Công tác tổ chức, quản lý và các chính sách đối với Khách hàng DNL

Một phần của tài liệu 0262 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại NH công thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 47 - 54)

2.2.1.1. Thực trạng tổ chức quản lý và việc áp dụng các chính sách đối với Khách hàng DNL

về công tác tổ chức, quản lý: Cùng với sự phát triển quy mô về chiều rộng và chiều sâu bộ máy hoạt động, tổ chức bộ máy tín dụng của Ngân hàng Công thương đối với doanh nghiệp lớn ngày càng chuyên nghiệp hơn, theo Quyết định số 5495/CV-QĐ-NHCT1 ngày 28/11/2003, Phòng khách hàng DNL được thành lập với 14 cán bộ, trong đó gồm 1 trưởng phòng, 3 phó phòng và 10 cán bộ. Chức năng nhiệm vụ của Phòng khách hàng DNL đã được cụ thể hơn, thực hiện toàn bộ các công việc liên quan đến khách hàng là DNL từ huy động vốn, cung ứng tín dụng đến phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Việc phân công chi tiết đến từng cán bộ trong phòng quản lý các DNL theo các chi nhánh đồng thời theo ngành hàng (điện, dầu khí, thép, đóng tàu, xây dựng, giao thông, ...) nên việc giải quyết công việc mang tính chuyên môn hóa cao, nhanh hơn và chặt chẽ hơn. Với các quy định trên, sự phối hợp giữa các phòng ban liên quan đã dần thống nhất và chặt chẽ hơn, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của doanh nghiệp. Phòng khách hàng DNL không chỉ thực hiện vai trò làm “đầu tàu” trong việc cấp tín dụng, mà còn là kênh khai thác, huy động có hiệu quả nguồn vốn của các doanh nghiệp lớn và từ đó là đầu mối p hát triển các sản phẩm dịch vụ đến khách hàng DNL. Đến cuối năm 2009, dư nợ tín dụng đối với DNL do phòng quản lý và thực hiện là 80.950 tỷ đồng. Để đảm bảo thực hiện tốt đầy đủ các mảng hoạt động mà Ban điều hành giao cho Phòng, số lượng cán bộ đã được tăng cường hơn, từ 14 cán bộ nay đã tăng lên 40 cán bộ; việc phối hợp với các phòng ban khác đã được quy định rõ theo chức năng và chuẩn hóa theo mô hình quản lý ISO nên quá trình tác nghiệp khá thuận lợi.

Như vậy, việc thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy tín dụng đã thực sự tác động tích cực và bước đầu đem lại những thay đổi trong hoạt động của NHCT. Tín dụng

đã thực sự hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng, tạo ra lợi nhuận trên cơ sở chấp nhận rủi ro đi kèm, các quyết định tín dụng dựa trên đánh giá lợi ích, rủi ro, biện pháp kiếm soát rủi ro. Việc đổi mới đã mang lại những kết quả quan trọng đối với NHCT.

về chính sách khách hàng DNLz Tại NHCT, chính sách tín dụng khung và kế hoạch phát triển tín dụng được NHCT thể hiện rõ trong Sổ tay tín dụng được triển khai trong hệ thống NHCT từ năm 2004. Đây là tài liệu hết sức cần thiết giúp cho đội ngũ cán bộ tín dụng có các kỹ năng cơ bản khi thực hiện công việc. Ngoài ra, còn có chính sách tín dụng trung và dài hạn thể hiện trong chiến lược phát triển NHCT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và các kế hoạch phát triển tín dụng đối với khách hàng lớn.

NHCT đã ban hành 11 quy trình nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, quy trình quản lý cho vay trên hệ thống Incas đã giúp ngắn thời gian xử lý tín dụng cho khách hàng, theo đó việc giải quyết một món vay ngắn hạn đối với khách hàng DNL là 3 ngày, khoản vay trung dài hạn là 10 ngày, các món vay phức tạp tăng thêm 3-5 ngày đối với từng loại.

