Tong quan tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT

Một phần của tài liệu 0262 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại NH công thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 43 - 47)

Là một NHTM có thị phần hoạt động chung chiếm gần 1/6 ngành ngân hàng, hoạt động của NHCT đã góp phần và có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế nói chung của cả đất nước. Với những thành công đạt được trong suốt năm năm qua, và cùng với chiến lược phát triển toàn diện của NHCT đến năm 2010 với mục tiêu xây dựng NHCT thành một NHTM chủ lực hiện đại, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, an toàn, bền vững, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, mở rộng và phát triển các dịch vụ, nghiệp vụ kinh doanh bán lẻ, chất lượng nguồn nhân lực và quản trị ngân hàng đạt mức tiên tiến, có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, NHCT tiếp tục triển khai, cơ cấu lại tổ chức bộ máy từ trụ sở chính đến các chi nhánh theo hướng chuyên sâu, khép kín mọi hoạt động nghiệp vụ theo hướng nhóm khách hàng, chuyển dịch theo hướng khai thác và phát huy giá trị lợi thế của NHCT so với các NHTM khác. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT trong 5 năm gần đây đã chứng tỏ những bước đi đúng đắn và thận trọng của cán bộ nhân viên NHCT.

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Trong năm 2008, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt với các NHTM về hoạt động thu hút nguồn tiền gửi nhằm đảm bảo nguồn vốn và tính thanh khoản, NHCTVN vẫn đạt mức tăng trưởng tốt về nguồn vốn. Tổng nguồn vốn huy động

đạt 174.905 tỷ đồng, tăng 15,6% so với năm trước. Trong cơ cấu nguồn vốn, tiền gửi của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng 50% tổng nguồn, đạt 87.452 tỷ đồng, tăng 14.303 tỷ đồng so với năm 2007. Với lợi thế của một ngân hàng quốc doanh, với mạng lưới rộng lớn và thương hiệu mạnh, nguồn tiền gửi dân cư vẫn tăng trưởng ổn định, đạt 67.670 tỷ đồng năm 2008, tăng 22,8% so với năm trước. Theo số liệu của Phòng KHDNL, năm 2009, nguồn vốn của NHCT tăng khoảng 5%, đạt 183.650 tỷ đồng, trong đó vốn huy động từ các doanh nghiệp là 92.188 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 50% Tổng nguồn). Như vậy, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn đang diễn biến phức tạp nhưng với kinh nghiệm cũng như vị thế của mình, NHTC đã hoàn thành kế hoạch nguồn đề ra là đảm bảo có sự tăng trưởng qua các năm (Tham khảo tại Bảng 2.1)

2.1.2.2 . Hoạt động cho vay và đầu tư khác

Hoạt động tín dụng: vẫn là hoạt động chủ đạo xét cả về quy mô tài sản có (bình quân gần 65%) và thu nhập từ hoạt động tín dụng (trên 80%). Đến cuối năm 2009, hoạt động tín dụng đạt được kết quả khả quan; Quy mô tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao là 35%, cao gấp 4 lần tốc độ tăng trưởng của năm 2006 và là tốc độ tăng trưởng cao nhất tính từ năm 2003 trở lại đây. Dư nợ cho vay tăng phần lớn ở khách hàng mới, trong đó DNL chiếm trên 70%, chủ yếu là giải ngân các dự án đồng tài trợ lớn đã ký kết từ các năm 2007-2008, tập trung vào một số ngành hàng như bất động sản, thương nghiệp, công nghiệp sản xuất chế tạo, công nghiệp chế biến, dịch vụ vận tải... Cơ cấu vốn tín dụng tập trung đầu tư vào các dự án lớn, tăng cường cho vay trung dài hạn như dự án phóng vệ tinh viễn thông Vinasat-1 và dự án phủ sóng UMTS 3G; các dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (đã ký HĐTD vay 200 triệu USD), Nhà máy đạm Cà Mau (đã ký HĐTD vay 220 triệu USD); dư nợ của Tập đoàn Điện lực chủ yếu để

thực hiện các dự án Thủy điện Sông Tranh 2, Thủy điện Sông Ba Hạ,.; dư nợ của TCT Hàng hải VN chủ yếu để thực hiện đầu tư các dự án mua tàu Vinalines Galaxy, Vinalines Global ...Nét nổi bật của hoạt động tín dụng là tăng trưởng tín dụng với tốc độ hợp lý, vững chắc, đầu tư có chọn lọc nên chất lượng, cơ cấu tín dụng ổn định, tỷ lệ cho vay trung dài hạn nằm trong mức kiểm soát, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ (Tham khảo tại Bảng 2.2 và Bảng 2.3).

về hoạt động cho vay:

Cơ cấu cho vay: dư nợ cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng về số tuyệt đối, từ 35.056 tỷ đồng năm 2003 tăng thêm 47% (+16.722 tỷ đồng), đạt mức 51.778 tỷ đồng năm 2007. Nhưng về tỷ trọng, dư nợ cho vay ngắn hạn đang có xu hướng giảm, từ 57% năm 2006 xuống 55% năm 2009. Dư nợ trung dài hạn vẫn luôn được NHCT quan tâm và duy trì ở mức 40% tổng dư nợ. Đây là cơ cấu cho vay hợp lý, đảm bảo cân đối vững chắc cho NHCT.

