Vận động trong cơ chế thị trường với nhiều thách thức và biến đổi, doanh
nghiệp nói chung
và DNL nói riêng luôn phải tiến hành đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút
khách hàng,
chiếm lĩnh thị trường. Chính sách sản phẩm, trong đó tập trung chủ yếu vào nâng
cao chất lượng sản
phẩm luôn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất giúp doanh nghiệp hoàn
thành các mục tiêu
đã đề ra
Trong kinh doanh tín dụng ngân hàng, chất lượng tín dụng thể hiện ở mức độ thỏa mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Như vậy, có thể hiểu chất lượng tín dụng trên 3 khía cạnh chủ thể là ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.
Trước hết, về phía ngân hàng, chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng của NH, đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đùng hạn và có lãi.
Về phía khách hàng, do nhu cầu vay vốn tín dụng của khách hàng là để thực hiện hoạt động SXKD của mình nên chất lượng tín dụng được đánh giá theo tính
chất phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với mức lãi suất và kỳ hạn cho vay hợp lý. Ngoài ra, thủ tục vay vốn đơn giản, thuận lợi, thuận tiện, văn hóa giao dịch... cũng là thước đo đo mức độ thỏa mãn của khách hàng.
Đối với nền kinh tế, chất lượng tín dụng cần được đánh giá qua mức phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác các khả năng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế, hòa nhập kinh tế thế giới.
Hiểu rõ bản chất của tín dụng ngân hàng cũng như xác định chính xác các nguyên nhân của những tồn tại của chất lượng tín dụng sẽ giúp ngân hàng tìm được biện pháp thích hợp nâng cao năng lực cạnh tranh và giành thị phần và đững vững trong nền kinh tế với nhiều vận động phức tạp. Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ đề cập tới chất lượng tín dụng trên góc độ NHTM.