Chính sách tín dụng đã thực sự hướng tới khách hàng, phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng doanh nghiệp lớn và đảm bảo kiểm soát được rủi ro tín dụng, thể hiện: Mở rộng việc cấp tín dụng đến mọi đối tượng khách hàng, theo đó không chỉ dừng lại ở khối khách hàng là DNL mà còn hỗ trợ ngân sách tỉnh, các đơn vị sự nghiệp công lập có quy mô lớn, các định chế tài chính thay vì chỉ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực công, thương nghiệp trước đây. Các khách hàng là DNL, có vốn điều lệ ghi trên đăng ký/giấy phép thành

lập/giấy phép đầu tư trên 10 tỷ đồng, được đối xử tín dụng bình đẳng, không phân biệt thành phần kinh tế, việc duy trì và phát triển quan hệ tín dụng được dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, phương án/dự án của khách hàng, biện pháp bảo đảm tiền vay.

NHCT đã có chính sách ưu đãi đối với các khách hàng DNL là các đối tác chiến lược, đây là điểm khác biệt so với trước đây. Tiêu chuẩn đối tác chiến lược là các DNL, khách hàng tiềm năng, đem lại lợi ích nhiều mặt cho NHCT. Cụ thể là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, thực trạng tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo cơ chế tín dụng hiện hành, có uy tín với NHCT. Theo đó, các doanh nghiệp này sẽ được ưu đãi trong việc sử dụng các dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ mới của NHCT, được đảm bảo cân đối và chủ động nguồn vốn tín dụng bằng VND, hỗ trợ nguồn vốn ngoại tệ, được đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng một cách tối đa và hiệu quả; được phục vụ với chất lượng cao hơn so với các đối tượng khác; được ưu đãi về lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ với nguyên tắc: lãi suất cho vay thấp hơn so với mức lãi suất cho vay các doanh nghiệp khác từ 0,05-0,4%/tháng, lãi suất huy động thông thường tăng tối đa 1%, áp dụng mức phí dịch vụ tương đồng với mức phí của các NHTM khác, trường hợp đặc biệt có thể được miễn giảm phí.

Chính sách lãi suất đã được xây dựng và áp dụng đối với khách hàng DNL, giảm 0,05-0,4% so với lãi suất cho vay công bố tùy theo từng đối tượng khách hàng cụ thể, ít nhiều đảm bảo cạnh tranh được với các ngân hàng trong nước như lãi suất áp dụng đối với các khoản vay của Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Bưu chính viễn thông.

về cơ cấu khách hàng DNL:

Tác giả không tiến hành cập nhật sự biến động số lượng khách hàng lớn qua các năm do trong quá trình chuyển đổi từ chương trình quản lý dữ liệu phân tán sang quản lý tập trung (triển khai chương trình hiện đại hóa do World Bank tài trợ) đã có sự sai lệch về các tiêu chí vốn điều lệ và quy mô doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân khiến số lượng khách hàng lớn thực tế hiện khai báo trên hệ thống INCAS còn chưa chính xác. Do vậy, tại thời điểm phân tích tác giả chỉ cập nhật thông tin số lượng khách hàng lớn sau khi đã có số liệu điều tra, khảo sát thực tế và yêu cầu các Chi nhánh trong toàn hệ thống thực hiện chỉnh sửa (đến 31/10/2009)

(tham khảo tại Bảng 2.6 và Bảng 2.7)

Nguồn: Báo cáo của Phòng KHDNL-NHCT

Đến 31/10/2009, số lượng DNL nhìn chung chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số khách hàng hiện có quan hệ với NHCTVN. Theo tiêu chí tiền gửi, số lượng khách hàng lớn chiếm 0,8%/tổng số khách hàng (777.316 KH); còn theo tiêu chí tiền vay, tỷ trọng này chỉ chiếm 0,5%/tổng số khách hàng (304.590 KH).

Một điều dễ nhận thấy, loại hình các doanh nghiệp dân doanh (DNDD) gồm công ty TNHH tư nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần khác, công ty hợp

danh có số khách hàng lớn nhiều nhất với 3.408 khách hàng vay (chiếm 49,7%) và 836 khách hàng tiền gửi (chiếm 51%); tiếp đến là các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) với 2.140 khách hàng vay (chiếm 34,9%) và 710 khách hàng tiền gửi (chiếm 43,6%). Đây là thực trạng phù hợp với xu hướng gia tăng nhanh của số lượng DNDD trong thời gian gần đây (do lộ trình cổ phần hóa DNNN đang được đẩy nhanh tiến độ và Nhà nước sẽ không giữ cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp ít quan trọng; quy mô đầu tư của các thành phần kinh tế gia tăng mạnh trong những năm gần đây thể hiện qua việc có nhiều doanh nghiệp, nhiều dự án mới được thành lập, được phê duyệt với các ngành nghề, lĩnh vực đa dạng, đã đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số lượng khách hàng phát sinh tiền gửi đang áp đảo số khách hàng phát sinh tiền vay. Nguyên nhân chủ yếu là đứng sau các doanh nghiệp này đều có các ngân hàng nước ngoài tài trợ vốn và cung cấp các dịch vụ ngân hàng; trong thời gian qua NHCTVN đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường tiếp thị đối với nhóm khách hàng này, để tăng nguồn vốn huy động cũng như nguồn ngoại tệ.