Xét cho vay theo khu vực kinh tế: tỷ lệ dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước tương đối ổn định, chiếm bình quân 32% dư nợ cho vay nền kinh tế. Ngược lại, khu vực kinh tế phi nhà nước lại có xu hướng tăng chủ yếu do việc tăng trưởng nhanh dư nợ của khách hàng mới là cá nhân, công ty CP, công ty TNHH, giảm số lượng khách hàng là DNNN, vì các đơn vị này đã hoàn thành tiến trình cổ phần hóa theo chủ trương của Nhà nước.

Xét theo loại tiền cho vay: tỷ lệ cho vay bằng VND chiếm trên 80% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tăng 51 % so với năm 2003, trong đó dư nợ cho vay bằng ngoại tệ có tốc độ tăng trưởng cao và phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động đã cho thấy dư nợ cho vay bằng ngoại tệ chủ yếu phục vụ nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu và nhiều đơn vị chấp nhận vay bằng VND để tránh biến động về tỷ giá.

Ngoài việc mở rộng cho vay, NHCT cũng quan tâm đến nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thấp nhất các khoản nợ quá hạn phát sinh. Đồng thời, tăng cường thu hồi các khoản nợ quá hạn, đặc biệt các khoản nợ có khả năng thu hồi. Đến 31/12/2009, tỷ lệ nợ xấu giảm và ở mức thấp là 2.192 tỷ đồng, chiếm 1,3% trong tổng dư nợ cho vay, giảm nhẹ so với thời điểm cuối năm trước.

về hoạt động bảo lãnh:

Hoạt động bảo lãnh, cho vay chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất có sự tăng trưởng nhanh sau nhiều năm tăng ở mức thấp: bảo lãnh đạt tốc độ tăng trưởng 11%, trong đó số dư mở L/C có tỷ trọng lớn nhất. Số dư bảo lãnh hàng nhập khẩu là 768,4 triệu USD, chủ yếu bảo lãnh để nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, MMTB cho các dự án. Số dư bảo lãnh trong nước chủ yếu là bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp lớn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, cung cấp máy móc thiết bị (Tham khảo Bảng 2.4).

về hoạt động cho thuê tài sản và chiết khấu thương phiếu: Là hai nghiệp vụ tín dụng quan trọng nhưng kết quả hoạt động còn chưa đáp ứng được. Dư nợ cho thuê tài sản, bình quân ở mức 900 tỷ đồng và khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu chưa được triển khai.

Đầu tư chứng khoán và góp vốn mua cổ phần: Đây là hoạt động đang ngày càng có bước tăng trưởng mạnh mẽ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu vốn phù hợp với lợi thế của NHCT. Trong đó, đầu tư vào trái phiếu Chính phủ chiếm tỷ trọng lớn (chiếm trên 90%) trong tổng đầu tư của ngân hàng, đây là các khoản đầu tư có rủi ro thấp, khả năng chuyển đổi thành tiền mặt nhanh tạo điều kiện tăng tính thanh khoản, khả năng thanh toán nhanh cho ngân hàng. Từ đó, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Xu thế đầu tư của

ngân hàng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cũng như với sự phát triển của thị trường vốn hiện nay.

Kết quả hoạt động kinh doanh

Tổng thu nhập của NHCT trong các năm đều có sự tăng trưởng, năm 2009 đạt 5.465 tỷ đồng. Như vậy, trong những qua, NHCT vẫn duy trì tốc độ tăng thu nhập ổn định mặc dù trong hai năm 2008-2009 được đánh giá là năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Trong cơ cấu thu nhập, thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng (bình quân từ 65%-70%). Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ đã có bước tăng trưởng khá tuy nhiên vẫn ở mức thấp (năm 2009 là 10%), chủ yếu là các dịch vụ tín dụng truyền thống, đơn điệu, thiếu tính liên kết với nhau, cũng như liên kết với các dịch vụ khác để tạo ra các gói sản phẩm hàm chứa nhiều giá trị gia tăng, không tạo được sự khác biệt nhằm thu hút được mạnh mẽ các đối tượng khách hàng tiềm năng, mặc dù năm 2008 NHCT đã triển khai mô hình xử lý tập trung nghiệp vụ tài trợ thương mại và thanh toán xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch (Tham khảo tại Bảng 2.5).

Lợi nhuận sau thuế năm 2009 gấp 4,6 lần năm 2005, lợi nhuận các năm cũng đảm bảo có sự tăng trưởng so với năm trước phần nào làm tỷ lệ sinh lời của ngân hàng dần được nâng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh lời trên vốn và tổng tài sản của Ngân hàng đều thấp hơn mức sinh lời bình quân của khối NHTM Nhà Nước. Điều đó chứng tỏ tốc độ tăng lợi nhuận của NHCT chậm hơn tốc độ tăng vốn tự có và tài sản (Tham khảo tại Bảng 2.5).

Một phần của tài liệu 0262 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại NH công thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w