Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

Một phần của tài liệu 0262 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại NH công thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 69 - 74)

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, mặc dù nguồn vốn của NHCT có sự tăng trưởng qua các năm nhưng nguồn vốn trung dài hạn hiện nay đang chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng, trong đó chủ yếu là dư nợ của các khách hàng DNL. Trong khi đó, chi phí vốn ngày càng đắt đỏ đã không những làm nguồn trở nên khan hiếm mà còn làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng đối với các dự án có thời hạn cho vay dài.

Thứ hai, việc tiếp cận và tài trợ vốn cho các DNL lớn như các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài rất khó khăn (tỷ trọng dư nợ của các đối tượng khách hàng này chỉ là 1,2%), trong khi đây lại là các đối tác có tình hình tài chính rất mạnh và nhu cầu vốn lớn.

Thứ ba, chất lượng tín dụng có cải thiện thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tuy đã giảm nhưng chưa thực sự đồng đều giữa các chi nhánh, khu vực. Một số khách hàng, nhóm khách hàng là DNL vẫn tiềm ẩn rủi ro cao.

Thứ tư, quy mô tín dụng chưa tương xứng với tiềm năng của NHCT và yêu cầu phát triển của các DNL trên địa bàn.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

Một là, sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức với việc nâng cấp hàng loạt các chi nhánh cấp 2 lên cấp 1, số lượng chi nhánh NHCT đã tăng hơn 1,5 lần so với năm 2006. Trong khi đó, lượng khách hàng doanh nghiệp mới của NHCT tăng không đáng kể dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các chi nhánh trong hệ thống cũng như với các NHTM khác. Mặc dù đã có sự chỉ đạo từ phía NHCT song tư tưởng cục bộ còn nặng nề, tình trạng các chi nhánh trong hệ thống NHCT tiếp thị, lôi kéo khách hàng của nhau, hạ thấp các điều kiện tín dụng, thậm chí còn đưa tin sai lệch hoặc tiết lộ những thông tin nội bộ của ngân hàng cho khách hàng, đôi khi cố tình bỏ qua các quy định bắt buộc về thủ tục, thẩm quyền phán quyết và quy trình khai báo, quản lý dữ liệu trong hệ thống để cạnh tranh không lành mạnh đã làm tiêu hao nguồn lực hoặc phát sinh chi phí mà không mang lại hiệu quả kinh doanh thực sự cho hệ thống NHCT, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của NHCT.

Hai là, trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng không đồng đầu, khả năng nhận thức các vấn đề chuyên sâu của một bộ phận cán bộ còn rất hạn chế. Việc phân tích nhóm khách hàng lớn có liên quan về quan hệ sở hữu, điều hành chưa được cán bộ tín dụng quan tâm đúng mức, tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động tín dụng của NHCT nói chung. Trong thời gian gần đây xảy ra tình trạng một doanh nghiệp tham gia vốn vào rất nhiều doanh nghiệp khác, một giám đốc doanh nghiệp này có thể là chủ tịch của một hoặc nhiều doanh nghiệp khác... Các doanh nghiệp này có quan hệ tín

dụng tại nhiều NHTM. Việc chuyển tiền lòng vòng và hạch toán công nợ giữa các nhóm khách hàng có liên quan lớn, không khớp số dư, không có đối chiếu công nợ song không được phân tích, làm rõ và không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngân hàng cho vay các nhóm khách hàng liên quan có thể gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn và mang tính hệ thống.

Ba là, mặc dù hiện hay chất lượng thẩm định (hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp lớn) trong hệ thống NHCT đã có nhiều tiến bộ so với trước đây song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Phần phân tích tài chính doanh nghiệp - một trong những nội dung quan trọng nhất của tờ trình thẩm định - mới chỉ dừng ở mức tính toán các chỉ tiêu kinh tế mà không có sự phân tích, đánh giá tổng hợp và chuyên sâu liên quan đến những vấn đề phát sinh, biến động mạnh trong năm tài chính. Một số cán bộ chỉ quan tâm đến việc khách hàng đang thanh toán nợ đầy đủ, đúng hạn. Trong khi đó, nhiều khách hàng có tình hình tài chính yếu kém đã lợi dụng sự chủ quan của cán bộ tín dụng đảo nợ để thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng. Chất lượng thẩm định đối với các khách hàng lớn còn chưa cao, việc phân tích không sâu do hạn chế trong việc thu thập thông tin số liệu; nhiều tờ trình thẩm định nội dung còn rất sơ sài, hồ sơ gửi không đầy đủ là những nguyên nhân chính khiến phòng khách hàng DNL tại trụ sở chính không thể giải quyết hồ sơ kịp thời cho các chi nhánh do phải yêu cầu giải trình bổ sung nhiều lần.

