mối đàm phán, thu xếp, tổ chức thành công các lễ ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với đối tác chiến lược là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước có quy mô lớn: Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Bưu chính viễn thông (tháng 6/2007), Tập đoàn CN Than và Khoáng sản (tháng 5/2007), Tổng công ty công nghiệp Xi măng (tháng 4/2007), Tập đoàn Dầu khí (tháng 6/2007)..
về dư tiền gửi: đa số các doanh nghiệp trên đều là khách hàng có hoạt động
tiền gửi phát sinh thường xuyên với doanh số và số dư lớn. Tính riêng dư tiền gửi của 3 Tập đoàn (BCVT, Dầu khí và Điện lực), TCT ĐT & KD vốn NN đã chiếm 86,9% tổng số dư tiền gửi của nhóm khách hàng trên, tương đương 17.515 tỷ đồng.
Trong đó, tiền gửi của Tập đoàn Dầu khí và TCT Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước thường xuyên duy trì số dư ở mức cao trên tài khoản tại NHCT, bình quân tương ứng đạt 5.000 tỷ đồng và 6.000 tỷ (Tham khảo Phụ lục 4).
Về dư tiền vay: các doanh nghiệp trên (trừ TCT Đầu tư và kinh doanh vốn
NN và Công ty CP tài chính Điện lực) hàng năm đều được tại NHCTVN phê duyệt với hạn mức rất lớn. Tại thời điểm 31/10/2009, dư nợ của nhóm khách hàng này đạt 15.629 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,7% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của NHCTVN. Chỉ tính riêng dư nợ của 3 Tập đoàn (Bưu chính viễn thông, Dầu khí, Điện lực), TCT Hàng hải đã chiếm 80,4% tổng dư nợ của nhóm khách hàn g trên, tương đương 12.571 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ của Tập đoàn BCVT chủ yếu là 2 dự án phóng vệ tinh viễn thông Vinasat-1 và dự án phủ sóng UMTS 3G; dư nợ của Tập đoàn Dầu khí chủ yếu là các dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (đã ký HĐTD vay 200 triệu USD), Nhà máy đạm Cà Mau (đã ký HĐTD vay 220 triệu USD)
(Tham khảo Phụ lục 5).
về chỉ tiêu sử dụng vốn: hệ số sử dụng vốn với các doanh nghiệp, đặc biệt
là DNL tăng trưởng hàng năm cho thấy NHCT đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động được.
Về chỉ tiêu dư nợ: dư nợ ngắn hạn đối với DNL ngày càng lớn trong tổng dư
nợ trong những năm gần đây có xu hướng tăng cho thấy cơ cấu vốn vay của NHCT là hợp lý, chứng tỏ mức độ phát triển nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ tín dụng với khách hàng ngày càng có uy tín.
Về chỉ tiêu nợ quá hạn: Nợ cần chú ý của các khách hàng lớn đến 31/10/2009 tăng 692 tỷ đồng (+192%) so với năm 2008, trong đó chủ yếu tăng dư nợ cần chú ý của Công ty Vận tải Biển Đông (khách hàng của Chi nhánh Ba Đình).
Đây là khoản vay đầu tư tàu biển do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế nên Chi nhánh đã thực hiện điều chỉnh kỳ hạn nợ, hiện nay toàn bộ dư nợ này đã được chuyển thành nợ nhóm 1 (từ ngày 25/11/2009); Nợ nhóm 3,4,5 tính trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế có xu hướng tăng qua các năm: năm 2007 là 1,09%, năm 2008 là 1,11% và 31/10/2009 là 1,39%; Tỷ lệ nợ nhóm 3,4,5 của các khách hàng lớn tính trên tổng dư nợ của nhóm khách hàng này từ năm 2007-31/10/2009 tương ứng là 0,49%; 0,37% và 0,75%.
Như vậy, có thể thấy, nợ xấu của riêng nhóm khách hàng lớn chỉ tăng với tỷ lệ rất thấp: nợ xấu của toàn hệ thống năm 2008 tăng 0,02% so với 2007, trong khi nợ xấu của nhóm khách hàng lớn năm 2008 giảm 0,12% so với 2007.