Các khách hàng thuộc 3 lĩnh vực: công nghiệp chế biến & khai thác mỏ, ngành xây dựng và ngành thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số khách hàng của NHCT.

2.2.1.2. Các sản phẩm dịch vụ đã triển khai đối với Khách hàng DNL

- Dịch vụ quản lý vốn tập trung:

Năm 2009, gói sản phẩm quản lý vốn tập trung đã được triển khai rộng rãi trong toàn hệ thống gồm: Quản lý tài khoản tập trung; Tự động trích nợ tài khoản tiền gửi (nộp thuế, phí hải quan...); NHCTVN at home như vấn tin số dư, sao kê tài

khoản và nhận lệnh chuyển tiền; Dịch vụ thu hộ tiền bán hàng từ các đại lý, chi nhánh của công ty, chuyển về Tập đoàn; Dịch vụ đầu tư tự động.

Dịch vụ đã được triển khai mở rộng tại 12 đơn vị thành viên của Công ty CP tài chính điện lực. Doanh số chuyển tiền qua các kênh: Tràn sweep và thủ công đạt trên 5.600 tỷ đồng; Vietinbank at home đạt trên 15.400 tỷ đồng và 6 triệu USD. Số phí thu được từ các giao dịch của EVNFC tính trong 3 tháng quý 3/2009 đạt gần 100 triệu đồng. Số dư tiền gửi toàn hệ thống đạt trên 900 tỷ đồng.

Đối với Tổng công ty xăng dầu.’NHCTVN đã triển khai dịch vụ và sẽ tiếp tục duy trì tại 15 đơn vị thành viên của Tổng công ty. Doanh số tràn sweep và thủ công: đạt trên 5.200 tỷ đồng.

- Dịch vụ thanh toán trực tuyến tiền điện bằng thẻ ATM đối với Tập đoàn Điện lực và các đơn vị thành viên (Tham khảo tại Bảng 2.8)

- Sản phẩm dịch vụ ODA:

Ngoài thực hiện huy động vốn bằng các kênh thông thường (tìm kiếm vốn từ KBNN, các tổ chức kinh tế, tổ chức bảo hiểm, quỹ hỗ trợ...), trong những tháng đầu năm NHCT (trực tiếp là Phòng KHL) đã đẩy mạnh tìm kiếm, khai thác nguồn vốn rẻ, có tính ổn định thông qua tiếp cận các dự án ODA, qua đó thu hút được tiền gửi và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Mặc dù mới chính thức tiếp cận và làm việc với các Bộ, ngành có liên quan nhưng có thể nói bước đầu, hoạt động huy động vốn ODA đã đạt được những kết quả khả quan (Tham khảo Bảng 2.9).

- Dịch vụ bảo lãnh, phát hành, đại lý thanh toán trái phiếu cho khách hàng VIP: Từ đầu năm 2009 đến nay, số đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công là 13 đợt so với 7 đợt trong năm 2008. Quy mô phát hành lớn gấp 2 lần so với năm 2008, với tổng giá trị trên 12.000 tỷ đồng.

Trong thời gian vừa qua, NHCT vừa là nhà đầu tư trái phiếu (đầu tư trái phiếu của Công ty CP Đầu tư Địa ốc - NOVA) vừa là tổ chức tư vấn, bảo lãnh phát hành và bảo lãnh thanh toán trái phiếu (bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán cho Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc - KBC) với mục đích nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp lớn huy động vốn tài trợ cho các dự án đầu tư và để thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện tại, NHCT đang xem xét bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Công ty CP Xi măng Công Thanh 1.700 tỷ đồng để đầu tư Dự án dây chuyền 2 có công suất 10.000 tấn clinker/ngày, đây là nhà máy xi măng có công suất hoạt động lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu 0262 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại NH công thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w