Bốn là, Chính sách khách hàng còn chưa thật thống nhất nên còn tình trạng có nơi này nơi khác áp dụng không đúng đối tượng hoặc để cạnh tranh lẫn nhau trong cùng hệ thống NHCT; Công tác marketing chưa được chú trọng đúng mức; chưa chủ động đến với khách hàng để tìm hiểu nhu cầu cụ thể cũng như sự cung ứng sản phẩm, dịch vụ từ các ngân hàng đối thủ cạnh tranh để trên cơ sở đó điều chỉnh và

áp dụng linh hoạt các quy định về thủ tục và chào các sản phẩm ngân hàng thích hợp; Việc áp dụng chính sách lãi suất còn thiếu sự linh hoạt trong từng thời kỳ

Năm là, các hình thức tín dụng đối với DNL chưa phong phú và đa dạng, nhiều hình thức chậm được triển khai. Các quy định về bảo đảm tín dụng còn chặt chẽ, không phù hợp với các DNNN trong quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động, làm giảm khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng.

Sáu là, hệ thống thông tin phục vụ công tác thẩm định còn thiếu hiệu quả. Thông tin của ngân hàng về khách hàng DNL thường được xem xét một cách thụ động. Chính sự thiếu thông tin về khách hàng, ngành hàng đã làm hạn chế việc đánh giá, tìm kiếm khách hàng cũng như xếp hạng doanh nghiệp.

Bảy là, các sản phẩm huy động vốn đối với DNL còn nghèo nàn, chưa phong phú nên ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng nguồn vốn.

Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp lớn

Các doanh nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi, nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không thực sự hiệu quả.

Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng thực hiện việc lôi kéo khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng quan hệ tín dụng tại nhiều ngân hàng và thực hiện đảo nợ, gây khó khăn cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát của ngân hàng.

Việc chấp hành chế độ báo cáo thống kê đã được cải thiện nhưng phần lớn vẫn chưa theo đúng quy định: không thực hiện việc kiểm toán hoặc không có báo cáo quyết toán của cơ quan thuế do đó tính minh bạch, chính xác của báo cáo tài chính các doanh nghiệp Việt Nam nói chung không cao.

Các văn bản pháp luật chưa đồng bộ gây trở ngại cho hoạt động của ngân hàng như các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký bất động sản, xử lý tài sản bảo đảm dưới hình thức xiết nợ, bán nợ, ...Việc giải quyết tố tụng và xét xử các tranh chấp kinh tế chậm gây khó khăn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Đồng thời, thời hiệu khởi kiện đối với các hợp đồng kinh tế là 6 tháng quá ít ỏi nên gây khó khăn cho Ngân hàng trong thu hồi nợ.

Số lượng các ngân hàng thành lập mới tăng lên nhanh chóng trong thời gian gần đây cộng với việc hàng loạt các NHTM cổ phần tăng vốn điều lệ, mở rộng màng lưới đã gây sức ép rất lớn cho NHCT trong việc giữ khách hàng là DNL cũ và tiếp thị khách hàng DNL mới.

Kết luận: Từ việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng DNL qua các số liệu cụ thể, tác giả đã chỉ ra được những kết quả đạt được cũng như những hạn chế tại NHCT. Qua đó, tác giả cũng đưa ra một số nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với khách hàng DNL. Đó là căn cứ quan trọng để tác giả đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng DNL tại NHCT.

Chương 3

Một phần của tài liệu 0262 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại NH công thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w